Tin tức » Tin thế giới
Thứ hai, 21/04/2025, 07:52:23 AM (GMT+7)
Bolivia chính thức kiện Chile trả lại đường ra biển
(13:15:30 PM 25/04/2013)(Tin Môi Trường) - Chính phủ Bolivia ngày 24/4 đã nộp đơn kiện Chile ra Tòa án công lý quốc tế (ICJ) để đòi lại đường ra biển Thái Bình Dương bị mất trong một cuộc chiến giữa hai nước từ thế kỷ XIX.
>> Vingroup đề xuất làm đường sắt đi Cần Giờ 4 tỉ USD: TP.HCM rà soát quy hoạch để làm dự án sớm hơn >> Cuốn sách “Hiệu quả tài nguyên và sản xuất sạch hơn với phát triển công nghiệp bền vững” đã ra mắt bạn đọc >> Vận động ngư dân đưa rác về bờ và câu chuyện thay đổi hành vi ở tỉnh Phú Yên >> VACNE phối hợp tổ chức tập huấn cho các thầy cô vùng duyên hải Bắc bộ về giáo dục môi trường, giảm rác thải nhựa đại dương >> Bãi rác lộ thiên của Tâm Sinh Nghĩa cháy âm ỉ, người dân khốn khổ vì mùi hôi
Tổng thống Bolivia và Chile tại hội nghị thượng đỉnh mới đây của Cộng đồng các nước Mỹ Latinh và Caribe. (Nguồn: AFP)
Tuyên bố với báo giới sau khi nộp văn bản trên, Ngoại trưởng Bolivia David Choquehuanca cho biết nước ông đề nghị ICJ ra phán quyết buộc Chile phải đàm phán một cách thiện chí để đạt được một “thỏa thuận nhanh chóng và có hiệu quả” về việc cho Bolivia một lối ra Thái Bình Dương “hoàn toàn có chủ quyền.”
Người đứng đầu ngành ngoại giao Bolivia cũng nhấn mạnh việc kiện này không phải là một hành động thiếu thân thiện đối với Chile mà chỉ nhằm mục tiêu khôi phục quyền có đường ra biển của Bolivia.
Hiện ICJ cũng đang giải quyết vụ kiện Chile do Peru đưa ra năm 2008 liên quan tới ranh giới trên biển.
Tranh chấp giữa Chile với Peru và Bolivia đều xuất phát từ cuộc chiến mang tên Chiến tranh Thái Bình Dương (1879-1883), trong đó Peru và Bolivia là đồng minh và đều bị thất bại: Bolivia mất toàn bộ 400km bờ biển và khoảng 120.000km2 đất, còn Peru mất đất.
Theo Tổng thống Bolivia Evo Morales, việc không có đường ra biển khiến chi phí ngoại thương gia tăng, với mức tương đương 1,5% GDP. Trong vùng đất bị Chile lấy mất có mỏ đồng Chuquicamata, mỗi năm đem lại cho nước này 7 tỷ USD.
Trước đó, Tổng thống Chile Sebastián Piñera tuyên bố ông sẽ bảo vệ từng mét vuông lãnh thổ và lãnh hải và Chile sẽ không nhường chủ quyền cho bất kỳ nước nào. Theo ông, đòi hỏi của Bolivia thiếu sức thuyết phục đồng thời kêu gọi La Paz thiết lập đối thoại song phương.
Tuy nhiên, theo Tổng thống Morales, chính thái độ “trì hoãn, cản trở và ngạo mạn” của Santiago trước yêu cầu đối thoại do La Paz đưa ra để giải quyết tranh chấp đã buộc Bolivia đưa vấn đề này ra tòa án quốc tế.
Bolivia đã tập hợp các các chứng cứ pháp lý, lịch sử và kinh tế cho vụ kiện này từ cách đây hai năm. Tổng thống Morales đưa ra mục tiêu khôi phục đường ra biển vào năm 2025.
Chính do tranh chấp này mà Bolivia và Chile là hai nước Mỹ Latinh duy nhất không có quan hệ ngoại giao.
Quang Sơn/Buenos Aires (Vietnam+)
Bạn cũng có thể quan tâm:
-
Campuchia tuyên bố không tham vấn thêm về kênh Funan Techo
-
Nhật Bản chọn Việt Nam là nước đầu tiên hỗ trợ phát thải bằng 0 trong AZEC
-
Động đất tại Trung Quốc: Số nạn nhân tăng lên hơn 100 người
-
Indonesia đề xuất nhiều biện pháp tại Hội nghị thượng đỉnh Cộng đồng châu Á phát thải ròng bằng 0 (AZEC)
-
Voi chết hàng loạt ở Botswana do thiếu thức ăn
-
Địa điểm lý tưởng nhất thế giới để chiêm ngưỡng nhật thực năm 2024
-
Rực rỡ bức tranh "mèo ôm cá" trên cánh đồng lúa ở Thái Lan
-
Tuyết dày gần 40 cm bao phủ 90% lãnh thổ Mông Cổ
-
“Loạn giá” khí thải carbon của các doanh nghiệp
Bài viết mới:
- Những cây đầu tiên của tỉnh Quảng Trị được công nhận Cây Di sản Việt Nam (19/04/2025)
- Hai cây muỗm gắn với truyền thuyết Miếu thờ Bà Chúa Liễu Hạnh được công nhận là Cây Di sản Việt Nam (17/04/2025)
- Cộng đồng dân cư phía Bắc Thủ đô long trọng tổ chức đón bằng công nhận Cây Di sản Việt Nam (10/04/2025)
- Gần 150 cây cổ thụ được công nhận là Cây Di sản Việt Nam (09/04/2025)
- Cây Găng néo đầu tiên được công nhận Cây di sản Việt Nam (08/04/2025)
- VACNE tiếp tục phát huy phương châm “Môi trường với Cộng đồng” (04/04/2025)
- Sáu cây đầu tiên của tỉnh Kiên Giang được công nhận Cây Di sản Việt Nam (04/04/2025)
- Hoạt động bảo tồn Cây Di sản trở thành phong trào của cộng đồng nhờ sự hưởng ứng của người dân (20/03/2025)
- Hai cụ hoa Đại 1.000 năm tuổi báu vật xã Dân Quyền, huyện Tam Nông, Phú Thọ là Cây Di sản Việt Nam (20/03/2025)
- VACNE tiếp tục đóng góp công tác bảo vệ môi trường Thủ đô Hà Nội (20/03/2025)

Hai cây muỗm gắn với truyền thuyết Miếu thờ Bà Chúa Liễu Hạnh được công nhận là Cây Di sản Việt Nam
(Tin Môi Trường) - Ngày 12/4/2025, chính quyền và nhân dân thôn Phượng Mỹ, xã Mỹ Hưng huyện Thanh Oai, thành phố Hà Nội đã long trọng tổ chức Lễ đón bằng công nhận Cây Di sản Việt Nam cho 2 Cây Muỗm thuộc khuôn viên Miếu thờ Vọng Bà Chúa Liễu Hạnh tại thôn Phượng Mỹ, xã Mỹ Hưng, huyện Thanh Oai, Hà Nội.

Thống nhất tên gọi Bộ Nông nghiệp và Môi trường sau hợp nhất hai bộ
(Tin Môi Trường) - Bộ Nông nghiệp và Môi trường là tên gọi thống nhất sau hợp nhất Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn và Bộ Tài nguyên và Môi trường.
.jpg)