Doanh nghiệp » Tiêu dùng thông minh
Thực chất nước tăng lực: Làm giảm lực!
(10:23:19 AM 10/04/2014)Caffeine là chất kích thích thần kinh, vô hiệu hóa adenosine chống lại cơn buồn ngủ và đẩy mạnh hoạt động của adrenalin gây hưng phấn. Lượng caffeine cao có thể làm tăng huyết áp, hồi hộp và đi tiểu nhiều. Một lon nước tăng lực (250ml) có khoảng 80mg caffeine, nhiều gấp rưỡi ly càphê. Chất caffeine không chỉ có trong hạt càphê mà còn có nhiều trong hạt cola, cacao, lá trà…Đường trong nước tăng lực là đường ăn (sucrose) hoặc dùng chung với xirô bắp cao fructose (HFCS). Đường là chất duy nhất trong nước tăng lực sinh năng lượng (cung cấp calo).
Nước tăng lực chứa lượng caffeine cao gấp vài lần so với các loại nước giải khát soda
Các thứ khác trong nước tăng lực có thể là (tuỳ hãng): taurin, cholin, inositol, các vitamin nhóm B… Mấy thứ này có đầy trong thực phẩm ăn hàng ngày (thịt, cá, rau, củ…) Trong nước tăng lực thứ này là hàng kiểng, chưng chơi cho biết (ai kiểm mà biết?) Không có bằng chứng gì cho thấy những chất này phát huy tính “tăng lực” cả. Thí dụ một thứ chơi cho biết. Chất taurin là niềm tự hào của nước tăng lực, mới đây đã được “Con bò húc” báo cáo về lợi ích của nước tăng lực rằng, taurin tốt cho tim và làm giảm mỏi cơ. Lời khai này đã bị Uỷ ban châu Âu (European Commission) bác bỏ vì thiếu chứng cớ khoa học.
Huyền thoại tăng lực của bác tài
Các bác tài chạy xe đường dài coi tà tà vậy chứ làm việc rất căng, cường độ tập trung cao, hai tay hai chân phối hợp như robot. Sau mấy tiếng lái xe, mệt cái đầu mỏi cái chân, cần đồ ngọt cấp nhanh năng lượng (nhất là cho não). Đường tiếp năng lượng cái rẹt, chứ không thủng thỉnh (nhưng dai sức) mất cả mấy tiếng đồng hồ như cơm gạo. Nước tăng lực ngọt… xé họng là vì thế. Một lon nước tăng lực (250ml) chứa 30g đường, trong khi khuyến cáo chỉ nên dùng 20g đường mỗi ngày.
Còn chống buồn ngủ? Uống cả 2 – 3 ly càphê không tác dụng nên phải xài tới nước tăng lực mới phê. Chẳng phải thần dược gì cả đâu, uống phải càphê dỏm thì làm gì có caffeine trong đó. Ăn vài thanh sôcôla, uống vài tách trà đậm thử xem có phê không (tác dụng của caffeine).
Về mặt dinh dưỡng, đường là loại “củi” rẻ tiền nhất cung cấp năng lượng. Nhưng năng lượng đâu phải là tất cả, nên cơ thể mới phải cần đến củi “chất lượng cao” như thịt cá, chất béo… để có thêm những chất dinh dưỡng cần thiết khác.
Tóm lại, thần dược nước tăng lực chỉ là đường và caffeine. Đâu có khác gì ly càphê đen (thứ thiệt) nhiều đường. Có ngon thì bỏ đường ra xem tăng lực đi tới đâu? Không có đường lấy thứ gì sinh năng lượng? Vậy mà có vài hãng cũng “ngon” thiệt, đã chào hàng nước tăng lực ăn kiêng (diet version), bỏ đường ra, thay bằng đường hoá học, tăng thêm hàm lượng caffeine cho… mạnh mẽ hơn. Bán được bao nhiêu rồi, quý ngài?
Mấy tay nhậu còn nổi hứng pha nước tăng lực vào rượu cho khó say dễ uống (thống kê cho thấy 56% dân nhậu bên Tây cũng khoái chơi kiểu này). Đúng là dễ uống thiệt, nhưng rượu tới đâu không biết, say hồi nào không hay.
Người bị tiểu đường, cao huyết áp, ăn kiêng giảm béo coi như kẹt với nước tăng lực rồi. Trẻ em, tuổi teen không nên uống thường xuyên, quá một lon/ngày. Phụ nữ có thai và bà mẹ đang cho con bú cũng được khuyên không nên uống.
Mấy bác tài nếu thích cứ giữ lấy huyền thoại về nước tăng lực, nhưng bổ béo phải phân minh. Ly sinh tố hay chai nước cốt trái cây bộ không sướng hơn sao?
Bạn cũng có thể quan tâm:
-
Người tiêu dùng thế hệ mới: Động lực đẩy mạnh tiêu dùng "Xanh"
-
Người dân hưởng lợi gì khi doanh nghiệp làm "Net Zero"
-
Độc lạ dừa bonsai chào Tết Giáp Thìn 2024
-
Triệu quà tặng gửi gắm tri ân, cùng VinaPhone đón chào sinh nhật tuổi 27
-
Chào hè sang, bạt ngàn ưu đãi với các gói cước Home Internet tốc độ cao từ VNPT
-
VinaPhone sẽ chính thức khóa 2 chiều đối với các thuê bao chưa thực hiện chuẩn hóa thông tin vào ngày 15/4
-
Đồng Nai: Dừng triển khai các sản phẩm của Công ty CP sữa Hà Lan đến người lao động
-
MobiFone đã khắc phục hiện tượng chập chờn trong liên lạc và xin lỗi khách hàng
-
Tiêu dùng bền vững - Xu hướng cần được doanh nghiệp nắm bắt và thúc đầy
Bài viết mới:
- Cộng đồng dân cư phía Bắc Thủ đô long trọng tổ chức đón bằng công nhận Cây Di sản Việt Nam (10/04/2025)
- Gần 150 cây cổ thụ được công nhận là Cây Di sản Việt Nam (09/04/2025)
- Cây Găng néo đầu tiên được công nhận Cây di sản Việt Nam (08/04/2025)
- Sáu cây đầu tiên của tỉnh Kiên Giang được công nhận Cây Di sản Việt Nam (04/04/2025)
- Hoạt động bảo tồn Cây Di sản trở thành phong trào của cộng đồng nhờ sự hưởng ứng của người dân (20/03/2025)
- Hai cụ hoa Đại 1.000 năm tuổi báu vật xã Dân Quyền, huyện Tam Nông, Phú Thọ là Cây Di sản Việt Nam (20/03/2025)
- VACNE tiếp tục đóng góp công tác bảo vệ môi trường Thủ đô Hà Nội (20/03/2025)
- Thêm 4 cây cổ thụ của Hà Nội được vinh danh Cây Di sản Việt Nam (20/03/2025)
- VACNE cùng cộng đồng sôi nổi chuẩn bị kỷ niệm 15 Năm sự kiện Bảo tồn Cây Di sản Việt Nam (12/03/2025)
- Tâm sự của GS.TSKH Đặng Huy Huỳnh nhân 15 năm Sự kiện Bảo tồn Cây Di sản Việt Nam (12/03/2025)

ESG và hành trình gia tăng giá trị bền vững cho doanh nghiệp
(Tin Môi Trường) - Ngày 23/3/ 2025, tại thành phố Đà Lạt, Công ty TNHH Thương mại và Dịch vụ Môi Trường Việt (MTVi) phối hợp cùng cộng đồng ECOTECH tổ chức thành công Tọa đàm "ESG và hành trình gia tăng giá trị bền vững cho doanh nghiệp" tại OMIRITA Resort, tỉnh Lâm Đồng. Sự kiện đã thu hút sự tham gia của 50 doanh nghiệp, cùng các chuyên gia hàng đầu trong lĩnh vực ESG.

Bãi rác lộ thiên của Tâm Sinh Nghĩa cháy âm ỉ, người dân khốn khổ vì mùi hôi
(Tin Môi Trường) - Bãi rác lộ thiên trong Nhà máy xử lý rác Thạnh Hóa (Long An) của Công ty Tâm Sinh Nghĩa tiếp tục cháy âm ỉ, tỏa ra mùi hôi khó chịu, gây khổ cho người dân sống gần nhà máy rác này.

Bà Mai Kiều Liên lần đầu chia sẻ về chiến lược đằng sau quyết định đổi mới toàn diện của Vinamilk
(Tin Môi Trường) - Hai năm kể từ khi Vinamilk chính thức tái định vị thương hiệu vào năm 2023, CEO Mai Kiều Liên lần đầu tiên chia sẻ về những chiến lược đằng sau quyết định đổi mới toàn diện của thương hiệu tỷ đô. Nữ lãnh đạo nhấn mạnh, nguyên tắc không thỏa hiệp về chất lượng sản phẩm là yếu tố được duy trì để giữ “chất Vinamilk”.
.jpg)