Tài nguyên - Thiên nhiên » Thực vật
Nơi những cánh rừng không bị xâm hại
(08:29:11 AM 28/12/2013)
( Ảnh minh họa )
Bản Nậm Lộng là nơi có diện tích rừng lớn nhất của xã, đây cũng là bản điển hình trong công tác bảo vệ phát triển rừng của Hang Chú. Để rừng được bảo vệ phát triển tốt, bản Nậm Lộng đã thành lập tổ bảo vệ rừng gồm 10 thành viên, thường xuyên kiểm tra, ngăn chặn việc đốt nương làm rẫy; tuyên truyền tới bà con Luật Bảo vệ và phát triển rừng, đưa nội quy bảo vệ rừng vào hương ước của bản. Ông Giàng A Chinh, Bí thư Chi bộ bản Nậm Lộng cho biết: Chi bộ đã ra Nghị quyết bảo vệ khoanh nuôi hơn 800 ha rừng, trong đó có khoảng 50 ha cây sơn tra cổ thụ được giao cho các hộ quản lý, bảo vệ và thu hái. Nhờ quản lý, bảo vệ tốt, rừng đã mang lại nhiều lợi ích cho người dân. Vụ sơn trà năm nay, cả bản ước thu 200 tấn quả. Tính ra, hộ thu nhập ít nhất cũng được hơn 30 triệu đồng, nhiều hộ thu cả 100 triệu đồng. Bên cạnh đó, từ khi Nhà nước thí điểm thực hiện chính sách chi trả dịch vụ môi trường rừng, trong năm 2011 và 2012 cả bản được hỗ trợ hơn 600 triệu đồng. Đây là đòn bẩy giúp các hộ dân khoanh nuôi, bảo vệ rừng tốt hơn.
9 bản còn lại của xã Hang Chú đều thực hiện tốt công tác bảo vệ, phát triển rừng. Sự đổi thay thể hiện rõ nhất trong nhận thức của bà con, các hộ đều ký cam kết tham gia khoanh nuôi, bảo vệ rừng, chuyển đổi đất nương bạc màu sang trồng rừng, tích cực tham gia trồng mới. Từ năm 2008 đến nay, người dân trong xã đã trồng mới 386 ha rừng; nâng diện tích rừng khoanh nuôi, bảo vệ của xã lên hơn 6.300 ha.
Theo ông Mùa Páo Tủa, Chủ tịch UBND xã Hang Chú, nhận thức của người dân trong việc bảo vệ rừng ngày càng được nâng lên rõ rệt. Nhờ giữ rừng tốt, nhiều hộ có thêm thu nhập từ việc nhận khoanh nuôi bảo vệ rừng, thu hái sơn tra. Bên cạnh đó, xã còn xây dựng, triển khai thực hiện phương án quản lý, bảo vệ rừng, phòng cháy, chữa cháy rừng trong mùa khô theo phương châm “4 tại chỗ”. Xã cũng tập trung đẩy mạnh công tác tuyên truyền, giáo dục pháp luật bảo vệ phát triển rừng để người dân chủ động giữ rừng và phát triển rừng. Hàng năm xã tổ chức cho các hộ ký cam kết bảo vệ rừng; phối hợp với các tổ chức chính trị, xã hội như: Mặt trận Tổ quốc, đoàn thanh niên, dân quân, tự vệ tham gia bảo vệ, phòng chống cháy rừng có hiệu quả. Đối với một số điểm có nguy cơ cháy rừng cao, xã thực hiện nghiêm túc chế độ trực, dự báo cháy. Nhờ đó, đã hàng chục năm nay xã Hang Chú không xảy ra vụ cháy rừng nào.
Ông Cầm Văn Ngoan, Hạt phó Hạt Kiểm lâm huyện Bắc Yên đánh giá, tình trạng phá rừng, cháy rừng trên địa bàn huyện Bắc Yên luôn diễn ra phức tạp gây nhiều khó khăn cho các lực lượng chức năng. Nhưng trên địa bàn xã Hang Chú, công tác quản lý, bảo vệ rừng và phòng cháy, chữa cháy rừng vẫn đạt được những kết quả tích cực, tình trạng phá rừng làm nương được hạn chế, không để xảy ra cháy rừng hay các điểm nóng gây bức xúc cho người dân...Hang Chú là một trong những xã đi đầu trong việc giữ rừng của huyện Bắc Yên./.
Hà Tĩnh: Ủy ban nhân dân tỉnh Hà Tĩnh vừa có Chỉ thị yêu cầu Chủ tịch Ủy ban nhân dân các cấp, các sở, ban, ngành cấp tỉnh, cơ quan đơn vị có liên quan và chủ rừng trên địa bàn tỉnh tăng cường các biện pháp bảo vệ rừng trước, trong và sau Tết Nguyên đán Giáp Ngọ 2014.
Theo đó, Ủy ban nhân dân các huyện, thị xã ngoài thực hiện tốt công tác tuyên truyền, giáo dục pháp luật về công tác bảo vệ rừng, thành lập các đoàn liên ngành kiểm tra, truy quét tình trạng khai thác, tàng trữ, vận chuyển, tiêu thụ lâm sản trái phép; chỉ đạo UBND các xã, các cơ quan chức năng, chủ rừng phối hợp với kiểm lâm địa bàn, các đồn Biên phòng đóng trên địa bàn rà soát, phân loại đối tượng vi phạm để có phương án ngăn chặn. Đồng thời tăng cường công tác quản lý hộ tịch, hộ khẩu, phát hiện đuổi người không có trách nhiệm ra khỏi rừng nhất là khu vực rừng giáp ranh, khu vực biên giới.
Các chủ rừng chủ động xây dựng kế hoạch bảo vệ rừng trước, tăng cường tuần tra, kiểm soát rừng tại gốc, phát hiện kịp thời các hành vi, vi phạm để xử lý hoặc báo cáo cơ quan chức năng, chính quyền địa phương phối hợp xử lý nghiêm theo quy định pháp luật, đảm bảo khu rừng nào cũng phải được bảo vệ tốt. Bố trí, phân công cán bộ, công nhân viên phụ trách, chỉ đạo và trực tiếp quản lý, không để người dân và các đối tượng vào rừng khai thác lâm sản trái phép. Chủ rừng để xẩy ra sai phạm trên lâm phần được giao quản lý sẽ bị xử lý nghiêm theo quy định pháp luật.
Ông Nguyễn Huy Lợi, Chi cục trưởng Chi cục Kiểm Lâm Hà Tĩnh cho biết: Đ ơn vị đã thành lập một đội gồm 30 người phối hợp chặt chẽ với chính quyền địa phương các cấp, tăng cường công tác kiểm tra, giám sát, xử lý nghiêm các hoạt động kinh doanh, chế biến, khai thác vận chuyển lâm sản trái phép; kịp thời hỗ trợ chủ rừng truy quét, ngăn chặn xóa bỏ các tụ điểm khai thác, tập kết, vận chuyển gỗ và động vật hoang dã trái phép nhất là thời gian trước, trong và sau tết Nguyên đán Giáp Ngọ 2014.
N ăm 2013, ngành Kiểm lâm Hà Tĩnh đã phát hiện, xử lý 445 vụ vi phạm, tịch thu 575m3 gỗ các loại, 1.856 kg động vật, 63 phương tiện, tang vật khác; khởi tố hình sự 4 vụ, trong đó 3 vụ đã xử lý với 6 bị can với 99 tháng tù giam... Tổng thu nộp ngân sách 5,6 tỷ đồng./.
Bạn cũng có thể quan tâm:
-
Những cây đầu tiên của tỉnh Quảng Trị được công nhận Cây Di sản Việt Nam
-
Gần 150 cây cổ thụ được công nhận là Cây Di sản Việt Nam
-
Sáu cây đầu tiên của tỉnh Kiên Giang được công nhận Cây Di sản Việt Nam
-
Thêm 4 cây cổ thụ của Hà Nội được vinh danh Cây Di sản Việt Nam
-
Cây Ruối khổng lồ của tỉnh Hải Dương được vinh danh Cây Di sản Việt Nam
-
Bảo tồn, phát triển dược liệu quý dưới tán rừng
-
Thêm 49 cây cổ thụ lọt vào danh sách Cây Di sản Việt Nam
-
Vườn quốc gia Côn Đảo đón nhận bằng công nhận Cây di sản cho 24 cây trong vườn
-
Hai cây cổ thụ vùng ven đô Thăng Long được vinh danh Cây Di sản Việt Nam
Bài viết mới:
- Những cây đầu tiên của tỉnh Quảng Trị được công nhận Cây Di sản Việt Nam (19/04/2025)
- Hai cây muỗm gắn với truyền thuyết Miếu thờ Bà Chúa Liễu Hạnh được công nhận là Cây Di sản Việt Nam (17/04/2025)
- Cộng đồng dân cư phía Bắc Thủ đô long trọng tổ chức đón bằng công nhận Cây Di sản Việt Nam (10/04/2025)
- Gần 150 cây cổ thụ được công nhận là Cây Di sản Việt Nam (09/04/2025)
- Cây Găng néo đầu tiên được công nhận Cây di sản Việt Nam (08/04/2025)
- VACNE tiếp tục phát huy phương châm “Môi trường với Cộng đồng” (04/04/2025)
- Sáu cây đầu tiên của tỉnh Kiên Giang được công nhận Cây Di sản Việt Nam (04/04/2025)
- Hoạt động bảo tồn Cây Di sản trở thành phong trào của cộng đồng nhờ sự hưởng ứng của người dân (20/03/2025)
- Hai cụ hoa Đại 1.000 năm tuổi báu vật xã Dân Quyền, huyện Tam Nông, Phú Thọ là Cây Di sản Việt Nam (20/03/2025)
- VACNE tiếp tục đóng góp công tác bảo vệ môi trường Thủ đô Hà Nội (20/03/2025)
- Cây Ruối khổng lồ của tỉnh Hải Dương được vinh danh Cây Di sản Việt Nam
- Thêm 4 cây cổ thụ của Hà Nội được vinh danh Cây Di sản Việt Nam
- Sáu cây đầu tiên của tỉnh Kiên Giang được công nhận Cây Di sản Việt Nam
- Gần 150 cây cổ thụ được công nhận là Cây Di sản Việt Nam
- Những cây đầu tiên của tỉnh Quảng Trị được công nhận Cây Di sản Việt Nam
- Cây Ruối khổng lồ của tỉnh Hải Dương được vinh danh Cây Di sản Việt Nam
- Thêm 4 cây cổ thụ của Hà Nội được vinh danh Cây Di sản Việt Nam
- Sáu cây đầu tiên của tỉnh Kiên Giang được công nhận Cây Di sản Việt Nam
- Gần 150 cây cổ thụ được công nhận là Cây Di sản Việt Nam
- Những cây đầu tiên của tỉnh Quảng Trị được công nhận Cây Di sản Việt Nam

Quảng Nam:Huyện không thống nhất cấp phép thăm dò vàng Phước Sơn
(Tin Môi Trường) - Huyện Phước Sơn cho rằng đề nghị cấp phép thăm dò vàng có hiện trạng rừng tự nhiên chiếm phần lớn diện tích, gây ảnh hưởng hệ động, thực vật, mất rừng, môi trường nên không thống nhất.

Phát hiện thiếu sót tại một số nhà máy điện gió nghìn tỷ ở Cà Mau
(Tin Môi Trường) - Qua kiểm tra nhiều nhà máy điện gió đang vận hành ở Cà Mau, ngành chức năng đã phát hiện một số thiếu sót.

Phát hiện loài sinh vật lạ trong Vườn Quốc gia Phong Nha - Kẻ Bàng
(Tin Môi Trường) - Nhóm thám hiểm tại Quảng Bình mới đây đã phát hiện một loài sinh vật lạ trong phân khu bảo vệ nghiêm ngặt của Vườn Quốc gia Phong Nha - Kẻ Bàng.
.jpg)