"Quả bom hẹn giờ" khủng khiếp nhất Trái đất sắp thức giấc?
(22:40:55 PM 22/06/2017)(Tin Môi Trường) - Siêu núi lửa Yellowstone ở Mỹ đã phải hứng chịu hơn 400 trận động đất trong một tuần qua, khiến nhiều người lo ngại đến thời khắc siêu núi lửa này tỉnh giấc.
>> Hà Nội sắp nắng nóng 33-35 độ C >> Thống nhất tên gọi Bộ Nông nghiệp và Môi trường sau hợp nhất hai bộ >> Phó Thủ tướng chủ trì họp bàn phương án hợp nhất Bộ NN&PTNT và Bộ TN&MT >> Các nhà khoa học thế giới bàn về môi trường trái đất tại Quy Nhơn >> Hội BVTN&MT Việt Nam cùng thống nhất hành động và triển khai các nhiệm vụ mới
Siêu núi lửa Yellowstone thức giấc gây ra thảm họa đối với nước Mỹ và cả thế giới.
Theo Newsweek, từ ngày 12-19.6, tại khu vực siêu núi lửa Yellowstone, các nhà địa chất Mỹ đã được tổng cộng 464 cơn địa chấn.
Đa số địa chấn đều có cường độ nhỏ, dưới 1 độ richter do xảy ra ở độ sâu khoảng 14km. Nhưng cơn địa chấn mạnh nhất xảy ra ở công viên quốc gia Yellowstone, được ghi nhận lên tới 4,5 độ richter, theo các nhà khoa học đến từ trường Đại học Utah, đơn vị hỗ trợ theo dõi siêu núi lửa Yellowstone.
“Người dân ở thị trấn Tây Yellowstone, Gardiner, Montana, công viên quốc gia Yellowstone và nhiều khu vực lân cận khác đều cảm nhận thấy hiện tượng rung lắc dữ dội”, nhóm nghiên cứu nói.
Ngoài ra, các nhà nghiên cứu cũng đo được khoảng 30 trận động mạnh 2 độ richter và 4 trận động đất mạnh 3 độ richter.
Tính đến ngày 19.6, có 464 cơn địa chấn được ghi nhận. “Đây là con số trận động đất lớn nhất xảy ra trong khoảng một tuần suốt 5 năm qua”, các nhà khoa học nói.
Lượng magma khổng lồ bên dưới núi lửa Yellowstone.
Hoạt động địa chất và động đất trong khu vực cho thấy dấu hiệu của một vụ phun trào sắp xảy ra, dù các nhà nghiên cứu từng dự đoán tỷ lệ để siêu núi lửa Yellowstone thức giấc vào thời điểm này là rất thấp.
Dù siêu núi lửa Yellowstone đã chìm sâu vào giấc ngủ 70.000 năm qua nhưng chỉ một tác động nhỏ như các cơn địa chấn cũng có thể là ngòi nổ cho quả bom nguy hiểm nhất thế giới phát nổ. Siêu núi lửa này được đánh giá là 1 trong 4 "quả bom hẹn giờ" khủng khiếp nhất Trái đất.
Các chuyên gia tại cơ quan khảo sát địa chất Mỹ (USGS) nói mối đe dọa phun trào của siêu núi Yellowstone hiện ở mức thấp. Mức độ cảnh báo thông thường và mã màu hàng không là màu xanh, có nghĩa là không đe dọa đến các chuyến bay qua khu vực.
Tuy nhiên, các chuyên gia sẽ cần thêm thời gian để tìm hiểu vì sao động đất lại xảy ra hàng loạt ở khu vực này cũng như giám sát kỹ lưỡng siêu núi lửa Yellowstone, đề phòng trường hợp xấu bất ngờ xảy ra.
Siêu núi lửa Yellowstone được đánh giá là 1 trong 4 "quả bom hẹn giờ" khủng khiếp nhất Trái đất.
Nhưng liệu điều gì sẽ xảy ra nếu siêu núi lửa thức giấc? Năm 2014, các nhà khoa học và USGS đã công bố tài liệu, giả định trường hợp siêu núi lửa Yellowstone phun trào trở lại.
Theo đó, gần như toàn bộ bầu trời nước Mỹ sẽ bị phủ kín bởi đám mây khói bụi khổng lồ. Lượng bụi đủ dày để làm sập cả các mái nhà của các khu vực lân cận.Cũng như Chỉ trong vài ngày sau thảm họa, bầu không khí trở nên nghẹt thở bởi bụi làm cho thảm thực vật dần bị chết đi, nguồn nước ô nhiễm và tất yếu là sự khan hiếm thực phẩm trên toàn nước Mỹ.
Giáo sư Stephen Self đến từ trường Đại học ở Anh dự đoán rằng người dân sẽ tràn sang biên giới Mexico hay các quốc gia khác và làn sóng di cư này có thể giết chết hàng triệu người.
Trong trường hợp xấu nhất, không chỉ tính mạng của người dân Mỹ mà còn cả thế giới có thể bị đe dọa vì siêu núi lửa Yellowstone có thể đưa Trái đất trở về thời kỳ tiểu băng hà.
(Theo Newsweek/Dân việt)
Bạn cũng có thể quan tâm:
-
Động đất có độ lớn 3.8 tại Kon Plông, Kon Tum
-
Tỉnh đầu tiên ở miền Tây công bố tình huống khẩn cấp về thiên tai xâm nhập mặn, thiếu nước
-
Bão Trà Mi tăng lên cấp 11, giật cấp 14 và đang tiến vào vùng biển nước ta
-
Quảng Ninh lo ngại nguy cơ cháy rừng sau bão Yagi
-
Bão Krathon dự báo vào Biển Đông nhưng đột ngột vòng lên phía Đài Loan
-
Ninh Thuận:Trẻ em bị nước cuốn trôi khi đi qua bờ tràn
-
Mực nước nhiều sông tại Hải Dương lên mức trên báo động 3
-
Bão Yagi khiến 14 người tử vong, 220 người bị thương, 7.390 nhà hư hỏng
-
Thanh Hóa: Bờ sông Chu sạt lở, người dân lo làng bị "nuốt"
Bài viết mới:
- Cộng đồng dân cư phía Bắc Thủ đô long trọng tổ chức đón bằng công nhận Cây Di sản Việt Nam (10/04/2025)
- Gần 150 cây cổ thụ được công nhận là Cây Di sản Việt Nam (09/04/2025)
- Cây Găng néo đầu tiên được công nhận Cây di sản Việt Nam (08/04/2025)
- Sáu cây đầu tiên của tỉnh Kiên Giang được công nhận Cây Di sản Việt Nam (04/04/2025)
- Hoạt động bảo tồn Cây Di sản trở thành phong trào của cộng đồng nhờ sự hưởng ứng của người dân (20/03/2025)
- Hai cụ hoa Đại 1.000 năm tuổi báu vật xã Dân Quyền, huyện Tam Nông, Phú Thọ là Cây Di sản Việt Nam (20/03/2025)
- VACNE tiếp tục đóng góp công tác bảo vệ môi trường Thủ đô Hà Nội (20/03/2025)
- Thêm 4 cây cổ thụ của Hà Nội được vinh danh Cây Di sản Việt Nam (20/03/2025)
- VACNE cùng cộng đồng sôi nổi chuẩn bị kỷ niệm 15 Năm sự kiện Bảo tồn Cây Di sản Việt Nam (12/03/2025)
- Tâm sự của GS.TSKH Đặng Huy Huỳnh nhân 15 năm Sự kiện Bảo tồn Cây Di sản Việt Nam (12/03/2025)

Hà Nội sắp nắng nóng 33-35 độ C
(Tin Môi Trường) - Từ ngày 26 đến 28-3, khu vực Tây Bắc Bộ và từ Thanh Hóa đến Huế có khả năng nắng nóng diện rộng đầu tiên trong năm nay

Khôi phục tầng ozone, giảm thiểu biến đổi khí hậu
(Tin Môi Trường) - Ngày Quốc tế bảo vệ tầng ozone được tổ chức vào ngày 16/9 hằng năm nhằm tăng cường sự hiểu biết Nghị định thư Montreal về các chất làm suy giảm tầng ozone, nâng cao nhận thức, truyền tải các thông điệp bảo vệ tầng ozone tới cộng đồng.

Dự báo chỉ số cực đại bức xạ tia cực tím và tiềm năng nhiệt ngày 28/6/2023
(Tin Môi Trường) - Theo Trung tâm Dự báo khí tượng thủy văn quốc gia, ngày 28/6/2023, hầu hết các tỉnh thành trên cả nước đều có chỉ số UV ở mức nguy cơ gây hại cao đến rất cao (6.6 - 9.7), riêng thủ đô Hà Nội và Cần Thơ ở ngưỡng cao (6.2 - 7.4).
.jpg)