Doanh nghiệp » Tiêu dùng thông minh
Dân khốn khổ vì trót bỏ lúa trồng cây cảnh
(15:49:51 PM 30/01/2013)Gần đến tết nhưng gia đình ông Phạm Văn Minh ở xóm Tây Cát, xã Hải Lý, H.Hải Hậu (Nam Định) chưa mua sắm được gì. Chỉ ra vườn sanh mọc um tùm, ông Minh than thở: “Tất cả chỉ tại sanh. Hôm qua ngân hàng đến thanh toán, tôi phải bán 2 tạ lúa vừa thu hoạch và vay mượn cả xóm vẫn không đủ trả tiền gốc và lãi theo định kỳ. Nhà tôi đang lo tết này bị ngân hàng siết nhà thì không có chỗ mà ở chứ đừng nói đến tết”.
Cách đây 3 năm, ông Minh đầu tư gần 40 triệu đồng trồng 2 sào cây sanh, mỗi sào trồng 40-50 gốc, lúc đó so với cấy lúa thì trồng sanh lãi gấp 4 lần (1 sào lúa thu hoạch 4 tạ thóc/năm, trị giá trên 3 triệu đồng, trồng sanh tính bình quân thu trên 10 triệu đồng/sào/năm).
Tuy nhiên, nếu cấy lúa thì mỗi năm thu hoạch hai lần, trồng cây sanh tối thiểu phải 3 đến 4 năm mới bán được cây phôi. Chẳng may, ngay năm sau cây sanh bắt đầu mất giá, đến nay thì dừng hẳn, không còn ai mua. Lúa dù rẻ vẫn bán được, còn cây sanh khi đã ế thì bán chả ai mua, cây cảnh chẳng khác nào cây củi. Gia đình ông Minh đã mất trắng công lao động 3 năm, trong khi tiền đầu tư cây cảnh phải vay ngân hàng vẫn chưa trả được.
Anh Vũ Văn Quynh đang phải chăm sóc trên 1.000 gốc sanh với tâm trạng "ôm cây chờ lên giá" - Ảnh: Hoàng Long
Cách đó không xa, anh Vũ Văn Quynh ở xóm 14, An Đạo, Hải An, H.Hải Hậu cũng ngậm ngùi: “Tôi đầu tư gần 500 triệu đồng trồng 1.000 gốc sanh phôi. Năm 2012, giá cây phôi giảm tới 80% nhưng cũng chẳng ai mua. Cả năm bán tống tháo được trên 30 triệu đồng, không đủ chi phí chăm sóc”.
Giá hạ, không có người mua nhưng người trồng sanh không dám chặt cây vì trót đầu tư hầu như toàn bộ những gì đã có vào vườn sanh. Đa số các hộ dân H.Hải Hậu đều trồng sanh, nhà ít trồng vài gốc chơi, nhà nhiều trồng tới hàng mẫu.
Không chỉ ở Hải Hậu, phong trào trồng cây sanh cảnh phát triển mạnh như vũ bão ở Nam Định suốt từ năm 2006. Nguyên nhân là do phía Trung Quốc nhập tiểu ngạch cây xanh phôi với giá cao.
Quá tin vào thị trường này, mặc dù có bài học nhãn tiền là đã nhiều giống cây cảnh của Nam Định như trà, vạn tuế, cau vua… phát triển “nóng” rồi nhanh chóng lụn bại nhưng UBND tỉnh Nam Định vẫn tạo điều kiện cho loại cây cảnh này phát triển.
Các văn bản của UBND tỉnh trong thời gian này đều xác định “đây là mũi nhọn phát triển kinh tế”. Thống kê cho thấy từ năm 2006 đến nay, ngoài 2.600 ha đất hoang hóa được cải tạo để trồng sanh thì diện tích đất lúa tại Nam Định chuyển đổi sang trồng cây cảnh là gần 2.000 ha.
Giữa năm 2011, giấc mộng trở thành “giàu nhất Việt Nam” của nông dân Nam Định chính thức chấm dứt khi phía Trung Quốc dừng nhập cây sanh tiểu ngạch. Hàng đoàn xe tải chở cây dừng ở Lạng Sơn rồi quay đầu, đổ cây về nơi trồng.
Gia đình ông Minh, anh Quynh và hàng vạn hộ nông dân Nam Định từ đó đến nay nhìn vườn sanh đầu tư hàng chục, hàng trăm triệu và khát vọng “đổi đời nhờ cây sanh” của mình tan thành mây khói.
Không chỉ nông dân khốn đốn vì cây sanh cảnh, hàng loạt doanh nghiệp ở Nam Định cũng đang có nguy cơ phá sản vì đã đầu tư vốn kinh doanh cây sanh cảnh.
Ông Trịnh Văn Ánh, Giám đốc công ty TNHH Hoàng Vinh, Chủ tịch Hội Sinh vật cảnh nghệ thuật Nam Định cho biết trong 60 hội viên thì có tới gần 50% là doanh nghiệp đầu tư kinh doanh cây sanh cảnh với số vốn từ vài chục đến hàng trăm tỉ đồng. Chủ yếu trong số đó là đi vay ngân hàng.
Từ đầu năm 2012 đến nay, giá trị cây giảm 50% nhưng không có người mua. Nhiều doanh nghiệp chấp nhận bán lỗ cũng không bán được. Riêng ông Ánh đầu tư vườn cây cảnh chủ yếu là cây sanh trị giá trên 60 tỉ đồng, mỗi năm chi phí chăm sóc cây hàng trăm triệu nhưng từ đầu năm 2012 đến nay chỉ bán được vài cây. |
Bạn cũng có thể quan tâm:
-
Người tiêu dùng thế hệ mới: Động lực đẩy mạnh tiêu dùng "Xanh"
-
Người dân hưởng lợi gì khi doanh nghiệp làm "Net Zero"
-
Độc lạ dừa bonsai chào Tết Giáp Thìn 2024
-
Triệu quà tặng gửi gắm tri ân, cùng VinaPhone đón chào sinh nhật tuổi 27
-
Chào hè sang, bạt ngàn ưu đãi với các gói cước Home Internet tốc độ cao từ VNPT
-
VinaPhone sẽ chính thức khóa 2 chiều đối với các thuê bao chưa thực hiện chuẩn hóa thông tin vào ngày 15/4
-
Đồng Nai: Dừng triển khai các sản phẩm của Công ty CP sữa Hà Lan đến người lao động
-
MobiFone đã khắc phục hiện tượng chập chờn trong liên lạc và xin lỗi khách hàng
-
Tiêu dùng bền vững - Xu hướng cần được doanh nghiệp nắm bắt và thúc đầy
Bài viết mới:
- Những cây đầu tiên của tỉnh Quảng Trị được công nhận Cây Di sản Việt Nam (19/04/2025)
- Hai cây muỗm gắn với truyền thuyết Miếu thờ Bà Chúa Liễu Hạnh được công nhận là Cây Di sản Việt Nam (17/04/2025)
- Cộng đồng dân cư phía Bắc Thủ đô long trọng tổ chức đón bằng công nhận Cây Di sản Việt Nam (10/04/2025)
- Gần 150 cây cổ thụ được công nhận là Cây Di sản Việt Nam (09/04/2025)
- Cây Găng néo đầu tiên được công nhận Cây di sản Việt Nam (08/04/2025)
- VACNE tiếp tục phát huy phương châm “Môi trường với Cộng đồng” (04/04/2025)
- Sáu cây đầu tiên của tỉnh Kiên Giang được công nhận Cây Di sản Việt Nam (04/04/2025)
- Hoạt động bảo tồn Cây Di sản trở thành phong trào của cộng đồng nhờ sự hưởng ứng của người dân (20/03/2025)
- Hai cụ hoa Đại 1.000 năm tuổi báu vật xã Dân Quyền, huyện Tam Nông, Phú Thọ là Cây Di sản Việt Nam (20/03/2025)
- VACNE tiếp tục đóng góp công tác bảo vệ môi trường Thủ đô Hà Nội (20/03/2025)

Vinamilk được vinh danh là doanh nghiệp tiêu biểu của TP.HCM nhân dịp kỷ niệm 50 năm thống nhất đất nước
(Tin Môi Trường) - Vinamilk được vinh danh là doanh nghiệp tiêu biểu của TP.HCM nhân dịp kỷ niệm 50 năm thống nhất đất nước. Không chỉ là một doanh nghiệp “đầu đàn” phát triển vững mạnh, Vinamilk còn là thương hiệu mang đậm bản sắc sáng tạo, tự chủ và quyết liệt của Thành phố trong hành trình vươn tầm.

Bãi rác lộ thiên của Tâm Sinh Nghĩa cháy âm ỉ, người dân khốn khổ vì mùi hôi
(Tin Môi Trường) - Bãi rác lộ thiên trong Nhà máy xử lý rác Thạnh Hóa (Long An) của Công ty Tâm Sinh Nghĩa tiếp tục cháy âm ỉ, tỏa ra mùi hôi khó chịu, gây khổ cho người dân sống gần nhà máy rác này.

Bà Mai Kiều Liên lần đầu chia sẻ về chiến lược đằng sau quyết định đổi mới toàn diện của Vinamilk
(Tin Môi Trường) - Hai năm kể từ khi Vinamilk chính thức tái định vị thương hiệu vào năm 2023, CEO Mai Kiều Liên lần đầu tiên chia sẻ về những chiến lược đằng sau quyết định đổi mới toàn diện của thương hiệu tỷ đô. Nữ lãnh đạo nhấn mạnh, nguyên tắc không thỏa hiệp về chất lượng sản phẩm là yếu tố được duy trì để giữ “chất Vinamilk”.
.jpg)