Trao đổi - Phản biện
Chuyển đổi cơ cấu cây trồng ở miền núi Thừa Thiên - Huế
(08:33:52 AM 25/07/2012)Trạm Khuyến nông - lâm - ngư huyện miền núi Nam Đông đã thành công trong việc ươm thành công giống chuối "già lùn" bằng phương pháp nuôi cấy mô, với quy mô 6.000 cây/lượt ươm, bán cho đồng bào với giá từ 10.000 - 10.500 đồng/cây. Đặc điểm nổi trội của chuối nuôi cấy mô là thời gian trồng đến khi thu hoạch ngắn hơn so với các giống khác, thu hoạch cả vườn một lần... thay thế được hoàn toàn giống chuối địa phương vốn đang bị thoái hoá giống, nâng cao năng suất trên cùng một diện tích đất canh tác. Đến nay, toàn huyện Nam Đông đã phát triển được 250 ha chuối già lùn, thu nhập bình quân hơn 50 triệu đồng/ha. Ngoài trồng chuối, Nam Đông trồng được hơn 200 ha cau ở các xã Hương Lộc, Hương Hoà và Hương Phú. Huyện Nam Đông đã xây dựng được 5 cơ sở sơ chế biến cau xuất khẩu bằng cách luộc - sấy cau, đưa cau trở thành sản phẩm hàng hoá. Từ 0,5 ha cây cao su được đưa vào trồng thử trên đất Nam Đông, đến nay toàn huyện cũng đã trồng được hơn 3.000 ha cây cao su, trong đó có khoảng 850 ha diện tích cây trồng đã cho mủ, với sản lượng thu hoạch đạt khoảng 1.500 tấn, doanh thu hơn 45 tỷ đồng/năm.
Ảnh minh họa
Chủ tịch UBND huyện Nam Đông, ông Ngô Văn Chiến cho biết: Kinh tế vườn đóng vai trò quan trọng ở các địa phương miền núi, làm thay đổi phương thức canh tác từ "phát, đốt, cốt, trỉa" sang sản xuất hàng hoá, góp phần ổn định việc định canh, định cư. Hiện nay, Nam Đông có tổng diện tích vườn đạt 584 ha, bình quân mỗi hộ có hơn 1.200m2, cơ cấu cây trồng chủ yếu là chuối, cau và một số loại cây có múi khác, thu nhập bình quân từ kinh tế vườn 24 triệu đồng/ha/năm, trong đó, riêng cây chuối cho thu nhập hơn 50 triệu đồng/ha. Nhận thức của người dân ở đây bắt đầu được nâng cao, ngày càng có nhiều người cải tạo vườn tạp, chuyển sang trồng các loại cây có giá trị kinh tế cao. Giai đoạn từ nay đến 2015, Nam Đông tiếp tục chuyển dịch cơ cấu theo hướng công nghiệp - nông nghiệp - dịch vụ. Kinh tế vườn được xác định rất quan trọng trong việc phát triển kinh tế nông hộ nên huyện Nam Đông vận động người dân tiếp tục phát triển, tiến hành trồng khảo nghiệm một số loại cây hiệu quả kinh tế cao, tăng cường tìm kiếm thị trường đầu ra ổn định cho cây ăn quả. Huyện phấn đấu nâng cao giá trị mỗi ha vườn lên từ 27 - 29 triệu đồng; kinh tế vườn rừng từ 40 triệu đến 45 triệu đồng/ha; tỷ lệ hộ nghèo toàn huyện giảm xuống còn 6 - 7%./.
Bạn cũng có thể quan tâm:
-
Đạo đức của người quản gia
-
Việt Nam có hang núi lửa dài nhất Đông Nam Á
-
Sài Gòn: Nhà hàng mở thi ăn phở khủng bị tố tung tiểu xảo
-
Rắn lục đuôi đỏ cắn gần 500 người miền Nam
-
Ngày 28/10, sẽ tổ chức giao lưu trực tuyến quản lý nhà nước về tài nguyên và môi trường đợt 2
-
Nhà thầu Trung Quốc đòi thêm tiền rồi bỏ về nước
-
Hà Nội tự làm đường nước sông Đà bằng công nghệ nào?
-
Những nội dung đổi mới quan trọng của Luật Đất đai năm 2013
-
Sẽ có loại cây thay thế đèn đường?
Bài viết mới:
- Những cây đầu tiên của tỉnh Quảng Trị được công nhận Cây Di sản Việt Nam (19/04/2025)
- Hai cây muỗm gắn với truyền thuyết Miếu thờ Bà Chúa Liễu Hạnh được công nhận là Cây Di sản Việt Nam (17/04/2025)
- Cộng đồng dân cư phía Bắc Thủ đô long trọng tổ chức đón bằng công nhận Cây Di sản Việt Nam (10/04/2025)
- Gần 150 cây cổ thụ được công nhận là Cây Di sản Việt Nam (09/04/2025)
- Cây Găng néo đầu tiên được công nhận Cây di sản Việt Nam (08/04/2025)
- VACNE tiếp tục phát huy phương châm “Môi trường với Cộng đồng” (04/04/2025)
- Sáu cây đầu tiên của tỉnh Kiên Giang được công nhận Cây Di sản Việt Nam (04/04/2025)
- Hoạt động bảo tồn Cây Di sản trở thành phong trào của cộng đồng nhờ sự hưởng ứng của người dân (20/03/2025)
- Hai cụ hoa Đại 1.000 năm tuổi báu vật xã Dân Quyền, huyện Tam Nông, Phú Thọ là Cây Di sản Việt Nam (20/03/2025)
- VACNE tiếp tục đóng góp công tác bảo vệ môi trường Thủ đô Hà Nội (20/03/2025)
.jpg)
Tâm sự của GS.TSKH Đặng Huy Huỳnh nhân 15 năm Sự kiện Bảo tồn Cây Di sản Việt Nam
(Tin Môi Trường) - Nhân 15 năm Sự kiện Bảo tồn Cây Di sản Việt Nam (18/3/2010 - 18/3/2025), GS.TSKH. Anh hùng đa dạng sinh học ASEAN Đặng Huy Huỳnh, Chủ tịch Hội đồng Cây Di sản Việt Nam viết đôi dòng tâm sự gửi tới các tổ chức, cá nhân trên mọi miền đất nước. Xin đăng tải toàn văn bài viết của Giáo sư

"Bảo vệ môi trường chính là bảo vệ mái nhà chung của toàn nhân loại"
(Tin Môi Trường) - Chiều 15/2, tại Khu di tích lịch sử quốc gia đặc biệt Am Chùa Ngọa Vân, TP Đông Triều (Quảng Ninh) đã diễn ra lễ phát động "Tết trồng cây đời đời nhớ ơn Bác Hồ" và tăng cường công tác bảo vệ môi trường, bảo vệ đa dạng sinh học năm 2025.

Có thể ”để dành” tín chỉ carbon để bán giá cao hơn?
(Tin Môi Trường) - Việt Nam đã thu được 1.250 tỉ đồng từ tín chỉ carbon. Với sự phát triển và yêu cầu hiện nay, tương lai chúng ta có đủ tín chỉ carbon để bù vào thâm hụt?

Chủ tịch thành phố Cam Ranh thua kiện người san ủi đất thuê
(Tin Môi Trường) - Người được thuê san ủi đất bị Chủ tịch thành phố Cam Ranh (tỉnh Khánh Hòa) ra quyết định xử phạt hành chính. Cho rằng lãnh đạo địa phương sai nên người này khiếu kiện và được tòa tuyên thắng.
.jpg)