Nước biển dâng, dọa xóa sổ ĐBSCL
(08:11:27 AM 02/07/2012)Bộ Tài nguyên - Môi trường (TN-MT) vừa công bố kịch bản biến đổi khí hậu (BĐKH) mới nhất của Việt Nam. Đây là cơ sở cho các bộ, ngành và địa phương xây dựng, rà soát các chương trình, kế hoạch để ứng phó.
![]() |
Ngập nặng do mưa lớn và triều cường trên đường Nguyễn Hữu Cảnh, quận Bình Thạnh - TPHCM. |
Thời tiết dị thường
Bộ trưởng Bộ TN-MT Nguyễn Minh Quang cho biết kịch bản BĐKH lần này được cập nhật trên cơ sở phiên bản 2009 (chủ yếu dựa trên cơ sở tổng hợp các nghiên cứu trong và ngoài nước) nhưng được xây dựng trên cơ sở khoa học và số liệu đo đạc thực tế tại 200 trạm khí tượng, 17 trạm hải văn, số liệu quan trắc từ vệ tinh và số liệu tính toán từ các mô hình khác nhau.
Bên cạnh đó, các kịch bản về nhiệt độ, lượng mưa, nước biển dâng được tính toán chi tiết đến từng khu vực nhỏ, đặc biệt là các vùng ven biển. Thời kỳ dùng để so sánh sự thay đổi khí hậu là năm 1980 - 1999, cập nhật theo giai đoạn trong báo cáo lần 4 của liên bang Chính phủ về BĐKH (liên bang của các nước thành viên Liên Hiệp Quốc).
So với phiên bản 2009, kịch bản cập nhật mô tả BĐKH mới có phần “xấu” hơn. Chẳng hạn, mức tăng nhiệt độ trung bình năm ở các khu vực thuộc Bắc Trung Bộ có thể tới 3,50C (trong khi phiên bản 2009 chỉ có 2,80C) hoặc lượng mưa mùa khô cả nước có thể giảm đến 30% (phiên bản 2009 chỉ là 18%).
Cụ thể, đến năm 2100, nhiệt độ trung bình tăng 2-30C, riêng Hà Tĩnh đến Quảng Trị, nhiệt độ tăng nhanh so với cả nước khoảng 3,10C- 3,40C. Số ngày nắng nóng (nhiệt độ trên 350C) tăng từ 10 - 20 trên cả nước. Lượng mưa tăng 2% - 7%/năm, riêng Tây Nguyên và Nam Trung Bộ chỉ tăng dưới 3%.
Đáng lo ngại là lượng mưa có xu hướng giảm vào mùa khô và tăng trong mùa mưa, thậm chí các khu vực khác nhau có thể xuất hiện ngày mưa dị thường với lượng mưa gấp đôi kỷ lục hiện nay. Khí áp tăng trên toàn lãnh thổ đất liền và biển Đông nhưng độ ẩm lại giảm, nhất là khu vực Đông Bắc Bộ và Nam Bộ.
Ngoại thành TPHCM sẽ ngập nặng
Tác động của BĐKH được chia thành 3 cấp độ: thấp, trung bình và cao, dựa trên cấp độ phát thải nhà kính, cũng đồng nghĩa với sự phát triển của kinh tế - xã hội.
Theo kịch bản phát thải trung bình, nếu mực nước biển dâng 1 m thì 2,5% diện tích các tỉnh ven biển miền Trung, 10% diện tích đồng bằng sông Hồng, 20% diện tích TPHCM và 39% diện tích ĐBSCL sẽ bị ngập. Tỉ lệ dân số bị ảnh hưởng của từng khu vực nói trên lần lượt là 7%, 9%, 9% và 35%.
Nước biển dâng sẽ khiến trên 4% hệ thống đường sắt, 9% hệ thống quốc lộ và 12% hệ thống tỉnh lộ bị ảnh hưởng. Các tỉnh ĐBSCL như: Cà Mau, Bạc Liêu, Kiên Giang, Hậu Giang có nguy cơ ngập phần lớn diện tích. Tại TPHCM, ngập nặng sẽ xảy ra trên địa bàn các quận 2, 9, Bình Tân và huyện Cần Giờ, Bình Chánh, Hóc Môn, Củ Chi.
Trường hợp lượng phát thải thế giới và Việt Nam quá cao, BĐKH diễn biến theo chiều hướng xấu hơn dẫn đến mực nước biển dâng 2 m. Khi đó, ĐBSCL sẽ gần như bị “xóa sổ” với diện tích ngập hơn 92%. Hai đầu mối phát triển kinh tế đồng bằng sông Hồng và khu vực TPHCM cũng ngập nặng từ 30% - 36% diện tích.
Nên phân kỳ thực hiện Bộ TN-MT khuyến nghị các bộ, ngành và địa phương sớm cập nhật kịch bản mới vào các chương trình, kế hoạch ứng phó BĐKH cụ thể. Tuy kịch bản BĐKH có tầm nhìn đến năm 2100 nhưng việc triển khai xây dựng, thực hiện các giải pháp ứng phó không nhất thiết phải tiến hành đại trà ở quy mô thế kỷ mà nên phân kỳ thực hiện, xác định mức độ ưu tiên để tập trung nguồn lực cho phù hợp. Kịch bản thấp và trung bình có thể áp dụng đối với các tiêu chuẩn thiết kế công trình mang tính không lâu dài và quy hoạch ngắn hạn, còn kịch bản cao áp dụng cho các công trình mang tính vĩnh cửu, quy hoạch dài hạn. |
Bạn cũng có thể quan tâm:
-
Hà Nội sắp nắng nóng 33-35 độ C
-
Dự báo thời tiết Tết Nguyên đán Ất Tỵ 2025
-
Vì sao ngày nào cũng báo không khí lạnh mà trời vẫn "nắng chang chang"?
-
Vì sao năm nay xuất hiện nhiều siêu bão với sức tàn phá khủng khiếp?
-
Áp thấp nhiệt đới đã mạnh lên thành bão số 4
-
Việt Nam, Nhật Bản cùng dự báo ngày 17-9 áp thấp nhiệt đới có thể vào Biển Đông thành bão số 4
-
Miền Bắc sắp mưa phủ rộng, cảnh báo nguy cơ lũ quét, sạt lở đất
-
Mưa to ở Nam Bộ, thời tiết TP.HCM diễn biến ra sao?
-
Lũ chưa kịp rút, Bắc Bộ vẫn mưa to xối xả
Bài viết mới:
- Những cây đầu tiên của tỉnh Quảng Trị được công nhận Cây Di sản Việt Nam (19/04/2025)
- Hai cây muỗm gắn với truyền thuyết Miếu thờ Bà Chúa Liễu Hạnh được công nhận là Cây Di sản Việt Nam (17/04/2025)
- Cộng đồng dân cư phía Bắc Thủ đô long trọng tổ chức đón bằng công nhận Cây Di sản Việt Nam (10/04/2025)
- Gần 150 cây cổ thụ được công nhận là Cây Di sản Việt Nam (09/04/2025)
- Cây Găng néo đầu tiên được công nhận Cây di sản Việt Nam (08/04/2025)
- VACNE tiếp tục phát huy phương châm “Môi trường với Cộng đồng” (04/04/2025)
- Sáu cây đầu tiên của tỉnh Kiên Giang được công nhận Cây Di sản Việt Nam (04/04/2025)
- Hoạt động bảo tồn Cây Di sản trở thành phong trào của cộng đồng nhờ sự hưởng ứng của người dân (20/03/2025)
- Hai cụ hoa Đại 1.000 năm tuổi báu vật xã Dân Quyền, huyện Tam Nông, Phú Thọ là Cây Di sản Việt Nam (20/03/2025)
- VACNE tiếp tục đóng góp công tác bảo vệ môi trường Thủ đô Hà Nội (20/03/2025)

Động đất có độ lớn 3.8 tại Kon Plông, Kon Tum
(Tin Môi Trường) - Theo Trung tâm Báo tin Động đất và Cảnh báo Sóng thần, Viện Vật lý Địa cầu (Viện Hàn lâm Khoa học và Công nghệ Việt Nam), chiều 8/12, một trận động đất có độ lớn 3.8 đã xảy ra tại huyện Kon Plông, tỉnh Kon Tum; không gây thiệt hại về người và tài sản.

Khôi phục tầng ozone, giảm thiểu biến đổi khí hậu
(Tin Môi Trường) - Ngày Quốc tế bảo vệ tầng ozone được tổ chức vào ngày 16/9 hằng năm nhằm tăng cường sự hiểu biết Nghị định thư Montreal về các chất làm suy giảm tầng ozone, nâng cao nhận thức, truyền tải các thông điệp bảo vệ tầng ozone tới cộng đồng.

Dự báo chỉ số cực đại bức xạ tia cực tím và tiềm năng nhiệt ngày 28/6/2023
(Tin Môi Trường) - Theo Trung tâm Dự báo khí tượng thủy văn quốc gia, ngày 28/6/2023, hầu hết các tỉnh thành trên cả nước đều có chỉ số UV ở mức nguy cơ gây hại cao đến rất cao (6.6 - 9.7), riêng thủ đô Hà Nội và Cần Thơ ở ngưỡng cao (6.2 - 7.4).
.jpg)