Thế giới "sốc" với sức mạnh kinh hoàng của bão Hải Yến
(09:44:12 AM 09/11/2013)Hải Yến là cơn bão mạnh nhất trong năm 2013 đồng thời là một trong 4 siêu bão mạnh nhất trong lịch sử nhân loại tấn công Philippines. Đây là nhận định chung của hãng thông tấn AP, AFP và nhiều hãng truyền thông của Mỹ (CNN, Reuters, NBC), của Anh (BBC, Guardian) cũng như các chuyên trang thời tiết Sky.com và The Accuweather. Giới truyền thông phần lớn đều bàng hoàng về sức mạnh, tầm ảnh hưởng cực rộng và đặc biệt là mức độ tàn phá vô cùng lớn của cơn bão khủng khiếp này.
Siêu bão Hải Yến có thể gây ra sóng thần cao 7 mét
Hãng tin CNN (Mỹ) cho biết, với sức gió 195mph (315 kph) và giật mạnh 235mph (380 kph), bao trùm trong phạm vi 1.850 km tương đương với 2/3 đất nước Philippines, siêu bão Hải Yến gây ra tai họa thảm khốc, tốc mái lật đổ tường nhà, cây cối và cột điện bị phá hỏng, tình trạng mất điện có thể kéo dài hàng tuần đến hàng tháng và hầu hết các khu vực mà bão đi qua sẽ không thể trở lại cuộc sống trong nhiều tuần hoặc nhiều tháng tới.
Còn chuyên trang thời tiết The Accuweather.com đánh giá, siêu bão Hải Yến lúc cao điểm mạnh không kém gì với cơn bão Tip kinh hoàng vào năm 1979 với áp suất áp suất đạt 870 hectoPascals. Hải Yến trở thành một trong 4 cơn bão mạnh nhất ở Đại Tây Dương, gồm Tip (1979), Camille (1969) và Allen (1980), đều có sức gió là trên 300 km/giờ. Hải Yến cũng vượt xa những cơn bão mạnh nhất từng đổ bộ vào Philippines như Nari, Utor và Krosa. Kéo theo bão còn có lũ quét, sạt lở nghiêm trọng và sóng thần cao tới 7 mét.
Dự kiến nó sẽ tàn phá miền trung nước ta vào Chủ nhật
Theo thống kê của các phương tiện truyền thông, ngay trong ngày đầu đổ bộ, siêu bão đã cướp đi sinh mạng 4 người dân, trong đó có cả phụ nữ và trẻ em. Đến nay đã có 125.000 người đã được sơ tán tránh bão. Các chuyên gia khí tượng cảnh báo, khoảng 12 triệu người dân Philippines sẽ bị ảnh hưởng nặng bởi cơn bão. Hải Yến là cơn bão nhiệt đới thứ 24 đổ bộ vào Philippines trong năm nay. Năm ngoái bão Bopha, với sức gió tối đa 175 mph đã giết chết 1.100 người dân Philippines.
Đáng chú ý, các hãng truyền thông đều quan tâm đến hướng di chuyển của cơn bão Hải Yến. Theo đó, sau khi trút cơn hung thần vào Philippines, siêu bão Hải Yến sẽ di chuyển phía tây-tây bắc đâm thẳng vào miền Trung Việt Nam. Theo Sky.com (Anh) cho biết, các chuyên gia khí tượng lo sợ siêu bão Hải Yến sau khi suy yến hơn vào thứ Bẩy thì có thể mạnh hơn nữa khi nó đến gần biển Việt Nam và dự kiến sẽ đổ bộ vào Huế và Đà Nẵng.
Bạn cũng có thể quan tâm:
-
Động đất có độ lớn 3.8 tại Kon Plông, Kon Tum
-
Tỉnh đầu tiên ở miền Tây công bố tình huống khẩn cấp về thiên tai xâm nhập mặn, thiếu nước
-
Bão Trà Mi tăng lên cấp 11, giật cấp 14 và đang tiến vào vùng biển nước ta
-
Quảng Ninh lo ngại nguy cơ cháy rừng sau bão Yagi
-
Bão Krathon dự báo vào Biển Đông nhưng đột ngột vòng lên phía Đài Loan
-
Ninh Thuận:Trẻ em bị nước cuốn trôi khi đi qua bờ tràn
-
Mực nước nhiều sông tại Hải Dương lên mức trên báo động 3
-
Bão Yagi khiến 14 người tử vong, 220 người bị thương, 7.390 nhà hư hỏng
-
Thanh Hóa: Bờ sông Chu sạt lở, người dân lo làng bị "nuốt"
Bài viết mới:
- Những cây đầu tiên của tỉnh Quảng Trị được công nhận Cây Di sản Việt Nam (19/04/2025)
- Hai cây muỗm gắn với truyền thuyết Miếu thờ Bà Chúa Liễu Hạnh được công nhận là Cây Di sản Việt Nam (17/04/2025)
- Cộng đồng dân cư phía Bắc Thủ đô long trọng tổ chức đón bằng công nhận Cây Di sản Việt Nam (10/04/2025)
- Gần 150 cây cổ thụ được công nhận là Cây Di sản Việt Nam (09/04/2025)
- Cây Găng néo đầu tiên được công nhận Cây di sản Việt Nam (08/04/2025)
- VACNE tiếp tục phát huy phương châm “Môi trường với Cộng đồng” (04/04/2025)
- Sáu cây đầu tiên của tỉnh Kiên Giang được công nhận Cây Di sản Việt Nam (04/04/2025)
- Hoạt động bảo tồn Cây Di sản trở thành phong trào của cộng đồng nhờ sự hưởng ứng của người dân (20/03/2025)
- Hai cụ hoa Đại 1.000 năm tuổi báu vật xã Dân Quyền, huyện Tam Nông, Phú Thọ là Cây Di sản Việt Nam (20/03/2025)
- VACNE tiếp tục đóng góp công tác bảo vệ môi trường Thủ đô Hà Nội (20/03/2025)

Hà Nội sắp nắng nóng 33-35 độ C
(Tin Môi Trường) - Từ ngày 26 đến 28-3, khu vực Tây Bắc Bộ và từ Thanh Hóa đến Huế có khả năng nắng nóng diện rộng đầu tiên trong năm nay

Khôi phục tầng ozone, giảm thiểu biến đổi khí hậu
(Tin Môi Trường) - Ngày Quốc tế bảo vệ tầng ozone được tổ chức vào ngày 16/9 hằng năm nhằm tăng cường sự hiểu biết Nghị định thư Montreal về các chất làm suy giảm tầng ozone, nâng cao nhận thức, truyền tải các thông điệp bảo vệ tầng ozone tới cộng đồng.

Dự báo chỉ số cực đại bức xạ tia cực tím và tiềm năng nhiệt ngày 28/6/2023
(Tin Môi Trường) - Theo Trung tâm Dự báo khí tượng thủy văn quốc gia, ngày 28/6/2023, hầu hết các tỉnh thành trên cả nước đều có chỉ số UV ở mức nguy cơ gây hại cao đến rất cao (6.6 - 9.7), riêng thủ đô Hà Nội và Cần Thơ ở ngưỡng cao (6.2 - 7.4).
.jpg)