Lũ lụt tồi tệ nhất 30 năm ở Trung Quốc, binh sĩ tức tốc xây đê chắn lũ 
(19:55:08 PM 15/07/2020)
(Tin Môi Trường) - Lũ lụt trên các vùng rộng lớn ở miền Trung và miền Đông Trung Quốc khiến hơn 140 người thiệt mạng, ảnh hưởng đến 38 triệu người và phá hủy 28.000 ngôi nhà.
>> Thống nhất tên gọi Bộ Nông nghiệp và Môi trường sau hợp nhất hai bộ >> Phó Thủ tướng chủ trì họp bàn phương án hợp nhất Bộ NN&PTNT và Bộ TN&MT >> Hội BVTN&MT Việt Nam cùng thống nhất hành động và triển khai các nhiệm vụ mới >> Ảnh "Voọc mũi hếch" giành giải nhất cuộc thi "Chim và thú hoang dã Việt Nam 2024" >> Dự án Dynapath giành giải thưởng Tác Động Bền Vững Nhất tại cuộc thi Sustainable Hospitality Challenge 2024 toàn cầu
Đây là đợt lũ lụt tồi tệ nhất ở Trung Quốc trong hơn 30 năm qua, khi các khu vực trên cả nước trải qua nhiều tuần mưa lớn. Trong ảnh, đường phố và các ngôi nhà ngập trong nước sau khi một con đập ở thành phố Cửu Giang, tỉnh Giang Tây bị vỡ vì mưa lũ.
Vũ Hán, đô thị 11 triệu dân từ là tâm dịch Covid-19 của thế giới nay tiếp tục hứng chịu mưa lũ lịch sử và nằm trong số các khu vực được theo dõi chặt chẽ vì mực nước sông dâng cao.
Nước sông Trường Giang đoạn chảy qua Vũ Hán dâng cao do lũ. Mực nước sông dự kiến tiếp tục dâng trong tuần, theo truyền thông nhà nước Trung Quốc.
Mực nước 433 con sông ở Trung Quốc vượt mức nguy hiểm kể từ đầu tháng 6, trong đó mực nước của 33 con sông dâng cao kỷ lục. Hơn 200 con sông bị vỡ đê gây ngập lụt nghiêm trọng khu vực xung quanh, các quan chức của Bộ Tài nguyên Nước Trung Quốc cho biết. Các nhà chức trách cảnh báo điều tồi tệ nhất vẫn chưa đến.
Đa số những con sông trên nằm trong vùng lưu vực khổng lồ của sông Trường Giang, chảy từ phía tây sang đông - là vùng đường thủy dài nhất, quan trọng nhất Trung Quốc và có mật độ dân cư đông đúc, kết nối các đô thị công nghiệp lớn.
Các tỉnh chịu thiệt hại nặng nề nhất vì mưa lũ là Giang Tây, Hồ Bắc và Hồ Nam ở miền Trung; An Huy, Chiết Giang và Giang Tô ở miền Đông và thành phố lớn phía tây nam Trùng Khánh. Trong ảnh, mọi người xếp bao cát làm thành chắn lũ ở Cửu Giang, thành phố nằm bên bờ sông Trường Giang ở tỉnh Giang Tây.
Trong bối cảnh mức độ cảnh báo mưa lũ ngày càng tăng, Chủ tịch Tập Cận Bình hôm 12/7 kêu gọi chính quyền ở các khu vực chịu thiệt hại nặng nề huy động nguồn lực trợ giúp người dân, đồng thời kêu gọi dân chúng hãy “can đảm”. Trong ảnh, các binh sĩ Trung Quốc xây con đê khẩn cấp dọc theo hồ Bà Dương, hồ nước ngọt lớn nhất Trung Quốc, ở tỉnh Giang Tây. Mực nước của hồ này đã chạm mức kỷ lục 22,52 m, vượt mức báo động là 19,5 m.
Cùng ngày, Trung Quốc nâng mức cảnh báo mưa lũ lên cấp 2, mức cao thứ 2 trong thang 4 cấp. Lũ lụt thường xảy ra vào mùa hè ở Trung Quốc, nhưng năm nay, mưa lũ đến sớm và có cường độ bất thường. Những tuần qua, lượng mưa trung bình ở lưu vực sông Trường Giang cao kỷ lục kể từ năm 1961.
Đợt lũ lụt tồi tệ nhất trong các thập kỷ gần đây ở Trung Quốc là vào năm 1998, do hiệu ứng thời tiết El Nino, đã giết chết hơn 4.000 người, chủ yếu quanh sông Trường Giang.
Tính đến ngày 12/7, lũ lụt đã gây thiệt hại kinh tế 11,75 tỷ USD trên toàn quốc, theo Tân Hoa Xã. Trong ảnh, biển báo giao thông ngập trong dòng nước lũ bên bờ sông Trường Giang ở thành phố Nam Kinh, tỉnh Giang Tô
(Hạnh Vũ- Ảnh: AFP, Reuters)
Bạn cũng có thể quan tâm:
-
Động đất có độ lớn 3.8 tại Kon Plông, Kon Tum
-
Tỉnh đầu tiên ở miền Tây công bố tình huống khẩn cấp về thiên tai xâm nhập mặn, thiếu nước
-
Bão Trà Mi tăng lên cấp 11, giật cấp 14 và đang tiến vào vùng biển nước ta
-
Quảng Ninh lo ngại nguy cơ cháy rừng sau bão Yagi
-
Bão Krathon dự báo vào Biển Đông nhưng đột ngột vòng lên phía Đài Loan
-
Ninh Thuận:Trẻ em bị nước cuốn trôi khi đi qua bờ tràn
-
Mực nước nhiều sông tại Hải Dương lên mức trên báo động 3
-
Bão Yagi khiến 14 người tử vong, 220 người bị thương, 7.390 nhà hư hỏng
-
Thanh Hóa: Bờ sông Chu sạt lở, người dân lo làng bị "nuốt"
Bài viết mới:
- Hoạt động bảo tồn Cây Di sản trở thành phong trào của cộng đồng nhờ sự hưởng ứng của người dân (20/03/2025)
- Hai cụ hoa Đại 1.000 năm tuổi báu vật xã Dân Quyền, huyện Tam Nông, Phú Thọ là Cây Di sản Việt Nam (20/03/2025)
- VACNE tiếp tục đóng góp công tác bảo vệ môi trường Thủ đô Hà Nội (20/03/2025)
- Thêm 4 cây cổ thụ của Hà Nội được vinh danh Cây Di sản Việt Nam (20/03/2025)
- VACNE cùng cộng đồng sôi nổi chuẩn bị kỷ niệm 15 Năm sự kiện Bảo tồn Cây Di sản Việt Nam (12/03/2025)
- Tâm sự của GS.TSKH Đặng Huy Huỳnh nhân 15 năm Sự kiện Bảo tồn Cây Di sản Việt Nam (12/03/2025)
- Những cây cổ thụ đầu tiên của huyện Sơn Dương, tỉnh Tuyên Quang được vinh danh cây Di sản Việt Nam (25/02/2025)
- Cây cổ thụ kỳ lạ vùng chân núi Tam Đảo được công nhận Cây Di sản Việt Nam (25/02/2025)
- Cây Rỏi mật đầu tiên ở nước ta được công nhận Cây Di sản Việt Nam (25/02/2025)
- Vận động ngư dân đưa rác về bờ và câu chuyện thay đổi hành vi ở tỉnh Phú Yên (20/02/2025)

Hà Nội sắp nắng nóng 33-35 độ C
(Tin Môi Trường) - Từ ngày 26 đến 28-3, khu vực Tây Bắc Bộ và từ Thanh Hóa đến Huế có khả năng nắng nóng diện rộng đầu tiên trong năm nay

Khôi phục tầng ozone, giảm thiểu biến đổi khí hậu
(Tin Môi Trường) - Ngày Quốc tế bảo vệ tầng ozone được tổ chức vào ngày 16/9 hằng năm nhằm tăng cường sự hiểu biết Nghị định thư Montreal về các chất làm suy giảm tầng ozone, nâng cao nhận thức, truyền tải các thông điệp bảo vệ tầng ozone tới cộng đồng.

Dự báo chỉ số cực đại bức xạ tia cực tím và tiềm năng nhiệt ngày 28/6/2023
(Tin Môi Trường) - Theo Trung tâm Dự báo khí tượng thủy văn quốc gia, ngày 28/6/2023, hầu hết các tỉnh thành trên cả nước đều có chỉ số UV ở mức nguy cơ gây hại cao đến rất cao (6.6 - 9.7), riêng thủ đô Hà Nội và Cần Thơ ở ngưỡng cao (6.2 - 7.4).
.jpg)