Trao đổi - Phản biện
Công khai hình ảnh tiêu hủy mật “bò tót sân bay”
(10:07:24 AM 05/08/2012) |
Hình ảnh về quả mật tách ra khi tiêu hủy của bò tót được công khai với báo chí (ảnh chụp lại tư liệu kiểm lâm). |
Sở dĩ việc tiêu hủy bò tót gây nghi ngờ về tính trung thực, là do người dân và các cơ quan báo chí không được tiếp cận hiện trường cũng như hình ảnh về hoạt động nhạy cảm này.
Ông Nguyễn Viết Hoạch, Chi cục trưởng Chi cục Kiểm lâm tỉnh, cho biết: “Có người đến đây hỏi tôi và tỏ ra nghi ngờ về tính trung thực của việc tiêu hủy bò tót. Tôi khẳng định, hội đồng tiêu hủy gồm nhiều cơ quan chứ không riêng đơn vị kiểm lâm”.
Cũng theo ông Hoạch, có người còn đặt vấn đề nên giữ lại và bảo quản mật bò tót, vì cho rằng đây là vật phẩm rất quý và đắt tiền, nhằm phục vụ công tác chữa bệnh.
“Điều đó là không thể, vì trái với nguyên tắc tiêu hủy động vật quý hiếm. Nếu giữ lại để làm thuốc, vô hình trung chúng ta khuyến khích hoạt động săn bắn, lùng tìm, tàn sát bò tót để lấy mật chữa bệnh. Hơn nữa, ai sẽ giám sát sau khi mật bò tót được bàn giao cho một đơn vị y tế nào đó, vật phẩm này không bị tráo đổi và không sử dụng đúng mục đích”, ông Hoạch nói.
Qua hồ sơ và hình ảnh tư liệu tiêu hủy, phần xác thịt, xương, da, đuôi, chân, nội tạng… con vật được xử lý phun hóa chất, rải vôi bột khử độc và chôn lấp dưới hố sâu.
Mật bò được tách riêng khi tiêu hủy, với trọng lượng khoảng 1kg, sau đó bị đập nát. Phần sọ giao về Trường ĐH Khoa học Huế xử lý tiêu bản làm mẫu vật trưng bày.
Chính quyền xã Thủy Bằng chịu trách nhiệm bảo vệ nghiêm ngặt hiện trường chôn lấp bò tót trong nhiều ngày qua. Đến nay, tại khu vực xử lý tiêu hủy bò tót không có dấu hiệu bị đào xới, đánh cắp.
Bạn cũng có thể quan tâm:
-
Đạo đức của người quản gia
-
Việt Nam có hang núi lửa dài nhất Đông Nam Á
-
Sài Gòn: Nhà hàng mở thi ăn phở khủng bị tố tung tiểu xảo
-
Rắn lục đuôi đỏ cắn gần 500 người miền Nam
-
Ngày 28/10, sẽ tổ chức giao lưu trực tuyến quản lý nhà nước về tài nguyên và môi trường đợt 2
-
Nhà thầu Trung Quốc đòi thêm tiền rồi bỏ về nước
-
Hà Nội tự làm đường nước sông Đà bằng công nghệ nào?
-
Những nội dung đổi mới quan trọng của Luật Đất đai năm 2013
-
Sẽ có loại cây thay thế đèn đường?
Bài viết mới:
- Những cây đầu tiên của tỉnh Quảng Trị được công nhận Cây Di sản Việt Nam (19/04/2025)
- Hai cây muỗm gắn với truyền thuyết Miếu thờ Bà Chúa Liễu Hạnh được công nhận là Cây Di sản Việt Nam (17/04/2025)
- Cộng đồng dân cư phía Bắc Thủ đô long trọng tổ chức đón bằng công nhận Cây Di sản Việt Nam (10/04/2025)
- Gần 150 cây cổ thụ được công nhận là Cây Di sản Việt Nam (09/04/2025)
- Cây Găng néo đầu tiên được công nhận Cây di sản Việt Nam (08/04/2025)
- VACNE tiếp tục phát huy phương châm “Môi trường với Cộng đồng” (04/04/2025)
- Sáu cây đầu tiên của tỉnh Kiên Giang được công nhận Cây Di sản Việt Nam (04/04/2025)
- Hoạt động bảo tồn Cây Di sản trở thành phong trào của cộng đồng nhờ sự hưởng ứng của người dân (20/03/2025)
- Hai cụ hoa Đại 1.000 năm tuổi báu vật xã Dân Quyền, huyện Tam Nông, Phú Thọ là Cây Di sản Việt Nam (20/03/2025)
- VACNE tiếp tục đóng góp công tác bảo vệ môi trường Thủ đô Hà Nội (20/03/2025)
.jpg)
Tâm sự của GS.TSKH Đặng Huy Huỳnh nhân 15 năm Sự kiện Bảo tồn Cây Di sản Việt Nam
(Tin Môi Trường) - Nhân 15 năm Sự kiện Bảo tồn Cây Di sản Việt Nam (18/3/2010 - 18/3/2025), GS.TSKH. Anh hùng đa dạng sinh học ASEAN Đặng Huy Huỳnh, Chủ tịch Hội đồng Cây Di sản Việt Nam viết đôi dòng tâm sự gửi tới các tổ chức, cá nhân trên mọi miền đất nước. Xin đăng tải toàn văn bài viết của Giáo sư

"Bảo vệ môi trường chính là bảo vệ mái nhà chung của toàn nhân loại"
(Tin Môi Trường) - Chiều 15/2, tại Khu di tích lịch sử quốc gia đặc biệt Am Chùa Ngọa Vân, TP Đông Triều (Quảng Ninh) đã diễn ra lễ phát động "Tết trồng cây đời đời nhớ ơn Bác Hồ" và tăng cường công tác bảo vệ môi trường, bảo vệ đa dạng sinh học năm 2025.

Có thể ”để dành” tín chỉ carbon để bán giá cao hơn?
(Tin Môi Trường) - Việt Nam đã thu được 1.250 tỉ đồng từ tín chỉ carbon. Với sự phát triển và yêu cầu hiện nay, tương lai chúng ta có đủ tín chỉ carbon để bù vào thâm hụt?

Chủ tịch thành phố Cam Ranh thua kiện người san ủi đất thuê
(Tin Môi Trường) - Người được thuê san ủi đất bị Chủ tịch thành phố Cam Ranh (tỉnh Khánh Hòa) ra quyết định xử phạt hành chính. Cho rằng lãnh đạo địa phương sai nên người này khiếu kiện và được tòa tuyên thắng.
.jpg)