Tin tức » Tin thế giới
Trung Quốc ngang nhiên phát hành "bản đồ mới về Biển Đông"
(10:01:26 AM 12/01/2013)
Bản đồ trái phép của Trung Quốc về Biển Đông.
Tân Hoa xã dẫn nguồn Cơ quan Đo đạc, Bản đồ và Thông tin địa chất quốc gia Trung Quốc (NASMG) hôm qua thông báo lần đầu tiên nước này đã đánh dấu thể hiện rõ các đảo ở Biển Đông trên các bản đồ chính thức của nước này với tỷ lệ xích tương đương với Trung Quốc Đại lục.
Các bản đồ mới với định dạng theo chiều dọc, do Nhà xuất bản Sinomaps ấn hành, đã đề cập đến hơn 130 đảo và quần đảo ở Biển Đông. Phần lớn trong số này trước đây chưa được Trung Quốc mô tả trong các tấm bản đồ được định dạng theo chiều ngang.
Giám đốc Nhà xuất bản Sinomaps, Xu Gencai, cho biết mục đích ấn hành loại bản đồ mới nhằm tăng cường nhận thức của người dân Trung Quốc về lãnh thổ quốc gia, bảo vệ quyền lợi biển của Trung Quốc và thể hiện lập trường ngoại giao chính trị của nước này.
Theo Xu Gencai, bản đồ mới mô tả rõ ràng các đảo lớn trên Biển Đông, biểu thị mối quan hệ địa lý của các đảo này với các đảo, quần đảo phụ cận và những quốc gia xung quanh.
Ngoài ra, ở hai góc dưới cùng bên trái và phải của bản đồ lần lượt cho in hình các quần đảo tranh chấp ở Biển Đông và Hoa Đông.
“Các quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa (của Việt Nam - PV) được mô tả ở góc dưới cùng bên phải với tỷ lệ bằng một nửa so với tỷ lệ xích của bản đồ mô tả Đại lục”, Zhou Beiyan, người biên tập nội dung các bản đồ này nói.
Trong khi đó, ở góc đối diện phía bên trái, bản đồ cũng mô tả hình ảnh thu nhỏ của quần đảo Điếu Ngư/Senkaku, thể hiện vị trí tương quan của quần đảo này với các đảo khác của Trung Quốc đại lục và Đài Loan (Trung Quốc). Đảo Điếu Ngư hiện nằm dưới sự quản lý của Nhật Bản nhưng Trung Quốc cũng tuyên bố có chủ quyền.
Theo kế hoạch, NASMG sẽ công bố các tấm bản đồ mới này vào cuối tháng.
Động thái trên diễn ra trong bối cảnh vùng biển Nhật Bản đang nóng lên từng ngày với việc cả Trung Quốc và Nhật Bản cùng phái các chiến đấu cơ tới đây.
Lực lượng Phòng vệ Nhật Bản (SDF) hôm qua cho biết đã phải điều 2 máy bay chiến đấu áp sát và truy đuổi một máy bay hậu cần của quân đội Trung Quốc bay vào khu vực phòng không của Nhật Bản trên biển Hoa Đông. Đài truyền hình Fuji của Nhật Bản dẫn lời các quan chức Nhật cho hay các máy bay chiến đấu Trung Quốc đã rời khỏi khu vực khi các chiến đấu cơ F-15 từ một căn cứ không quân trên đảo Okinawa của Nhật Bản tới nơi.
Còn theo lý giải của Bộ Quốc phòng Trung Quốc, máy bay quân nhu của quân đội Trung Quốc đang tiến hành “chuyến bay thông thường” trên vùng biển phía Đông Ôn Châu, tỉnh Chiết Giang, thì bị hai máy bay chiến đấu F-15 của Nhật Bản áp sát và truy đuổi, buộc quân đội Trung Quốc cũng phải lập tức điều 2 hai máy bay chiến đấu J-10 xuất kích giám sát tình hình.
Theo bộ trên, quân đội Trung Quốc đang “cảnh giác cao độ” trước vụ việc, cũng như việc SDF gần đây “đã mở rộng phạm vi hoạt động và tăng cường trinh sát nhằm vào Trung Quốc”. Bộ Quốc phòng Trung Quốc nhấn mạnh Bắc Kinh sẽ “kiên quyết bảo vệ an ninh vùng trời quốc gia”, đồng thời yêu cầu Tokyo “tôn trọng luật pháp quốc tế và không đe doạ an ninh khu vực”.
Bạn cũng có thể quan tâm:
-
Campuchia tuyên bố không tham vấn thêm về kênh Funan Techo
-
Nhật Bản chọn Việt Nam là nước đầu tiên hỗ trợ phát thải bằng 0 trong AZEC
-
Động đất tại Trung Quốc: Số nạn nhân tăng lên hơn 100 người
-
Indonesia đề xuất nhiều biện pháp tại Hội nghị thượng đỉnh Cộng đồng châu Á phát thải ròng bằng 0 (AZEC)
-
Voi chết hàng loạt ở Botswana do thiếu thức ăn
-
Địa điểm lý tưởng nhất thế giới để chiêm ngưỡng nhật thực năm 2024
-
Rực rỡ bức tranh "mèo ôm cá" trên cánh đồng lúa ở Thái Lan
-
Tuyết dày gần 40 cm bao phủ 90% lãnh thổ Mông Cổ
-
“Loạn giá” khí thải carbon của các doanh nghiệp
Bài viết mới:
- Những cây đầu tiên của tỉnh Quảng Trị được công nhận Cây Di sản Việt Nam (19/04/2025)
- Hai cây muỗm gắn với truyền thuyết Miếu thờ Bà Chúa Liễu Hạnh được công nhận là Cây Di sản Việt Nam (17/04/2025)
- Cộng đồng dân cư phía Bắc Thủ đô long trọng tổ chức đón bằng công nhận Cây Di sản Việt Nam (10/04/2025)
- Gần 150 cây cổ thụ được công nhận là Cây Di sản Việt Nam (09/04/2025)
- Cây Găng néo đầu tiên được công nhận Cây di sản Việt Nam (08/04/2025)
- VACNE tiếp tục phát huy phương châm “Môi trường với Cộng đồng” (04/04/2025)
- Sáu cây đầu tiên của tỉnh Kiên Giang được công nhận Cây Di sản Việt Nam (04/04/2025)
- Hoạt động bảo tồn Cây Di sản trở thành phong trào của cộng đồng nhờ sự hưởng ứng của người dân (20/03/2025)
- Hai cụ hoa Đại 1.000 năm tuổi báu vật xã Dân Quyền, huyện Tam Nông, Phú Thọ là Cây Di sản Việt Nam (20/03/2025)
- VACNE tiếp tục đóng góp công tác bảo vệ môi trường Thủ đô Hà Nội (20/03/2025)

Hai cây muỗm gắn với truyền thuyết Miếu thờ Bà Chúa Liễu Hạnh được công nhận là Cây Di sản Việt Nam
(Tin Môi Trường) - Ngày 12/4/2025, chính quyền và nhân dân thôn Phượng Mỹ, xã Mỹ Hưng huyện Thanh Oai, thành phố Hà Nội đã long trọng tổ chức Lễ đón bằng công nhận Cây Di sản Việt Nam cho 2 Cây Muỗm thuộc khuôn viên Miếu thờ Vọng Bà Chúa Liễu Hạnh tại thôn Phượng Mỹ, xã Mỹ Hưng, huyện Thanh Oai, Hà Nội.

Thống nhất tên gọi Bộ Nông nghiệp và Môi trường sau hợp nhất hai bộ
(Tin Môi Trường) - Bộ Nông nghiệp và Môi trường là tên gọi thống nhất sau hợp nhất Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn và Bộ Tài nguyên và Môi trường.
.jpg)