Sông Krông Nô bị sạt lở nghiêm trọng
(18:00:22 PM 05/10/2017)(Tin Môi Trường) - Sông Krông Nô - ranh giới giữa 2 tỉnh Đắk Nông và Đắk Lắk (Đắk Lắk gọi là sông Krông Na) đang bị sạt lở nghiêm trọng làm mất hàng trăm héc ta đất sản xuất, cuốn trôi nhà cửa người dân và đe dọa an toàn các công trình giao thông, thủy lợi. Điều đáng nói, đây không phải là vấn đề mới phát sinh mà đã tồn tại nhiều năm nay, nhưng chưa có giải pháp quản lý, khắc phục hiệu quả.
>> Danh mục bí mật nhà nước lĩnh vực tài nguyên và môi trường >> VACNE cùng cộng đồng sôi nổi chuẩn bị kỷ niệm 15 Năm sự kiện Bảo tồn Cây Di sản Việt Nam >> Vì sao chuyển đổi 38ha rừng phòng hộ tự nhiên để sản xuất xi măng? >> Cây Đa Đình Giải: biểu tượng xanh trường tồn nhận danh hiệu Cây Di sản Việt Nam >> Mộ Hải Thượng Lãn Ông được công nhận di tích quốc gia đặc biệt
Ảnh: IE
Gia đình ông Nguyễn Văn Đông có khoảng 2 ha đất sản xuất tại cánh đồng Đắk Rền, xã Nâm N’Đir, huyện Krông Nô. Hàng năm, ông Đông cấy hai vụ lúa và trồng thêm các loại cây trồng khác như: Ngô, khoai lang, rau, đậu... Đất đai màu mỡ, nguồn nước dồi dào cho năng suất cao, mang lại nguồn thu nhập khá cho gia đình, nhưng vài năm trở lại đây, ông lo lắng bởi nguồn tư liệu sản xuất bị bóc từng mảng cuốn theo dòng nước do sạt lở bờ sông Krông Nô. Trước đây lòng sông hẹp, tình trạng sạt lở bờ sông xảy ra liên tục và nghiêm trọng khiến nhiều diện tích ở và sản xuất của bà con đổ hết xuống sông nên lòng sông mới mở rộng như hiện nay. Sạt lở bờ sông làm mất của gia đình gần 1 ha đất canh tác và mới đây căn chòi rẫy rộng gần 50 m2 cùng nhiều dụng cụ lao động đã đổ ập xuống lòng sông”, ông Đông nói.
Gia đình chị Trần Thị Thảo ở gần đó cũng đang sống trong thấp thỏm, lo sợ. Qua 10 năm, tình trạng sạt lở nghiêm trọng không chỉ lấy đi một sào đất canh tác mà còn lo ngôi nhà không biết đổ xuống sông lúc nào. Để ngăn chặn tình trạng sạt lở, gia đình đã dùng mọi biện pháp như trồng cỏ dọc bờ sông làm kè nhưng vẫn không thể ngăn chặn nổi. Nhiều nhà không dám ở đã chuyển đi nơi khác, còn gia đình bà chưa có điều kiện mua đất nên vẫn phải ở. Gia đình mong chính quyền sớm có giải pháp ngăn chặn sạt lở bờ sông để người dân yên tâm sản xuất.
Không chỉ gia đình ông Đông, bà Thảo mà nhiều hộ dân khác dọc sông Krông Nô qua địa bàn xã Nâm N’Đir cũng đang sống trong cảnh lo âu, bức xúc vì hàng ngày đang chứng kiến đất đai, tài sản bị dòng sông “nuốt chửng”.
Ông Lê Đức Cường, Chủ tịch xã Nâm N’Đir cho biết, toàn xã đã có 15 ha đất sản xuất và hoa màu của gần 50 hộ dân bị sạt lở. Vị trí sạt lở nặng nhất tại khu vực gần trạm bơm số 3, số 4 và số 5 công trình thủy lợi Đăk Rền. Nhiều điểm sạt lở chỉ còn cách đường giao thông nội đồng chỉ 3-4m. UBND xã Nâm N’Đir đã gửi nhiều báo cáo lên cấp trên và UBND tỉnh cũng có văn bản chỉ đạo nhưng đến nay vẫn chưa có hỗ trợ, bồi thường cho người dân và chưa có giải pháp hữu hiệu để chống tình trạng sạt lở bờ sông.
Trước tình trạng này, cuối tháng 9/2017, Sở Tài nguyên và Môi trường Đắk Nông phối hợp với các ngành liên quan, huyện Krông Nô tiến hành khảo sát, đánh giá toàn diện tình hình sạt lở để đưa ra những giải pháp khắc phục . Theo đó, dọc sông Krông Nô có 19 điểm sạt lở xung yếu với tổng chiều dài hơn 8,5 km, kéo dài trên địa bàn 5 xã của huyện Krông Nô gồm: Quảng Phú, Đắk Nang, Đức Xuyên, Nâm N’Đir và Buôn Choah. Các điểm sạt lở có bề rộng từ 5 – 30m, chiều sâu khoảng 5 -10m.
Nguyên nhân dẫn đến sạt lở bờ sông là do tình trạng khai thác cát quá mức tập trung tại một điểm trong thời gian dài, dẫn đến lòng sông bị khoét sâu, gây sạt lở. Bên cạnh đó, hoạt động xả nước của Nhà máy thủy điện Buôn Tua Srah đã dẫn đến lưu lượng nước trên sông Krông Nô bị thay đổi thất thường trong ngày dẫn đến phá vỡ kết cấu địa chất của bờ sông ở những khu vực có địa chất yếu, gây sạt lở đất. Ngoài ra, tất cả các khu vực sạt lở đều có kết cấu địa chất là đất phù sa bồi đắp, chủ yếu là đất cát pha nên rất yếu và dễ bị sạt lở khi quá trình xâm thực xảy ra, đặc biệt ở những đoạn sông uốn khúc.
Giám đốc Sở Tài nguyên và Môi trường Đắk Nông Đàm Quang Trung cho biết: Để kịp thời xử lý vấn đề sạt lở dọc bờ sông Krông Nô nhằm đảm bảo tính mạng, tài sản, sản xuất của người dân, bảo đảm việc khai thác cát không ảnh hưởng tới môi trường, Sở đã kiến nghị UBND tỉnh Đắk Nông tạm dừng cấp giấy phép mới; tạm đình chỉ hoạt động khai thác cát của các Công ty Xuân Bình, Công ty Phú Bình và Doanh nghiệp tư nhân Quỳnh Mai ở những khu vực đang sạt lở nhằm giảm thiểu tình trạng sạt lở bờ sông gây ảnh hưởng đến sản xuất của người dân. Đồng thời tăng cường công tác kiểm tra, giám sát hoạt động khai thác cát, đặc biệt là các khu vực thường xảy ra tình trạng sạt lở; kịp thời phát hiện và xử lý nghiêm các hành vi vi phạm của các tổ chức cá nhân.
Bên cạnh đó, tỉnh Đắk Nông yêu cầu Công ty Thủy điện Buôn Kuốp có phương án vận hành nhà máy thủy điện Buôn Tua Srah theo chiều hướng điều tiết nước với lưu lượng ổn định, không đóng, xả bất thường và các phương án khác để giảm thiểu tối đa nguyên nhân gây sạt lở bờ sông. Yêu cầu công ty thủy điện và các doanh nghiệp khai thác cát khẩn trương phối hợp với chính quyền địa phương tổ chức khảo sát, đánh giá xác định thiệt hại để đền bù, hỗ trợ cho cho người dân khu vực ảnh hưởng.
Anh Dũng -TTXVN
Bạn cũng có thể quan tâm:
-
Động đất có độ lớn 3.8 tại Kon Plông, Kon Tum
-
Tỉnh đầu tiên ở miền Tây công bố tình huống khẩn cấp về thiên tai xâm nhập mặn, thiếu nước
-
Bão Trà Mi tăng lên cấp 11, giật cấp 14 và đang tiến vào vùng biển nước ta
-
Quảng Ninh lo ngại nguy cơ cháy rừng sau bão Yagi
-
Bão Krathon dự báo vào Biển Đông nhưng đột ngột vòng lên phía Đài Loan
-
Ninh Thuận:Trẻ em bị nước cuốn trôi khi đi qua bờ tràn
-
Mực nước nhiều sông tại Hải Dương lên mức trên báo động 3
-
Bão Yagi khiến 14 người tử vong, 220 người bị thương, 7.390 nhà hư hỏng
-
Thanh Hóa: Bờ sông Chu sạt lở, người dân lo làng bị "nuốt"
Bài viết mới:
- Hoạt động bảo tồn Cây Di sản trở thành phong trào của cộng đồng nhờ sự hưởng ứng của người dân (20/03/2025)
- Hai cụ hoa Đại 1.000 năm tuổi báu vật xã Dân Quyền, huyện Tam Nông, Phú Thọ là Cây Di sản Việt Nam (20/03/2025)
- VACNE tiếp tục đóng góp công tác bảo vệ môi trường Thủ đô Hà Nội (20/03/2025)
- Thêm 4 cây cổ thụ của Hà Nội được vinh danh Cây Di sản Việt Nam (20/03/2025)
- VACNE cùng cộng đồng sôi nổi chuẩn bị kỷ niệm 15 Năm sự kiện Bảo tồn Cây Di sản Việt Nam (12/03/2025)
- Tâm sự của GS.TSKH Đặng Huy Huỳnh nhân 15 năm Sự kiện Bảo tồn Cây Di sản Việt Nam (12/03/2025)
- Những cây cổ thụ đầu tiên của huyện Sơn Dương, tỉnh Tuyên Quang được vinh danh cây Di sản Việt Nam (25/02/2025)
- Cây cổ thụ kỳ lạ vùng chân núi Tam Đảo được công nhận Cây Di sản Việt Nam (25/02/2025)
- Cây Rỏi mật đầu tiên ở nước ta được công nhận Cây Di sản Việt Nam (25/02/2025)
- Vận động ngư dân đưa rác về bờ và câu chuyện thay đổi hành vi ở tỉnh Phú Yên (20/02/2025)

Hà Nội sắp nắng nóng 33-35 độ C
(Tin Môi Trường) - Từ ngày 26 đến 28-3, khu vực Tây Bắc Bộ và từ Thanh Hóa đến Huế có khả năng nắng nóng diện rộng đầu tiên trong năm nay

Khôi phục tầng ozone, giảm thiểu biến đổi khí hậu
(Tin Môi Trường) - Ngày Quốc tế bảo vệ tầng ozone được tổ chức vào ngày 16/9 hằng năm nhằm tăng cường sự hiểu biết Nghị định thư Montreal về các chất làm suy giảm tầng ozone, nâng cao nhận thức, truyền tải các thông điệp bảo vệ tầng ozone tới cộng đồng.

Dự báo chỉ số cực đại bức xạ tia cực tím và tiềm năng nhiệt ngày 28/6/2023
(Tin Môi Trường) - Theo Trung tâm Dự báo khí tượng thủy văn quốc gia, ngày 28/6/2023, hầu hết các tỉnh thành trên cả nước đều có chỉ số UV ở mức nguy cơ gây hại cao đến rất cao (6.6 - 9.7), riêng thủ đô Hà Nội và Cần Thơ ở ngưỡng cao (6.2 - 7.4).
.jpg)