Tin tức » Tin trong nước
Ninh Thuận: Gồng mình chống hạn
(16:25:57 PM 02/03/2015)Thiếu trầm trọng nguồn nước sản xuất, chăn nuôi, sinh hoạt… từ gần một năm qua là thực trạng ở nhiều địa phương của tỉnh Ninh Thuận
Còn nước… còn vét
Trưa cuối tháng 2-1015, giữa dòng suối chảy qua thôn Tham Dú, xã Phước Trung, huyện Bác Ái, tỉnh Ninh Thuận, gần 20 người dùng cuốc, xẻng quần thảo với đất đá. Sau mỗi gàu đất đá được xúc lên, mọi người lại cố tìm nguồn nước giữa lòng suối. Lão nông người Raglai Chamaléa Hâu nói bằng giọng Kinh lơ lớ: “Hơn 30 năm sống ở vùng đất này, lần đầu tiên tui mới thấy sự khốc liệt của nắng hạn”.
Người dân xã Phước Trung, huyện Bác Ái, tỉnh Ninh Thuận quần quật đào ao tìm nước cứu hoa màu
Từ trước Tết Nguyên đán, người dân 2 làng Đồng Dày, Tham Dú phải thuê máy đào ao để tìm nước chống hạn. Trên dòng suối nhỏ chỉ vài km, có không dưới 20 ao lớn, nhỏ đã được người dân ở đây đào. Trên một bờ ao vừa đào rộng khoảng 200 m2, mừng đến ứa nước mắt khi thấy nước, anh Sằn A Thạnh, dân tộc Nùng, cho biết: “Thuê máy đào mỗi giờ 600.000 đồng nên mỗi ao tốn ít nhất 9-10 triệu đồng. Tốn kém dữ lắm nhưng có nước là tui yên tâm rồi”.
Trên dòng suối đầy đá sỏi này, ông Trương Quý Dương, Chủ tịch UBND xã Phước Trung, tất bật đốc thúc tốp thợ đào giếng cứu khát cho dân trong tiếng đá vỡ lẫn tiếng máy inh ỏi. “Dê, bò đói khát đã đành, chỉ lo cho gần 1.000 người của địa phương từ mấy tháng nay phải chạy đôn chạy đáo mua nước sinh hoạt. Những gia đình nghèo không có tiền mua nước phải sử dụng nước ao tù rất mất vệ sinh. May mà tỉnh đã trợ giúp mỗi ngày 4 xe bồn khoảng 100 m3 nước sạch cho dân, nếu không thì bà con chẳng biết phải sống ra sao...” - ông Hùng bày tỏ.
Từ miền núi các huyện Bác Ái, Ninh Sơn, ngược về huyện biển Ninh Hải, Thuận Nam, cả huyện thuần nông Ninh Phước, đâu đâu chúng tôi cũng nghe người ta bàn chuyện “gom” nước chống hạn.
Đồng khô, cỏ cháy
Theo thống kê của Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn tỉnh Ninh Thuận, do nắng hạn gay gắt nên tổng lượng nước ở 20 hồ thủy lợi trong toàn tỉnh hiện còn chưa đến 40 triệu m3, tương đương 20% tổng dung tích thiết kế. Hầu hết các tuyến kênh mương nội đồng đã trơ đáy từ nửa năm qua.
Không có nước tưới, hàng ngàn hecta hoa màu của bà con Raglai ở 2 huyện miền núi Bác Ái, Ninh Sơn bị thất thu, nguy cơ mất trắng. “Nước để sản xuất cạn kiệt, vài nơi còn chút ít thì dành cho gia súc. Vì thế, chúng tôi khuyến cáo người dân không xuống giống vụ đông - xuân 2015” - lãnh đạo Công ty TNHH MTV Khai thác thủy lợi Ninh Thuận cho biết.
Tại huyện Thuận Nam, gần 2.800/3.000 ha đất trồng lúa đang bỏ hoang. Theo tính toán của phòng kinh tế huyện, với tình hình hạn hán khốc liệt như hiện nay, vụ đông - xuân này chỉ có thể xuống giống khoảng 230 ha. Nguồn nước ít ỏi còn lại ưu tiên phục vụ sinh hoạt và cứu khát cho gia súc.
Hơn 2 tháng qua, nông dân xã Phước Ninh tập trung tìm nguồn nước để trồng các loại cây ngắn ngày nhưng phải bỏ cuộc vì các giếng đào có chi phí hàng chục triệu đồng đều bị nhiễm mặn.
Chủ tịch UBND xã Phước Ninh Nguyễn Đức Trọng cho biết 550 ha đất trồng lúa của địa phương đã ngừng sản xuất, 15%-20% phải chuyển sang trồng các loại hoa màu như hành, ớt, đậu.
Sẽ khốc liệt hơn
Theo dự báo của Trung tâm Khí tượng Thủy văn Ninh Thuận, nắng hạn trên diện rộng có thể tiếp tục trong vài tháng tới. Tình trạng thiếu nước sản xuất, chăn nuôi, sinh hoạt sẽ còn gay gắt hơn, khả năng kéo dài đến vụ hè - thu 2015. Trước tình thế này, tỉnh Ninh Thuận đang có kế hoạch hỗ trợ kinh phí để các địa phương vùng tâm hạn tìm nguồn nước cho dân.
Bạn cũng có thể quan tâm:
-
Thống nhất tên gọi Bộ Nông nghiệp và Môi trường sau hợp nhất hai bộ
-
Phó Thủ tướng chủ trì họp bàn phương án hợp nhất Bộ NN&PTNT và Bộ TN&MT
-
Bộ Công Thương gửi công điện khẩn, yêu cầu báo tin cho dân trước khi xả lũ
-
Một doanh nghiệp năng lượng Việt được rót 10 triệu USD làm điện sạch
-
Trả lại hồ sơ xin điều chỉnh giấy phép môi trường của nhà máy chế biến sữa
-
Ông Đinh Minh Hiệp, Giám đốc Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn TP HCM bị bắt
-
Lâm Đồng: Đưa vụ Đồi Cù vào diện theo dõi của Ban Chỉ đạo Phòng chống tham nhũng, tiêu cực
-
Tòa án hủy quyết định cấm thay đổi hiện trạng công trình ở sân golf Đồi Cù
-
Bắt ông Nguyễn Linh Ngọc, nguyên thứ trưởng Bộ Tài nguyên và Môi trường và 4 lãnh đạo khác
Bài viết mới:
- Những cây đầu tiên của tỉnh Quảng Trị được công nhận Cây Di sản Việt Nam (19/04/2025)
- Hai cây muỗm gắn với truyền thuyết Miếu thờ Bà Chúa Liễu Hạnh được công nhận là Cây Di sản Việt Nam (17/04/2025)
- Cộng đồng dân cư phía Bắc Thủ đô long trọng tổ chức đón bằng công nhận Cây Di sản Việt Nam (10/04/2025)
- Gần 150 cây cổ thụ được công nhận là Cây Di sản Việt Nam (09/04/2025)
- Cây Găng néo đầu tiên được công nhận Cây di sản Việt Nam (08/04/2025)
- VACNE tiếp tục phát huy phương châm “Môi trường với Cộng đồng” (04/04/2025)
- Sáu cây đầu tiên của tỉnh Kiên Giang được công nhận Cây Di sản Việt Nam (04/04/2025)
- Hoạt động bảo tồn Cây Di sản trở thành phong trào của cộng đồng nhờ sự hưởng ứng của người dân (20/03/2025)
- Hai cụ hoa Đại 1.000 năm tuổi báu vật xã Dân Quyền, huyện Tam Nông, Phú Thọ là Cây Di sản Việt Nam (20/03/2025)
- VACNE tiếp tục đóng góp công tác bảo vệ môi trường Thủ đô Hà Nội (20/03/2025)

Hai cây muỗm gắn với truyền thuyết Miếu thờ Bà Chúa Liễu Hạnh được công nhận là Cây Di sản Việt Nam
(Tin Môi Trường) - Ngày 12/4/2025, chính quyền và nhân dân thôn Phượng Mỹ, xã Mỹ Hưng huyện Thanh Oai, thành phố Hà Nội đã long trọng tổ chức Lễ đón bằng công nhận Cây Di sản Việt Nam cho 2 Cây Muỗm thuộc khuôn viên Miếu thờ Vọng Bà Chúa Liễu Hạnh tại thôn Phượng Mỹ, xã Mỹ Hưng, huyện Thanh Oai, Hà Nội.

Campuchia tuyên bố không tham vấn thêm về kênh Funan Techo
(Tin Môi Trường) - Phó thủ tướng Campuchia tuyên bố nước này không có nghĩa vụ cung cấp thêm thông tin và sẽ không tham vấn với các quốc gia trong khu vực về dự án kênh đào Funan Techo.
.jpg)