Tin tức » Tin trong nước
Thứ sáu, 04/04/2025, 07:52:26 AM (GMT+7)
Bộ Tài nguyên Môi trường muốn ”người gây ô nhiễm phải trả tiền”
(19:00:27 PM 21/04/2020)(Tin Môi Trường) - Việc quản lý chất thải từ khi phát sinh, thu gom, đến tái chế, tiêu hủy được đề xuất thực hiện theo nguyên tắc “người gây ô nhiễm phải trả tiền”.
>> Hoạt động bảo tồn Cây Di sản trở thành phong trào của cộng đồng nhờ sự hưởng ứng của người dân >> Tết ấm yêu thương với bà con người mù nghèo >> 4 yếu tố giúp xác định người tham khảo thích hợp >> Bãi rác lộ thiên của Tâm Sinh Nghĩa cháy âm ỉ, người dân khốn khổ vì mùi hôi >> Đồng Xoài treo thưởng cho người tìm ra thủ phạm phát tán mùi hôi trong không khí
Trình bày dự án Luật bảo vệ môi trường (sửa đổi) tại phiên họp Thường vụ Quốc hội chiều 21/4, Bộ trưởng Tài nguyên Môi trường Trần Hồng Hà cho biết, ban soạn thảo đã dành một chương để cụ thể hóa nguyên tắc trên.
Thường trực Uỷ ban Khoa học Công nghệ Môi trường của Quốc hội đồng tình với đề xuất này, theo hướng "tăng cường áp dụng các công cụ kinh tế để nâng cao hiệu quả quản lý chất thải".
Bộ trưởng Tài nguyên Môi trường Trần Hồng Hà. Ảnh: Ngọc Thắng
Theo Phó chủ tịch Quốc hội Uông Chu Lưu, nhiều nghiên cứu cho thấy "bỏ ra một đồng để phát triển kinh tế, nhưng nếu không bảo vệ môi trường tốt có khi phải bỏ ra 10 đồng để xử lý". Do vậy chính sách trong lĩnh vực này cần được bổ sung, hoàn thiện; trong đó cần tăng chế tài đối với những cá nhân, tập thể có vi phạm để xây dựng quỹ bảo vệ môi trường tốt hơn.
Ông Phan Thanh Bình - Chủ nhiệm Uỷ ban Văn hoá, Giáo dục, Thanh niên, Thiếu niên, Nhi đồng của Quốc hội, cho rằng dự án Luật này không nên chỉ dừng lại ở quản lý nhà nước mà "cần nâng cao nhận thức của xã hội về bảo vệ môi trường, đảm bảo phát triển bền vững".
"Làm sai thì phải bồi thường, nhưng chúng ta không thể cứ đợi người ta quăng rác thải ra đường rồi xử phạt, mà phải có biện pháp thay đổi nhận thức của toàn xã hội", ông Bình nói.
Ông đề nghị Ban soạn thảo dự án Luật nên đặt ra vấn đề giáo dục, tuyên truyền cho người dân cách bảo vệ môi trường, phân loại rác từ gia đình, tiết kiệm năng lượng, hạn chế mua, sử dụng những thiết bị thải khí độc ra môi trường...
Trước đó hồi tháng 2, ông Nguyễn Thượng Hiền - Phó tổng cục trưởng Tổng cục Môi trường (Bộ Tài nguyên và Môi trường) cho biết cơ quan này đề xuất thu phí xử lý chất thải rắn theo nguyên tắc "người gây ô nhiễm phải trả tiền"; đưa nội dung này vào dự thảo sửa đổi, bổ sung Luật bảo vệ môi trường.
Theo đó, đối với chất thải sinh hoạt hộ gia đình ở khu vực đô thị, khu dân cư tập trung, cơ quan môi trường đề xuất quy định theo hướng thu tiền thu gom, vận chuyển và xử lý chất thải rắn qua hình thức bán các túi thân thiện với môi trường.
"Thực chất đây là hình thức thu gom theo khối lượng, người xả nhiều rác sẽ phải trả nhiều tiền hơn thay vì tính phí theo đầu người hay hộ gia đình như lâu nay", ông Hiền nói và cho biết đề xuất này dựa trên kinh nghiệm của Hàn Quốc và Nhật Bản.
Luật Bảo vệ môi trường được Quốc hội thông qua năm 2014, có hiệu lực đầu năm 2015. Dự kiến, dự án Luật sửa đổi sẽ được trình xin ý kiến Quốc hội tại kỳ họp khai mạc cuối tháng 5.
(Hoàng Thùy/VnExpress)
Bạn cũng có thể quan tâm:
-
Thống nhất tên gọi Bộ Nông nghiệp và Môi trường sau hợp nhất hai bộ
-
Phó Thủ tướng chủ trì họp bàn phương án hợp nhất Bộ NN&PTNT và Bộ TN&MT
-
Bộ Công Thương gửi công điện khẩn, yêu cầu báo tin cho dân trước khi xả lũ
-
Một doanh nghiệp năng lượng Việt được rót 10 triệu USD làm điện sạch
-
Trả lại hồ sơ xin điều chỉnh giấy phép môi trường của nhà máy chế biến sữa
-
Ông Đinh Minh Hiệp, Giám đốc Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn TP HCM bị bắt
-
Lâm Đồng: Đưa vụ Đồi Cù vào diện theo dõi của Ban Chỉ đạo Phòng chống tham nhũng, tiêu cực
-
Tòa án hủy quyết định cấm thay đổi hiện trạng công trình ở sân golf Đồi Cù
-
Bắt ông Nguyễn Linh Ngọc, nguyên thứ trưởng Bộ Tài nguyên và Môi trường và 4 lãnh đạo khác
Bài viết mới:
- Hoạt động bảo tồn Cây Di sản trở thành phong trào của cộng đồng nhờ sự hưởng ứng của người dân (20/03/2025)
- Hai cụ hoa Đại 1.000 năm tuổi báu vật xã Dân Quyền, huyện Tam Nông, Phú Thọ là Cây Di sản Việt Nam (20/03/2025)
- VACNE tiếp tục đóng góp công tác bảo vệ môi trường Thủ đô Hà Nội (20/03/2025)
- Thêm 4 cây cổ thụ của Hà Nội được vinh danh Cây Di sản Việt Nam (20/03/2025)
- VACNE cùng cộng đồng sôi nổi chuẩn bị kỷ niệm 15 Năm sự kiện Bảo tồn Cây Di sản Việt Nam (12/03/2025)
- Tâm sự của GS.TSKH Đặng Huy Huỳnh nhân 15 năm Sự kiện Bảo tồn Cây Di sản Việt Nam (12/03/2025)
- Những cây cổ thụ đầu tiên của huyện Sơn Dương, tỉnh Tuyên Quang được vinh danh cây Di sản Việt Nam (25/02/2025)
- Cây cổ thụ kỳ lạ vùng chân núi Tam Đảo được công nhận Cây Di sản Việt Nam (25/02/2025)
- Cây Rỏi mật đầu tiên ở nước ta được công nhận Cây Di sản Việt Nam (25/02/2025)
- Vận động ngư dân đưa rác về bờ và câu chuyện thay đổi hành vi ở tỉnh Phú Yên (20/02/2025)

Cuốn sách “Hiệu quả tài nguyên và sản xuất sạch hơn với phát triển công nghiệp bền vững” đã ra mắt bạn đọc
(Tin Môi Trường) - Văn phòng Hội BVTN&MT Việt Nam vừa nhận được cuốn sách “Hiệu quả tài nguyên và sản xuất sạch hơn với phát triển công nghiệp bền vững” do PGS. TS Trần Văn Nhân, Ủy viên BCH Hội làm chủ biên, gửi tặng nhân dịp đầu Xuân mới 2025.

Campuchia tuyên bố không tham vấn thêm về kênh Funan Techo
(Tin Môi Trường) - Phó thủ tướng Campuchia tuyên bố nước này không có nghĩa vụ cung cấp thêm thông tin và sẽ không tham vấn với các quốc gia trong khu vực về dự án kênh đào Funan Techo.
.jpg)