Doanh nghiệp » Tiêu dùng thông minh
Nuôi chồn để… ị ra cà phê chồn?
(21:31:07 PM 11/07/2014)Tuy vậy, dù cà phê chồn nuôi không có trong thực đơn thưởng thức của người dân nơi đây nhưng phong trào nuôi chồn để chồn… ị lại phát triển rầm rộ.
Dù cà phê chồn nuôi không có trong thực đơn thưởng thức của người dân nơi đây nhưng phong trào nuôi chồn để chồn… ị lại phát triển rầm rộ.
Để mục sở thị, chúng tôi đã đến gặp ông Hoàng Mạnh Cường, Giám đốc Công ty TNHH Kiên Cường, được cho là người đầu tiên ở Tây Nguyên bỏ tiền đầu tư nuôi chồn cho ăn cà phê để lấy phân tại 5 Hoàng Hoa Thám, TP Buôn Ma Thuột.
Ông Cường cho biết hiện ông nuôi trên 200 con chồn. Trung bình mỗi năm ông thu được khoảng một tấn cà phê do chồn thải ra.
Mỗi ký cà phê chồn thô còn ở dạng lọn kết dính, hạt còn nguyên vỏ trấu có giá khoảng 2 triệu đồng. Nếu hạt cà phê chồn sau khi tách vỏ có giá 3,3-3,7 triệu đồng/kg, chế biến đóng gói dạng bột sẽ có giá lên tới 10 triệu đồng/kg.
Tây Nguyên được cho là nơi khởi đầu phong trào “nuôi chồn để ị”, tập trung nhiều nhất ở hai tỉnh Lâm Đồng và Đắk Lắk. Hiện nay phong trào này đã phát triển tràn lan, nếu chỉ tính riêng ở TP Buôn Ma Thuột cũng đã có vài chục hộ nuôi chồn lấy cà phê.
Hàng chục công ty sản xuất sản phẩm cà phê chồn cũng ra đời với đủ mức giá thượng vàng hạ cám. Mới đây, các tỉnh Đồng Nai, Bình Dương và rải rác một số tỉnh miền Bắc cũng đã xuất hiện những công ty sản xuất cà phê chồn bằng cách lập các trang trại nuôi chồn.
Cả thế giới mỗi năm chỉ có 200-300 kg
Trong những ngày đi tìm bí ẩn từ những... đống phân chồn tại Đắk Lắk, chúng tôi nhận được hai luồng ý kiến phân tích về quá trình hình thành nên hương vị cà phê chồn. Tuy hơi khác biệt nhưng cả hai cách nhìn nhận này đều cho thấy cà phê chồn nhân tạo không thể cho ra loại cà phê mà trước đây con chồn tự nhiên đã dâng hiến cho con người.
Luồng ý kiến thứ nhất cho rằng con chồn chỉ có vai trò chọn lọc chứ không tiết bất cứ một thứ gì từ trong bao tử ra như một số người đồn đoán. Chúng tôi nêu thắc mắc này với nhà báo Trịnh Vĩnh Phú, người có thâm niên phụ trách về mảng nông nghiệp tại Đài phát thanh truyền hình Đắk Lắk.
Anh Phú cho biết: “Chỉ những người ở xa không biết mới ham hố cái món cà phê chồn này thôi chứ người dân Đắk Lắk thì biết quá mà!”.
Theo anh Phú, việc nuôi chồn để lấy cà phê là chuyện phi khoa học. “Con chồn hoang dã chỉ đóng vai trò chọn lọc mà thôi. Nó chọn những quả cà phê ngon mọng nhất để ăn. Cho nên những hạt cà phê nó thải ra ngon là phải. Do vậy việc nuôi chồn để lấy cà phê hết sức vớ vẩn” - anh Phú nhận định.
Những ý kiến còn lại thì cho rằng con chồn thiên nhiên bằng khả năng thiên bẩm nó đã tạo ra loại cà phê có hương vị đặc biệt sau quá trình tiêu hóa nhưng số lượng rất hạn chế.
Trong một bài viết trên trang VietSciences được trích đăng lại trên trang giacaphe.com, ông Võ Quang Yến, một trí thức người Việt ở hải ngoại, cho rằng trên thế giới hiện nay mỗi năm chỉ có 200-300 kg cà phê chồn chính cống (được xác định bằng thiết bị “lỗ mũi điện tử”).
“Biết bao người đã dùng enzym nhân tạo tác dụng lên nhân cà phê để đánh lầm người mua. Lương thiện hơn là trên Tây Nguyên, có vườn trồng cà phê nuôi luôn cả chồn để khỏi chạy quanh thu nhặt…” - ông Võ Quang Yến nhận định.
Ông Nguyễn Xuân Thái, Tổng Giám đốc Công ty Cà phê Thắng Lợi (Đắk Lắk): Lạm dụng tên gọi “cà phê chồn” để qua mắt người tiêu dùng
Cho dù có nuôi chồn để làm “cà phê chồn” cũng không thể sản xuất hàng loạt mà thời điểm nào cũng có, số lượng nhiều như vậy được.
Hiện nay cà phê chồn dạng lọn phân chồn được sấy khô, sản phẩm duy nhất mà người mua tin tưởng và có giá cao ngất ngưởng cũng bị làm giả rất nhiều.
Có người thu mua cà phê tươi đem về chà sơ vỏ, cho vào chậu có hóa chất làm mềm phần cơm bên ngoài hạt cà phê. Sau đó họ vọt phần cơm, đem hạt cà phê còn lớp vỏ trấu đi phơi, xong dùng keo trộn tạp chất rồi đem kết dính với những hạt cà phê đã phơi khô nặn thành từng lọn nhỏ có màu sắc hình dạng y hệt cà phê phân chồn.
Sản phẩm đặc sản này đang bị lợi dụng, lạm dụng tên gọi cà phê chồn để lừa dối, qua mắt người tiêu dùng.
Bạn cũng có thể quan tâm:
-
Người tiêu dùng thế hệ mới: Động lực đẩy mạnh tiêu dùng "Xanh"
-
Người dân hưởng lợi gì khi doanh nghiệp làm "Net Zero"
-
Độc lạ dừa bonsai chào Tết Giáp Thìn 2024
-
Triệu quà tặng gửi gắm tri ân, cùng VinaPhone đón chào sinh nhật tuổi 27
-
Chào hè sang, bạt ngàn ưu đãi với các gói cước Home Internet tốc độ cao từ VNPT
-
VinaPhone sẽ chính thức khóa 2 chiều đối với các thuê bao chưa thực hiện chuẩn hóa thông tin vào ngày 15/4
-
Đồng Nai: Dừng triển khai các sản phẩm của Công ty CP sữa Hà Lan đến người lao động
-
MobiFone đã khắc phục hiện tượng chập chờn trong liên lạc và xin lỗi khách hàng
-
Tiêu dùng bền vững - Xu hướng cần được doanh nghiệp nắm bắt và thúc đầy
Bài viết mới:
- Cộng đồng dân cư phía Bắc Thủ đô long trọng tổ chức đón bằng công nhận Cây Di sản Việt Nam (10/04/2025)
- Gần 150 cây cổ thụ được công nhận là Cây Di sản Việt Nam (09/04/2025)
- Cây Găng néo đầu tiên được công nhận Cây di sản Việt Nam (08/04/2025)
- Sáu cây đầu tiên của tỉnh Kiên Giang được công nhận Cây Di sản Việt Nam (04/04/2025)
- Hoạt động bảo tồn Cây Di sản trở thành phong trào của cộng đồng nhờ sự hưởng ứng của người dân (20/03/2025)
- Hai cụ hoa Đại 1.000 năm tuổi báu vật xã Dân Quyền, huyện Tam Nông, Phú Thọ là Cây Di sản Việt Nam (20/03/2025)
- VACNE tiếp tục đóng góp công tác bảo vệ môi trường Thủ đô Hà Nội (20/03/2025)
- Thêm 4 cây cổ thụ của Hà Nội được vinh danh Cây Di sản Việt Nam (20/03/2025)
- VACNE cùng cộng đồng sôi nổi chuẩn bị kỷ niệm 15 Năm sự kiện Bảo tồn Cây Di sản Việt Nam (12/03/2025)
- Tâm sự của GS.TSKH Đặng Huy Huỳnh nhân 15 năm Sự kiện Bảo tồn Cây Di sản Việt Nam (12/03/2025)

ESG và hành trình gia tăng giá trị bền vững cho doanh nghiệp
(Tin Môi Trường) - Ngày 23/3/ 2025, tại thành phố Đà Lạt, Công ty TNHH Thương mại và Dịch vụ Môi Trường Việt (MTVi) phối hợp cùng cộng đồng ECOTECH tổ chức thành công Tọa đàm "ESG và hành trình gia tăng giá trị bền vững cho doanh nghiệp" tại OMIRITA Resort, tỉnh Lâm Đồng. Sự kiện đã thu hút sự tham gia của 50 doanh nghiệp, cùng các chuyên gia hàng đầu trong lĩnh vực ESG.

Bãi rác lộ thiên của Tâm Sinh Nghĩa cháy âm ỉ, người dân khốn khổ vì mùi hôi
(Tin Môi Trường) - Bãi rác lộ thiên trong Nhà máy xử lý rác Thạnh Hóa (Long An) của Công ty Tâm Sinh Nghĩa tiếp tục cháy âm ỉ, tỏa ra mùi hôi khó chịu, gây khổ cho người dân sống gần nhà máy rác này.

Bà Mai Kiều Liên lần đầu chia sẻ về chiến lược đằng sau quyết định đổi mới toàn diện của Vinamilk
(Tin Môi Trường) - Hai năm kể từ khi Vinamilk chính thức tái định vị thương hiệu vào năm 2023, CEO Mai Kiều Liên lần đầu tiên chia sẻ về những chiến lược đằng sau quyết định đổi mới toàn diện của thương hiệu tỷ đô. Nữ lãnh đạo nhấn mạnh, nguyên tắc không thỏa hiệp về chất lượng sản phẩm là yếu tố được duy trì để giữ “chất Vinamilk”.
.jpg)