Doanh nghiệp » Doanh nghiệp đen
Công ty của ông Lê Phước Vũ vẫn ngang nhiên cắt nguồn nước, rào đất của dân
(12:41:58 PM 26/06/2015)t
'
Bậc tam cấp khiến nông dân không thể chạy xe mang phân bón lên rẫy trên đèo và chở hoa quả xuống, mang đi bán.
Sau gần 1 tháng phản ảnh việc Công ty TNHH Đầu tư và Du lịch Hoa Sen (gọi tắt là Công ty Hoa Sen) chặn nguồn nước tưới rẫy, chặn đường lên rẫy của bà con nông dân ở thôn 3, xã Đạ M’ri, huyện Đạ Huoai, tỉnh Lâm Đồng qua bài viết Dân Đạ M’ri năn nỉ đại gia Lê Phước Vũ “là Phật tử thì đừng ép dân”, để nắm cụ thể hơn về những diễn biến thời gian qua, chúng tôi đã trở lại xã Đạ M’ri vào ngày 23.6.
Theo ghi nhận của chúng tôi: Về con đường lên rẫy, Công ty Hoa Sen đã để bà con “dễ thở” hơn, nhưng vẫn còn tiếp tục chặn con suối B2, bà con nông dân vẫn chưa có nước tưới rẫy cũng như sinh hoạt.
Những ngày này, đang mùa mưa. Đứng trên đỉnh đèo Long An nhìn xuống, Đạ M’ri xanh ngút ngàn một màu trù phú. Thế nhưng, những cơn mưa rào vẫn không làm dịu được sự “nóng lòng” về nguồn nước tưới của bà con nông dân ở đây. Hiện nay, vấn đề lo lắng nhất của bà con nông dân là nguồn nước tưới.
Nông dân Bùi Ngọc Sơn lo lắng: “Trời thương tụi tui, mấy ngày nay mưa miết. Tui chỉ sợ qua tết, mùa nắng nóng, không có nước tưới, đám tiêu đang trồng chết hết. Bà con ở đây ai cũng nóng lòng, không dám trồng mới loại cây nào nữa”.
Dẫn chúng tôi ra xem đống dây dẫn nước đang chất đống trên rẫy, cách con suối B2 không xa, nông dân Phạm Văn Phê buồn rầu: “Dây nằm trơ nắng, mưa vài bữa nữa chắc hư hết. Nước ở con suối đằng kia vẫn chảy róc rách, vậy mà tụi tui đang khát nước từng ngày. Tui chỉ mong ông Vũ cho bắt ống dây xuống con suối B2 lấy nước tưới cho rẫy phía trên đèo, mở đập chặn suối để nước vào con mương dẫn, chảy về các khu rẫy ở phía dưới thấp. Nhưng không biết đến bao giờ ổng mới làm việc đó".
"Mây vẫn đen trên ngọn đỉnh núi Lu Mu, như nông dân tụi tui rầu rĩ, khát nước vì bị ông Vũ chặn suối" - nông dân Phan Thị Bích Phúc chán nản.
Mây đen vần vũ trên ngọn núi Lu Mu thuộc xã Đạ M'ri. Ảnh: Dương Cầm
Theo chân nhiều nông dân, chúng tôi đến khu vực nhà 3 gian mới xây xong trong khu du lịch sinh thái tâm linh của đại gia Lê Phước Vũ. Nơi đây từng có một con đường mòn dẫn lên khu rừng và rẫy của một số hộ dân nằm trên đèo. Bây giờ, con đường mòn đó đang được Công ty Hoa Sen cho trải đá, đặc biệt ngay cửa ngõ lên đèo vừa được công ty này xây thêm bậc tam cấp.
Chỉ tay vào bậc tam cấp, nông dân Phan Thị Bích Phúc than thở: “Con đường này, tụi tui dùng để chạy xe máy lên rẫy, chở phân bón lên, chở hoa trái xuống. Ông Vũ cho xây bậc tam cấp thế này, làm sao tụi tui chạy xe lên xuống được nữa. Các anh thấy ổng làm chuyện chướng mắt không?”.
Quanh khu vực nhà 3 gian, nước suối từ trên đèo cao chảy xuống, bao quanh khu vực, tạo ra một khung cảnh rất hữu tình. Nơi đây cũng là nút giao giữa dòng suối và con mương dẫn dài gần 1 cây số, do chính nông dân Đạ M’ri đào cách đây khoảng 30 năm, lúc họ từ Quảng Ngãi vào Đạ M’ri khai hoang, thành lập xã. Ngay tại nút giao này, hiện vẫn còn những tảng đá lấp lại, nước không thể chảy vào con mương, biến nó thành một cái rãnh khô cạn, vô tác dụng!
Là người có đất mà con mương chảy qua dài gần 200 mét, nông dân Nguyễn Thành Hướng nói: “Măng cụt, sầu riêng, tiêu… trên rẫy của tui nhờ nước vào con mương này. Bây giờ, ở đầu mương, nơi con suối rẽ vào đã bị ông Vũ dùng đá lấp lại, không có nước nữa. Tui rầu lắm. Từ ngày báo chí đăng bài phản ánh đến nay, vẫn không thấy ông Vũ có động thái nào để tháo dỡ con đập chặn nước”.
Những dòng chữ xác định chủ quyền trên tảng đá chìm dưới con suối của Công ty Du lịch Hoa Sen Ảnh: Dương Cầm
Riêng trường hợp đất của nông dân Lê Văn Thương bị Công ty Hoa Sen huy động nhân lực rào lại, chiếm giữ sau một đêm (báo điện tử Một Thế Giới đã phản ánh qua bài viết Nông dân Đạ M'ri tố cáo lãnh đạo Công ty Hoa Sen cướp đất côn đồ: "Nửa đêm ông Vũ Hoa Sen huy động 40 người lẻn vào rào hết đất của tôi", cho đến nay phía Công ty Hoa Sen vẫn chưa có động thái cho thấy sẽ "giải phóng" hàng rào thép và bê tông.
Cần phải nhắc lại: Trước đó, ngày 16.12.2014, tại phòng họp Đảng ủy thị trấn Đạ M'ri đã có cuộc họp về vụ việc, yêu cầu Công ty Hoa Sen tháo dỡ hàng rào thép, lô cốt đã dựng trên phần đất nằm trên hành lang bảo vệ suối của nông dân Lê Văn Thương.
Các bên tham gia cuộc họp gồm: ông Lê Hồng Ngân (Chủ tịch UBND thị trấn Đạ M'ri), ông Dương Trí Đức (cán bộ địa chính thị trấn), ông Nguyễn Hùng (cán bộ tư pháp thị trấn) và Phó giám đốc Công ty Hoa Sen, ông Hồ Việt Phúc.
Theo biên bản cuộc họp này, Chủ tịch UBND thị trấn Đạ M'ri chỉ đạo: "UBND thị trấn Đạ M'ri yêu cầu ông Hồ Việt Phúc - Phó giám đốc Công ty Hoa Sen ngưng ngay mọi hoạt động trên hành lang bảo vệ suối, đồng thời tự tháo dỡ hàng rào nằm trên phần đất bảo vệ hành lang suối mà Công ty Dịch vụ du lịch Hoa Sen lắp dựng".
Ông Hồ Việt Phúc, Phó giám đốc Công ty Dịch vụ du lịch Hoa Sen đã hứa: "Chúng tôi chấp hành theo ý kiến chỉ đạo của ông chủ tịch UBND thị trấn Đạ M'ri. Tuy nhiên việc tháo dỡ hàng rào cho phép chúng tôi tháo dỡ dần dần để chuyển lên khu đất trên của vườn ổi".
Biên bản làm việc giữa Phó giám đốc Công ty Dịch vụ du lịch Hoa Sen và Chủ tịch UBND thị trấn Đạ M'ri về việc tháo dỡ rào chắn trên phần đất bảo vệ hành lang suối do ông Lê Văn thương khai hoang cách đây...hơn nửa năm. Ảnh: Dương Cầm
Như vậy, đến nay đã hơn nửa năm trôi qua, Công ty Hoa Sen vẫn nuốt lời hứa tháo dỡ hàng rào thép, lô cốt trên phần đất của nông dân Lê Văn Thương, dù đích thân ông Phó giám đốc công ty này đã ký vào biên bản cuộc họp! Công ty Hoa Sen vẫn thách thức dư luận, mặc cho báo chí đã phản ảnh và không quan tâm việc nông dân Lê Văn Thương đang gửi đơn kêu cứu khắp nơi!
Nông dân Lê Văn Thương cho biết: “Từ ngày báo chí phản ánh chuyện Công ty Du lịch Hoa Sen chặn nguồn nước tưới, chặn đường lên rẫy của bà con nông dân, công ty này mới thay đổi chút ít, đó là con đường lên rẫy, họ để bà con đi dễ dàng hơn, không còn bị chặn lại nữa. Và công ty cũng không còn cho người canh giữ ở khu vực suối B2 như trước kia. Nhân viên của ông Vũ đã có vẻ dễ chịu hơn. Nhưng tụi tui chưa tin vào thiện chí của họ, có thể họ tạm thời như vậy, biết đâu thời gian sau này đâu lại vào đấy!”.
Trời âm u, mây đen kịt trên đỉnh ngọn núi Lu Mu. Một cơn mưa rào sắp đến. Nông dân Phạm Văn Phê tranh thủ hái ít măng rừng về làm bữa cơm chiều cho hai đứa con trai: Đứa lớn bị thiểu năng trí tuệ, đứa nhỏ sức khỏe kém, èo uột, bệnh tật liên miên.
Bạn cũng có thể quan tâm:
-
Bãi rác lộ thiên của Tâm Sinh Nghĩa cháy âm ỉ, người dân khốn khổ vì mùi hôi
-
Tổng công ty giấy Việt Nam bị xử phạt 1,89 tỷ đồng
-
Công an tỉnh Long An vào cuộc điều tra công ty Hưng Nông gây ô nhiễm môi trường
-
Xử phạt Công ty xi măng Thành Thắng trên 1,8 tỷ đồng
-
Công ty TNHH Quốc tế Formosa nợ tiền nước: Giao công an xác minh
-
Công ty AIT bị phạt 325 triệu đồng vì phá 2,61ha rừng ở Thanh Hóa
-
Mập mờ giấy phép khai thác khoáng sản để "qua mặt" chính quyền?
-
Xả thải vượt 480 lần quy chuẩn, Công ty CP Paishing Việt Nam bị xử phạt 294 triệu đồng
-
Vi phạm lĩnh vực khoáng sản, Tập đoàn Hoa Sen bị xử phạt 120 triệu đồng
Bài viết mới:
- Cộng đồng dân cư phía Bắc Thủ đô long trọng tổ chức đón bằng công nhận Cây Di sản Việt Nam (10/04/2025)
- Gần 150 cây cổ thụ được công nhận là Cây Di sản Việt Nam (09/04/2025)
- Cây Găng néo đầu tiên được công nhận Cây di sản Việt Nam (08/04/2025)
- Sáu cây đầu tiên của tỉnh Kiên Giang được công nhận Cây Di sản Việt Nam (04/04/2025)
- Hoạt động bảo tồn Cây Di sản trở thành phong trào của cộng đồng nhờ sự hưởng ứng của người dân (20/03/2025)
- Hai cụ hoa Đại 1.000 năm tuổi báu vật xã Dân Quyền, huyện Tam Nông, Phú Thọ là Cây Di sản Việt Nam (20/03/2025)
- VACNE tiếp tục đóng góp công tác bảo vệ môi trường Thủ đô Hà Nội (20/03/2025)
- Thêm 4 cây cổ thụ của Hà Nội được vinh danh Cây Di sản Việt Nam (20/03/2025)
- VACNE cùng cộng đồng sôi nổi chuẩn bị kỷ niệm 15 Năm sự kiện Bảo tồn Cây Di sản Việt Nam (12/03/2025)
- Tâm sự của GS.TSKH Đặng Huy Huỳnh nhân 15 năm Sự kiện Bảo tồn Cây Di sản Việt Nam (12/03/2025)

Người tiêu dùng thế hệ mới: Động lực đẩy mạnh tiêu dùng "Xanh"
(Tin Môi Trường) - Chiếm phần lớn trong cơ cấu dân số cùng sự quan tâm đặc biệt đến môi trường, thế hệ người tiêu dùng Gen Z, Gen Alpha (2 nhóm dân số sinh từ năm 1997 về sau) đang thúc đẩy xu hướng tiêu dùng xanh hơn, bền vững hơn. Đây cũng chính là “điểm chạm” mới giữa họ và các thương hiệu.

ESG và hành trình gia tăng giá trị bền vững cho doanh nghiệp
(Tin Môi Trường) - Ngày 23/3/ 2025, tại thành phố Đà Lạt, Công ty TNHH Thương mại và Dịch vụ Môi Trường Việt (MTVi) phối hợp cùng cộng đồng ECOTECH tổ chức thành công Tọa đàm "ESG và hành trình gia tăng giá trị bền vững cho doanh nghiệp" tại OMIRITA Resort, tỉnh Lâm Đồng. Sự kiện đã thu hút sự tham gia của 50 doanh nghiệp, cùng các chuyên gia hàng đầu trong lĩnh vực ESG.

Bà Mai Kiều Liên lần đầu chia sẻ về chiến lược đằng sau quyết định đổi mới toàn diện của Vinamilk
(Tin Môi Trường) - Hai năm kể từ khi Vinamilk chính thức tái định vị thương hiệu vào năm 2023, CEO Mai Kiều Liên lần đầu tiên chia sẻ về những chiến lược đằng sau quyết định đổi mới toàn diện của thương hiệu tỷ đô. Nữ lãnh đạo nhấn mạnh, nguyên tắc không thỏa hiệp về chất lượng sản phẩm là yếu tố được duy trì để giữ “chất Vinamilk”.
.jpg)