Doanh nghiệp » Tiêu dùng thông minh
Tràn lan rượu độc
(15:33:31 PM 30/12/2013)Theo thống kê của Cục An toàn thực phẩm (Bộ Y tế), mỗi năm, cả nước có hàng chục vụ ngộ độc rượu khiến nhiều người tử vong. Tuy nhiên, không ít “thượng đế” vẫn ngày ngày sử dụng những loại rượu không rõ nguồn gốc để rồi phải mang họa vào thân.
Tăng lượng methanol để nhanh “phê”
Hẳn dư luận vẫn chưa quên vụ ngộ độc rượu kinh hoàng xảy ra tại thôn Liên Sơn 2, xã Phước Vinh, huyện Ninh Phước, tỉnh Ninh Thuận khiến 9 người chết. Theo báo cáo của UBND xã Phước Vinh, chỉ hơn một tháng, từ ngày 29-3 đến 2-5, trên địa bàn thôn Liên Sơn 2 có 9 người chết và 4 người phải nhập viện điều trị vì rượu.
Kết quả do Viện Pasteur Nha Trang xét nghiệm 5 mẫu rượu lấy từ 4 quán tạp hóa mà gia đình các nạn nhân mua ở thôn Liên Sơn 2 về uống cho thấy 3/5 mẫu có hàm lượng methanol vượt từ 1.261-1.700 lần so với quy định. Sau khi uống loại rượu này, các nạn nhân đều bị đau đầu, chóng mặt, nôn ói, khó thở, co giật tay chân rồi tử vong.
Ảnh minh hoạ (nguồn: internet)
Thay vì sử dụng nồi chưng cất rượu truyền thống thì nhiều cơ sở ở làng Đại Lâm pha chế rượu bằng những chiếc thùng phuy nhựa. Trong ảnh: Bơm nước pha chế rượu ngay trên xe tải nhỏ Ảnh: VĂN DUẨN
Trước đó, vào tháng 10-2011, Bệnh viện Đa khoa tỉnh Lâm Đồng cũng đã tiếp nhận cấp cứu hàng chục trường hợp ngộ độc rượu tại xã Đạ Ròn, huyện Đơn Dương. Sau đó, đã có 3 người tử vong do tình trạng quá nặng.
Mới đây nhất, từ ngày 29-11 đến 4-12, trên địa bàn TP Hạ Long và TP Cẩm Phả, tỉnh Quảng Ninh đã liên tiếp xảy ra 4 vụ ngộ độc rượu khiến 15 người phải nhập viện, trong đó có 6 người chết. Điều tra của cơ quan chức năng cho thấy các nạn nhân này đã uống loại rượu có nhãn hiệu “rượu nếp Hà Nội 29”. Kết quả kiểm định các mẫu rượu thu được từ những vụ ngộ độc này đều có hàm lượng methanol và etanol chiếm thể tích từ 80% đến trên 98%, vượt gần 2.000 lần tiêu chuẩn cho phép...
Bác sĩ Phạm Duệ - Giám đốc Trung tâm Chống độc, Bệnh viện Bạch Mai (Hà Nội) - cho biết trong thời điểm trước và sau Tết Nguyên đán, hầu như ngày nào trung tâm cũng tiếp nhận một vài trường hợp “thập tử nhất sinh” vì rượu. Sau Tết Nguyên đán năm ngoái, có thời điểm số ca ngộ độc rượu vào điều trị tại trung tâm chiếm đến 30% tổng số bệnh nhân ngộ độc. Theo bác sĩ Duệ, các trường hợp ngộ độc rượu ở quê thường là do các “bợm nhậu” uống phải loại có pha methanol. Đây là chất cồn dùng trong công nghiệp nhưng vì lợi nhuận và thiếu hiểu biết nên không ít người nấu rượu đã cho thêm methanol vào để tăng nồng độ, uống vào nhanh “phê”.
Còn đâu làng nghề truyền thống
Chúng tôi đã về làng Đại Lâm (xã Tam Đa, huyện Yên Phong, tỉnh Bắc Ninh) và làng Vân (xã Vân Hà, huyện Việt Yên, tỉnh Bắc Giang) - 2 làng nấu rượu nổi tiếng ở miền Bắc. Nghề nấu rượu ở đây giờ đã mai một và chỉ còn cái danh của thời xa xưa. Thay vì rượu gạo, rượu nếp cái hoa vàng nức tiếng một thời, một bộ phận không nhỏ những người hành nghề vì lợi nhuận đã bất chấp tất cả để cho ra lò loại rượu bằng công nghệ không khói với công thức: cồn nước lã hương liệu. Thay vì sử dụng nồi chưng cất rượu truyền thống thì ở nhiều cơ sở, những chiếc thùng phuy nhựa cao chừng 1,5 m dùng để chế rượu.
Theo nhiều người dân làng Đại Lâm, cũng bởi công nghệ “pha chế rượu từ cồn và nước lã” mà hơn chục năm nay, nghề nấu rượu truyền thống nơi đây bị mai một dần. Từ chỗ có tới 80% số hộ dân trong làng có bếp nấu rượu, giờ con số đó chỉ còn chưa đầy 10%. Thế nhưng, mỗi ngày ước chừng có hàng chục ngàn lít rượu lên xe rời khỏi làng.
Được gắn những danh tửu của xứ Bắc Hà, chất lượng nổi tiếng nhưng giá của các sản phẩm này lại khá “bèo”, chỉ 15.000-20.000 đồng/lít. Trong khi đó, để sản xuất ra sản phẩm rượu chính hiệu của làng Vân thường rất công phu.
“Một lít rượu nếu nấu khéo cũng tốn từ 35.000 - 40.000 đồng tiền gạo, đó là chưa kể tiền men, tiền công, tiền than… Nếu như quen biết đặt hàng thì may ra mới có rượu chính hiệu của làng Vân nhưng giá đến tay người uống cũng phải từ 50.000 - 60.000 đồng/lít. Làm thật thì giá thật nhưng làm sao những người nấu rượu tử tế “trụ” được với rượu cồn. Loại rượu này đang “bóp chết” rượu truyền thống bởi đơn giản họ bán nước lã và hóa chất nhưng thu tiền triệu mỗi ngày” - một người dân sống ở vùng này thở dài.
Theo chủ một quán nhậu ở Hà Nội, tiếng là rượu truyền thống nhưng chúng được nấu bằng men Trung Quốc hay viên cồn pha nước lã, thậm chí chỉ viên thuốc trừ sâu rồi cho vào nước lắc đều, chờ vài phút là thành rượu. “Thế nhưng, loại rượu giá rẻ này vẫn là món khoái khẩu của dân nhậu, nhất là những người có thu nhập thấp” - người này nói.
Cả nước có đến 2.000 loại rượu
Ông Lâm Quốc Hùng - Trưởng Phòng Giám sát ngộ độc, Cục An toàn thực phẩm - cho biết khi kiểm tra rượu, có 3 chỉ tiêu thường vi phạm. Thứ nhất, hàm lượng aldehyd cao quá mức cho phép. Thứ hai, hàm lượng furfurol cao, thường làm người uống nhức đầu. Thứ ba và quan trọng hơn cả là hàm lượng methanol cao, thường gây chết người.
Theo báo cáo của Cục An toàn thực phẩm, khảo sát gần đây nhất tại 20 tỉnh, thành cho thấy đã có 800-900 loại rượu bày bán trên thị trường. Tính chung toàn quốc, con số này có thể lên đến 2.000 loại nhưng tỉ lệ rượu nấu thủ công đã công bố tiêu chuẩn chất lượng rất thấp. Điều này cũng phần nào lý giải tại sao không ngày nào là không có người nhập viện vì rượu.
Bạn cũng có thể quan tâm:
-
Người tiêu dùng thế hệ mới: Động lực đẩy mạnh tiêu dùng "Xanh"
-
Người dân hưởng lợi gì khi doanh nghiệp làm "Net Zero"
-
Độc lạ dừa bonsai chào Tết Giáp Thìn 2024
-
Triệu quà tặng gửi gắm tri ân, cùng VinaPhone đón chào sinh nhật tuổi 27
-
Chào hè sang, bạt ngàn ưu đãi với các gói cước Home Internet tốc độ cao từ VNPT
-
VinaPhone sẽ chính thức khóa 2 chiều đối với các thuê bao chưa thực hiện chuẩn hóa thông tin vào ngày 15/4
-
Đồng Nai: Dừng triển khai các sản phẩm của Công ty CP sữa Hà Lan đến người lao động
-
MobiFone đã khắc phục hiện tượng chập chờn trong liên lạc và xin lỗi khách hàng
-
Tiêu dùng bền vững - Xu hướng cần được doanh nghiệp nắm bắt và thúc đầy
Bài viết mới:
- Những cây đầu tiên của tỉnh Quảng Trị được công nhận Cây Di sản Việt Nam (19/04/2025)
- Hai cây muỗm gắn với truyền thuyết Miếu thờ Bà Chúa Liễu Hạnh được công nhận là Cây Di sản Việt Nam (17/04/2025)
- Cộng đồng dân cư phía Bắc Thủ đô long trọng tổ chức đón bằng công nhận Cây Di sản Việt Nam (10/04/2025)
- Gần 150 cây cổ thụ được công nhận là Cây Di sản Việt Nam (09/04/2025)
- Cây Găng néo đầu tiên được công nhận Cây di sản Việt Nam (08/04/2025)
- VACNE tiếp tục phát huy phương châm “Môi trường với Cộng đồng” (04/04/2025)
- Sáu cây đầu tiên của tỉnh Kiên Giang được công nhận Cây Di sản Việt Nam (04/04/2025)
- Hoạt động bảo tồn Cây Di sản trở thành phong trào của cộng đồng nhờ sự hưởng ứng của người dân (20/03/2025)
- Hai cụ hoa Đại 1.000 năm tuổi báu vật xã Dân Quyền, huyện Tam Nông, Phú Thọ là Cây Di sản Việt Nam (20/03/2025)
- VACNE tiếp tục đóng góp công tác bảo vệ môi trường Thủ đô Hà Nội (20/03/2025)

Vinamilk được vinh danh là doanh nghiệp tiêu biểu của TP.HCM nhân dịp kỷ niệm 50 năm thống nhất đất nước
(Tin Môi Trường) - Vinamilk được vinh danh là doanh nghiệp tiêu biểu của TP.HCM nhân dịp kỷ niệm 50 năm thống nhất đất nước. Không chỉ là một doanh nghiệp “đầu đàn” phát triển vững mạnh, Vinamilk còn là thương hiệu mang đậm bản sắc sáng tạo, tự chủ và quyết liệt của Thành phố trong hành trình vươn tầm.

Bãi rác lộ thiên của Tâm Sinh Nghĩa cháy âm ỉ, người dân khốn khổ vì mùi hôi
(Tin Môi Trường) - Bãi rác lộ thiên trong Nhà máy xử lý rác Thạnh Hóa (Long An) của Công ty Tâm Sinh Nghĩa tiếp tục cháy âm ỉ, tỏa ra mùi hôi khó chịu, gây khổ cho người dân sống gần nhà máy rác này.

Bà Mai Kiều Liên lần đầu chia sẻ về chiến lược đằng sau quyết định đổi mới toàn diện của Vinamilk
(Tin Môi Trường) - Hai năm kể từ khi Vinamilk chính thức tái định vị thương hiệu vào năm 2023, CEO Mai Kiều Liên lần đầu tiên chia sẻ về những chiến lược đằng sau quyết định đổi mới toàn diện của thương hiệu tỷ đô. Nữ lãnh đạo nhấn mạnh, nguyên tắc không thỏa hiệp về chất lượng sản phẩm là yếu tố được duy trì để giữ “chất Vinamilk”.
.jpg)