Doanh nghiệp » Tiêu dùng thông minh
Dịch bệnh từ cá tầm nhập lậu Trung Quốc
(08:35:37 AM 21/01/2013)Vừa qua, Chi cục Quản lý thị trường Hà Nội vừa bắt giữ, xử lý lô hàng 3- 5 tấn cá tầm có nguồn gốc không rõ ràng. Ông Vương Trí Dũng, Phó Chi cục trưởng Chi cục quản lý thị trường Hà Nội cho biết, việc kiểm soát các loại thủy hải sản hiện nay còn buông lỏng, chưa chặt chẽ nên rất khó để phân biệt đâu là cá tầm Việt Nam với cá tầm nhập khẩu.
Theo ông Dũng, quy trình kiểm tra, giám định còn gặp nhiều khó khăn. Các cơ quan chức năng phải đi đến tận nơi, mất nhiều ngày mới xác định là hàng hóa đó có hợp lệ, đảm bảo an toàn vệ sinh thực phẩm hay không. Thông thường, từ khi bắt đi xác minh đến ra kết luận rất khó khăn, mà cá lại chỉ để được có vài ngày.
Cá tầm đang dần trở thành món ăn ngon trên bàn tiệc của nhiều hộ gia đình. Có nhiều món ăn được chế biến từ cá tầm như: lẩu cá tầm, cá tầm nướng, cá tầm kho măng… Chị Nhung (Lê Đức Thọ, Từ Liêm) cho biết: “Hôm nào mà có khách mình cũng hay mua cá tầm về nấu lẩu hoặc nướng. Ăn lẩu cá hay gà mãi cũng chán, ăn cá tầm vừa lạ vừa ngon, khách đến ăn ai cũng khen ngon”.
![]() |
Người tiêu dùng nên cảnh giác với những loại cá tầm Trung Quốc |
Theo khảo sát của PV Chất lượng Việt Nam, cá tầm trên thị trường hiện có giá khoảng 180.000 đồng/kg. Khi được hỏi nguồn gốc của loại cá này thì mỗi chủ quán nói một kiểu, người thì nói đó là cá của Việt Nam nuôi, người lại “thật thà” bảo cũng không biết từ đâu.
Ông Trần Yên, Giám đốc Công ty cổ phần Nuôi trồng thủy sản Tây Bắc cho biết, cá tầm nhập lậu vào Việt Nam rất nhiều, qua tất cả các cửa khẩu như Lào Cai, Lạng Sơn, Móng Cái, Cao Bằng... nhưng chủ yếu là qua cửa khẩu Móng Cái (Quảng Ninh) với giá rất rẻ (khoảng 100.000 đồng/kg). Nhưng sau đó không biết các thương lái bán lại với giá bao nhiêu, nhiều khi cá bán ở chợ mà nhiều người nói là cá Việt Nam nuôi cũng là cá nhập từ Trung Quốc.
Vừa qua, Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn (NN&PTNT) có ban hành công văn gửi các bộ, ngành và địa phương có liên quan đề nghị phối hợp ngăn chặn cá tầm nhập lậu.
Theo Thứ trưởng Bộ NN&PTNT Diệp Kỉnh Tần, điều đáng lo ngại là cá tầm nhập khẩu vào Việt Nam không hề qua kiểm dịch thú y, gây nguy cơ lây lan dịch bệnh thủy sản và nguy hại cho sức khỏe người tiêu dùng. Thứ trưởng Bộ NN&PTNT đã yêu cầu tăng cường kiểm tra, kiểm soát chặt chẽ việc nhập thủy sản qua biên giới, đặc biệt là cá tầm; nghiêm cấm việc xác nhận để hợp thức hóa nguồn gốc đối với thủy sản không rõ nguồn gốc, thủy sản nhập lậu.
Bộ cũng đề nghị Bộ Công an và Bộ Công thương chỉ đạo lực lượng cảnh sát giao thông, quản lý thị trường phối hợp với lực lượng thú y kiểm soát chặt việc vận chuyển thủy sản lưu thông trong nước; xử lý nghiêm các trường hợp vận chuyển thủy sản trên xe khách, không có giấy tờ chứng nhận kiểm dịch, chứng minh nguồn gốc hợp lệ.
Bạn cũng có thể quan tâm:
-
Người tiêu dùng thế hệ mới: Động lực đẩy mạnh tiêu dùng "Xanh"
-
Người dân hưởng lợi gì khi doanh nghiệp làm "Net Zero"
-
Độc lạ dừa bonsai chào Tết Giáp Thìn 2024
-
Triệu quà tặng gửi gắm tri ân, cùng VinaPhone đón chào sinh nhật tuổi 27
-
Chào hè sang, bạt ngàn ưu đãi với các gói cước Home Internet tốc độ cao từ VNPT
-
VinaPhone sẽ chính thức khóa 2 chiều đối với các thuê bao chưa thực hiện chuẩn hóa thông tin vào ngày 15/4
-
Đồng Nai: Dừng triển khai các sản phẩm của Công ty CP sữa Hà Lan đến người lao động
-
MobiFone đã khắc phục hiện tượng chập chờn trong liên lạc và xin lỗi khách hàng
-
Tiêu dùng bền vững - Xu hướng cần được doanh nghiệp nắm bắt và thúc đầy
Bài viết mới:
- Những cây đầu tiên của tỉnh Quảng Trị được công nhận Cây Di sản Việt Nam (19/04/2025)
- Hai cây muỗm gắn với truyền thuyết Miếu thờ Bà Chúa Liễu Hạnh được công nhận là Cây Di sản Việt Nam (17/04/2025)
- Cộng đồng dân cư phía Bắc Thủ đô long trọng tổ chức đón bằng công nhận Cây Di sản Việt Nam (10/04/2025)
- Gần 150 cây cổ thụ được công nhận là Cây Di sản Việt Nam (09/04/2025)
- Cây Găng néo đầu tiên được công nhận Cây di sản Việt Nam (08/04/2025)
- VACNE tiếp tục phát huy phương châm “Môi trường với Cộng đồng” (04/04/2025)
- Sáu cây đầu tiên của tỉnh Kiên Giang được công nhận Cây Di sản Việt Nam (04/04/2025)
- Hoạt động bảo tồn Cây Di sản trở thành phong trào của cộng đồng nhờ sự hưởng ứng của người dân (20/03/2025)
- Hai cụ hoa Đại 1.000 năm tuổi báu vật xã Dân Quyền, huyện Tam Nông, Phú Thọ là Cây Di sản Việt Nam (20/03/2025)
- VACNE tiếp tục đóng góp công tác bảo vệ môi trường Thủ đô Hà Nội (20/03/2025)

Vinamilk được vinh danh là doanh nghiệp tiêu biểu của TP.HCM nhân dịp kỷ niệm 50 năm thống nhất đất nước
(Tin Môi Trường) - Vinamilk được vinh danh là doanh nghiệp tiêu biểu của TP.HCM nhân dịp kỷ niệm 50 năm thống nhất đất nước. Không chỉ là một doanh nghiệp “đầu đàn” phát triển vững mạnh, Vinamilk còn là thương hiệu mang đậm bản sắc sáng tạo, tự chủ và quyết liệt của Thành phố trong hành trình vươn tầm.

Bãi rác lộ thiên của Tâm Sinh Nghĩa cháy âm ỉ, người dân khốn khổ vì mùi hôi
(Tin Môi Trường) - Bãi rác lộ thiên trong Nhà máy xử lý rác Thạnh Hóa (Long An) của Công ty Tâm Sinh Nghĩa tiếp tục cháy âm ỉ, tỏa ra mùi hôi khó chịu, gây khổ cho người dân sống gần nhà máy rác này.

Bà Mai Kiều Liên lần đầu chia sẻ về chiến lược đằng sau quyết định đổi mới toàn diện của Vinamilk
(Tin Môi Trường) - Hai năm kể từ khi Vinamilk chính thức tái định vị thương hiệu vào năm 2023, CEO Mai Kiều Liên lần đầu tiên chia sẻ về những chiến lược đằng sau quyết định đổi mới toàn diện của thương hiệu tỷ đô. Nữ lãnh đạo nhấn mạnh, nguyên tắc không thỏa hiệp về chất lượng sản phẩm là yếu tố được duy trì để giữ “chất Vinamilk”.
.jpg)