Doanh nghiệp » Tiêu dùng thông minh
Phụ gia E102 và phản ứng của người trong cuộc
(20:56:26 PM 09/07/2011)
PGS.TS Lê Đức Mạnh, Viện trưởng Viện Công nghiệp Thực phẩm (Bộ Công Thương) trong buổi giao lưu trực tuyến với bạn đọc VietnamNet sáng 5/7 vừa qua cho biết: E102 là chất màu tổng hợp có tên khoa học là Tatrazine.
Trong quy định Danh mục các chất phụ gia được phép sử dụng trong thực phẩm của Cục quản lý chất lượng vệ sinh ATTP - Bộ Y tế ban hành kèm theo Quyết định số 3742/2001/QĐBYT ngày 31/8/2001 của Bộ trưởng Bộ Y tế thì Tatrazine được phép sử dụng trong rất nhiều loại thực phẩm.
Tuy nhiên quy định này đã ban hành khá lâu (10 năm) do đó mà chưa cập nhật được các thông tin khoa học liên quan đến E102 trong những năm gần đây. Các nghiên cứu về E102 mới đây trên thế giới đều khẳng định E102 ảnh hưởng không tốt đến sức khoẻ người tiêu dùng, đặc biệt là trẻ em 3 tuổi và 8-9 tuổi và làm yếu năng lực của đàn ông.
|
Mì ăn liền, một sản phẩm quen thuộc đối với NTD Việt Nam. |
Một ngày sau đó, vào thứ tư 6/7, trên trang web chính thức của Cục An toàn vệ sinh thực phẩm (vfa.gov.vn), đã xuất hiện một bản tin có tựa đề “Thông tin về phẩm mầu Tartrazine (E102)”, trong đó khẳng định: “Ở Việt Nam việc sử dụng phầm màu E102 đã quy định có tính pháp lý (QĐ 3742). Cục An toàn vệ sinh thực phẩm nhận thấy cho đến thời điểm hiện nay nếu phẩm màu này được sử dụng đúng hàm lượng theo quy định thì vẫn bảo đảm an toàn”.
Trở lại với cốt lõi của câu chuyện: Vậy thì Tartrazine (E102) hiện được sử dụng trong các thực phẩm nào, và ảnh hưởng thực chất của nó ra sao tới sức khỏe con người? Câu trả lời tưởng đơn giản này thực sự là một khó khăn, nhất là trong điều kiện thông tin còn thiếu thốn, và nhiều khi chưa được minh bạch trong giới kinh doanh, sản xuất và quản lý an toàn vệ sinh thực phẩm hiện nay ở Việt Nam.
Trong Quyết định số 3742/2001/QĐ-BYT của Bộ Y tế về "Quy định Danh mục các chất phụ gia được phép sử dụng trong thực phẩm", có tới 26 nhóm thực phẩm được sử dụng phẩm mầu Tartrazine (E102). Các nhóm thực phẩm này khá đa dạng, từ sữa lên men, đồ uống có sữa, có hương liệu hoặc lên men, các sản phẩm tương tự phomát tới các sản phẩm mứt, mứt cô đặc, mứt hoa quả, rồi kẹo cứng, kẹo mềm, kẹo cao su, bánh nướng, nước chấm, bia, nước giải khát, snack chế biến từ ngũ cốc...
Trong lúc những ồn ào về tác hại của chất E102 chưa kịp lắng xuống thì đã diễn ra vụ việc hai công ty sản xuất mì gói khá nổi tiếng ở Việt Nam (Acecook và Masan) tố nhau sử dụng E102, một chất phẩm mầu độc hại (?). Điều thú vị là sản phẩm mì gói, theo những thông tin mà chúng tôi có đến nay, lại không hề có tên trong danh sách các nhóm thực phẩm được Bộ Y tế cho phép sử dụng trong Quyết định 3742 nói trên.
Một vị tiến sĩ, cựu quan chức của Cục An toàn vệ sinh thực phẩm đã xác nhận mì ăn liền không nằm trong danh sách 26 nhóm thực phẩm được phép sử dụng E102, và cho rằng doanh nghiệp sản xuất mì tự coi các sản phẩm của mình thuộc nhóm “sản phẩm được dùng để trang trí thực phẩm” để có thể sử dụng E102. Không hiểu tại sao điều này lại được chấp nhận?
Số liệu thống kê của một số doanh nghiệp cho thấy Việt Nam hiện đang là thị trường tiêu thụ mì ăn liền lớn thứ 4 thế giới, chỉ sau Trung Quốc, Indonesia và Nhật Bản với mức tiêu thụ khoảng 3,5 tỉ gói (cốc) mì ăn liền/năm. Và hai doanh nghiệp sản xuất mì ăn liền tố nhau sử dụng chất E102 lại đang là những doanh nghiệp chiếm thị phần lớn trên thị trường mì ăn liền hiện nay ở Việt Nam.
Câu hỏi mà bất kỳ NTD nào cũng có thể đưa ra là: liều lượng E102 mà các doanh nghiệp sản xuất mì ăn liền sử dụng liệu có ảnh hưởng đến sức khỏe của người sử dụng? Và ai là người kiểm soát liều lượng này khi các sản phẩm mì ăn liền được tiêu thị rất nhiều ở Việt Nam như hiện nay? Có người còn đi xa hơn khi đưa ra câu hỏi: Cứ cho rằng E102 là chất được phép sử dụng với một liều lượng hợp lý trong thực phẩm. Nhưng với mì gói, một sản phẩm mà rất nhiều trẻ em, và kể cả người lớn ăn hàng ngày ở Việt Nam, liệu các độc tố tích tụ lâu ngày có thể gây các bệnh nguy hiểm sau này? Đã có cơ quan nào ở Việt Nam nghiên cứu hoặc kiểm tra định kỳ xem lượng E102 trong thực phẩm mà mỗi người lớn và trẻ em Việt Nam tiêu thụ và hấp thụ hàng ngày là bao nhiêu chưa?...
Theo những thông tin mà chúng tôi có được, chất tạo mầu E102 hiện đang bị một số nước lớn ở Châu Á như Nhật Bản và Hàn Quốc hạn chế, thậm chí cấm sử dụng trong sản xuất thực phẩm (đặc biệt trong mì gói), và nhiều nước tiên tiến và thị trường lớn khác trên thế giới như Mỹ, EU, Anh đề nghị cấm sử dụng E102 hoặc nếu dùng phải có nhãn cảnh báo: “Màu nhân tạo trong thực phẩm này gây nên những hành động thái quá và những vấn đề về hành vi ở một số trẻ em”. Vì vậy, bản tin của Cục An toàn vệ sinh thực phẩm, Bộ Y tế có thể được coi là hành động đúng đắn để chấn an dư luận, tạo niềm tin của NTD đối với các sản phẩm mì có liên quan.
![]() |
Việt Nam cần có những nghiên cứu liên tục, cập nhật về ảnh hưởng của các phụ gia thực phẩm tới sức khỏe NTD. Ảnh tư liệu internet, có tính chất minh họa |
Tuy nhiên, theo chúng tôi điều này chưa đủ. Cục An toàn vệ sinh thực phẩm cần phối hợp với các cơ quan chức năng, các doanh nghiệp liên quan thực hiện các đợt truyền thông sâu, rộng hơn, giải thích một cách rõ ràng, minh bạch về chất tạo màu E102, tổ chức các hội thảo chuyên đề mang tính khoa học để có được những thông tin mới nhất, từ đó có các quyết định chính thức, kịp thời nhằm bảo vệ quyền lợi NTD, bảo vệ sức khỏe của nhân dân.
Sau những sự cố về hàng loạt chất hóa học có hại cho sức khỏe vừa được phát hiện trong thực phẩm chế biến, như Melamine trong sữa, 3-MCDP trong nước tương, chất tạo đục DEHP trong thạch rau câu thì khả năng gây hại của chất tạo màu E102 trong thực phẩm vẫn là câu hỏi bức thiết cần có lời giải đáp kịp thời, hợp lý và minh bạch. Hy vọng Cục An toàn vệ sinh thực phẩm và các doanh nghiệp sản xuất thực phẩm chế biến sớm có những hành động cần thiết để giải tỏa bức xúc đối với NTD, ít nhất về mặt thông tin chính thống...
Bạn cũng có thể quan tâm:
-
Người tiêu dùng thế hệ mới: Động lực đẩy mạnh tiêu dùng "Xanh"
-
Người dân hưởng lợi gì khi doanh nghiệp làm "Net Zero"
-
Độc lạ dừa bonsai chào Tết Giáp Thìn 2024
-
Triệu quà tặng gửi gắm tri ân, cùng VinaPhone đón chào sinh nhật tuổi 27
-
Chào hè sang, bạt ngàn ưu đãi với các gói cước Home Internet tốc độ cao từ VNPT
-
VinaPhone sẽ chính thức khóa 2 chiều đối với các thuê bao chưa thực hiện chuẩn hóa thông tin vào ngày 15/4
-
Đồng Nai: Dừng triển khai các sản phẩm của Công ty CP sữa Hà Lan đến người lao động
-
MobiFone đã khắc phục hiện tượng chập chờn trong liên lạc và xin lỗi khách hàng
-
Tiêu dùng bền vững - Xu hướng cần được doanh nghiệp nắm bắt và thúc đầy
Bài viết mới:
- Sáu cây đầu tiên của tỉnh Kiên Giang được công nhận Cây Di sản Việt Nam (04/04/2025)
- Hoạt động bảo tồn Cây Di sản trở thành phong trào của cộng đồng nhờ sự hưởng ứng của người dân (20/03/2025)
- Hai cụ hoa Đại 1.000 năm tuổi báu vật xã Dân Quyền, huyện Tam Nông, Phú Thọ là Cây Di sản Việt Nam (20/03/2025)
- VACNE tiếp tục đóng góp công tác bảo vệ môi trường Thủ đô Hà Nội (20/03/2025)
- Thêm 4 cây cổ thụ của Hà Nội được vinh danh Cây Di sản Việt Nam (20/03/2025)
- VACNE cùng cộng đồng sôi nổi chuẩn bị kỷ niệm 15 Năm sự kiện Bảo tồn Cây Di sản Việt Nam (12/03/2025)
- Tâm sự của GS.TSKH Đặng Huy Huỳnh nhân 15 năm Sự kiện Bảo tồn Cây Di sản Việt Nam (12/03/2025)
- Những cây cổ thụ đầu tiên của huyện Sơn Dương, tỉnh Tuyên Quang được vinh danh cây Di sản Việt Nam (25/02/2025)
- Cây cổ thụ kỳ lạ vùng chân núi Tam Đảo được công nhận Cây Di sản Việt Nam (25/02/2025)
- Cây Rỏi mật đầu tiên ở nước ta được công nhận Cây Di sản Việt Nam (25/02/2025)

ESG và hành trình gia tăng giá trị bền vững cho doanh nghiệp
(Tin Môi Trường) - Ngày 23/3/ 2025, tại thành phố Đà Lạt, Công ty TNHH Thương mại và Dịch vụ Môi Trường Việt (MTVi) phối hợp cùng cộng đồng ECOTECH tổ chức thành công Tọa đàm "ESG và hành trình gia tăng giá trị bền vững cho doanh nghiệp" tại OMIRITA Resort, tỉnh Lâm Đồng. Sự kiện đã thu hút sự tham gia của 50 doanh nghiệp, cùng các chuyên gia hàng đầu trong lĩnh vực ESG.

Bãi rác lộ thiên của Tâm Sinh Nghĩa cháy âm ỉ, người dân khốn khổ vì mùi hôi
(Tin Môi Trường) - Bãi rác lộ thiên trong Nhà máy xử lý rác Thạnh Hóa (Long An) của Công ty Tâm Sinh Nghĩa tiếp tục cháy âm ỉ, tỏa ra mùi hôi khó chịu, gây khổ cho người dân sống gần nhà máy rác này.

Đổi mới, sáng tạo làm nên chất "Vàng" cho thương hiệu Vinamilk
(Tin Môi Trường) - Vì khách hàng, Luôn cầu tiến và Quyết liệt là các từ khóa mà ông Nguyễn Quang Trí – Giám đốc Điều hành Marketing của Vinamilk, nhấn mạnh khi nói về chiến lược đổi mới của doanh nghiệp tại sự kiện Thương hiệu Vàng TP.HCM vừa qua.
.jpg)