Doanh nghiệp » Tiêu dùng thông minh
Phát hiện chất độc trong búp bê đầu trái cây
(08:04:20 AM 02/01/2014)Búp bê đầu trái cây vẫn được bày bán trên thị trường - Ảnh. T.Uyên
Theo ông Trần Quốc Tuấn, Cục trưởng Cục Quản lý chất lượng sản phẩm hàng hóa (Tổng cục Tiêu chuẩn đo lường chất lượng), sau khi có thông tin loại búp bê này có chứa chất độc, ngày 21.12, Cục đã lấy 2 mẫu búp bê đầu trái cây (có dùng chữ Trung Quốc, không ghi nguồn gốc xuất xứ), được mua ngẫu nhiên trên thị trường Hà Nội đem đi phân tích tại Trung tâm kỹ thuật tiêu chuẩn đo lường chất lượng 1 (Quatest1). Kết quả, hàm lượng phthalate vượt mức cho phép được quy định trong bộ tiêu chuẩn REACH regulation (EC) No.1907/2006.
PGS-TS Trần Hồng Côn (Khoa Hóa, ĐH Khoa học tự nhiên, ĐH Quốc gia Hà Nội) cho hay phthalate là nhóm các hóa chất thông dụng, được thêm vào trong quá trình sản xuất nhựa để làm dẻo nhựa. Tuy nhiên, lạm dụng chất này rất nguy hiểm, nhất là trong thực phẩm và trong các sản phẩm đồ chơi trẻ em. Do mức độ nguy hại, đe dọa sức khỏe nên tại Mỹ người ta đã hạn chế sử dụng chất này trong đồ chơi trẻ em. Các nhà khoa học trên thế giới đã tìm ra bằng chứng phthalate có thể gây hại cho phát triển trí não của thai nhi và trẻ sơ sinh. Phthalate còn làm giảm testosterone trong việc phát triển giới tính nam.
Sẽ kiểm tra và tịch thu
Theo ghi nhận của PV Thanh Niên, tại Hà Nội hôm qua loại búp bê này vẫn được bày bán trên thị trường với nhiều màu sắc và hình dáng đầu quả lê, dứa, dâu tây, cà rốt, táo, dưa hấu… Một chủ cửa hàng bán thú nhồi bông trên đường Lương Văn Can (Q.Hoàn Kiếm) cho biết loại búp bê này xuất hiện cách đây hơn 2 năm, sau khi truyền hình phát bộ phim hoạt hình robot trái cây. “Khi mới xuất hiện, loại búp bê này bán rất chạy, nhất là vào dịp Giáng sinh, tết”, người bán hàng này nói.
Loại búp bê này còn được bán rất nhiều trên các trang mạng và được quảng cáo là búp bê trái cây biết hát, biết đi với giá 200.000 - 220.000 đồng/con.
Trao đổi với PV Thanh Niên chiều qua, ông Trần Văn Vinh, Phó tổng cục trưởng Tổng cục Tiêu chuẩn đo lường chất lượng, nói: “Tổng cục đã chỉ đạo Cục Quản lý chất lượng sản phẩm hàng hóa gửi công văn cho các chi cục Tiêu chuẩn đo lường chất lượng địa phương phối hợp các cơ quan chức năng tiến hành kiểm tra các cơ sở kinh doanh đồ chơi trẻ em. Nếu phát hiện, Thanh tra Bộ KH-CN và Quản lý thị trường sẽ xử phạt, tịch thu và tiêu hủy theo quy định”. Ông Vinh cũng khuyến cáo các bậc phụ huynh khi mua đồ chơi cho trẻ em nên lưu ý nguồn gốc, nhãn mác xuất xứ. Đặc biệt, tránh ham rẻ mua những sản phẩm được nhập lậu từ Trung Quốc.
Đây là sản phẩm thứ 3 của Trung Quốc bị phát hiện có chứa chất phthalate. Trước đó, trong năm 2013, Bộ KH-CN đã yêu cầu thu hồi 2 sản phẩm thú nhún trẻ em và đồ chơi điều khiển dùng pin MH9996M có chứa chất phthalate.
90% đồ chơi trẻ em trên thị trường là hàng Trung Quốc
Ông Trần Minh Dũng, Chánh thanh tra Bộ KH-CN, cho biết qua đợt thanh tra chuyên đề trên diện rộng về đồ chơi trẻ em từ tháng 8 - 10.2013 cho thấy 90% đồ chơi lưu thông trên thị trường có nguồn gốc từ Trung Quốc, được nhập vào VN theo đường tiểu ngạch và cơ quan chức năng không quản lý được, không kiểm tra đánh giá được chất lượng. Hầu hết đồ chơi có nguồn gốc từ Trung Quốc không có nhãn hàng hóa, hoặc có nhãn (bằng tiếng Trung Quốc) nhưng không có nhãn phụ tiếng Việt, hoặc có nhãn phụ bằng tiếng Việt thì nội dung rất “mơ hồ”, chung chung, như “đồ chơi trẻ em”, “đồ chơi trẻ em dùng pin”, “đồ chơi trẻ em không dùng pin”... Lực lượng thanh tra đã xử phạt vi phạm hành chính 672 cơ sở (chiếm tỷ lệ 39,3% số cơ sở được thanh tra), tịch thu tiêu hủy 19.596 đồ chơi các loại.
Bạn cũng có thể quan tâm:
-
Người tiêu dùng thế hệ mới: Động lực đẩy mạnh tiêu dùng "Xanh"
-
Người dân hưởng lợi gì khi doanh nghiệp làm "Net Zero"
-
Độc lạ dừa bonsai chào Tết Giáp Thìn 2024
-
Triệu quà tặng gửi gắm tri ân, cùng VinaPhone đón chào sinh nhật tuổi 27
-
Chào hè sang, bạt ngàn ưu đãi với các gói cước Home Internet tốc độ cao từ VNPT
-
VinaPhone sẽ chính thức khóa 2 chiều đối với các thuê bao chưa thực hiện chuẩn hóa thông tin vào ngày 15/4
-
Đồng Nai: Dừng triển khai các sản phẩm của Công ty CP sữa Hà Lan đến người lao động
-
MobiFone đã khắc phục hiện tượng chập chờn trong liên lạc và xin lỗi khách hàng
-
Tiêu dùng bền vững - Xu hướng cần được doanh nghiệp nắm bắt và thúc đầy
Bài viết mới:
- Những cây đầu tiên của tỉnh Quảng Trị được công nhận Cây Di sản Việt Nam (19/04/2025)
- Hai cây muỗm gắn với truyền thuyết Miếu thờ Bà Chúa Liễu Hạnh được công nhận là Cây Di sản Việt Nam (17/04/2025)
- Cộng đồng dân cư phía Bắc Thủ đô long trọng tổ chức đón bằng công nhận Cây Di sản Việt Nam (10/04/2025)
- Gần 150 cây cổ thụ được công nhận là Cây Di sản Việt Nam (09/04/2025)
- Cây Găng néo đầu tiên được công nhận Cây di sản Việt Nam (08/04/2025)
- VACNE tiếp tục phát huy phương châm “Môi trường với Cộng đồng” (04/04/2025)
- Sáu cây đầu tiên của tỉnh Kiên Giang được công nhận Cây Di sản Việt Nam (04/04/2025)
- Hoạt động bảo tồn Cây Di sản trở thành phong trào của cộng đồng nhờ sự hưởng ứng của người dân (20/03/2025)
- Hai cụ hoa Đại 1.000 năm tuổi báu vật xã Dân Quyền, huyện Tam Nông, Phú Thọ là Cây Di sản Việt Nam (20/03/2025)
- VACNE tiếp tục đóng góp công tác bảo vệ môi trường Thủ đô Hà Nội (20/03/2025)

Vinamilk được vinh danh là doanh nghiệp tiêu biểu của TP.HCM nhân dịp kỷ niệm 50 năm thống nhất đất nước
(Tin Môi Trường) - Vinamilk được vinh danh là doanh nghiệp tiêu biểu của TP.HCM nhân dịp kỷ niệm 50 năm thống nhất đất nước. Không chỉ là một doanh nghiệp “đầu đàn” phát triển vững mạnh, Vinamilk còn là thương hiệu mang đậm bản sắc sáng tạo, tự chủ và quyết liệt của Thành phố trong hành trình vươn tầm.

Bãi rác lộ thiên của Tâm Sinh Nghĩa cháy âm ỉ, người dân khốn khổ vì mùi hôi
(Tin Môi Trường) - Bãi rác lộ thiên trong Nhà máy xử lý rác Thạnh Hóa (Long An) của Công ty Tâm Sinh Nghĩa tiếp tục cháy âm ỉ, tỏa ra mùi hôi khó chịu, gây khổ cho người dân sống gần nhà máy rác này.

Bà Mai Kiều Liên lần đầu chia sẻ về chiến lược đằng sau quyết định đổi mới toàn diện của Vinamilk
(Tin Môi Trường) - Hai năm kể từ khi Vinamilk chính thức tái định vị thương hiệu vào năm 2023, CEO Mai Kiều Liên lần đầu tiên chia sẻ về những chiến lược đằng sau quyết định đổi mới toàn diện của thương hiệu tỷ đô. Nữ lãnh đạo nhấn mạnh, nguyên tắc không thỏa hiệp về chất lượng sản phẩm là yếu tố được duy trì để giữ “chất Vinamilk”.
.jpg)