Đề xuất giải pháp quản lý bền vững bờ biển Hội An
(19:09:35 PM 12/09/2023)(Tin Môi Trường) - Chiều 9/9, tại thành phố Hội An, UBND tỉnh Quảng Nam phối hợp với Cơ quan Phát triển Pháp (AFD) tổ chức Hội thảo Chiến lược quản lý bền vững bờ biển Hội An.
>> ESG và hành trình gia tăng giá trị bền vững cho doanh nghiệp >> Vingroup đề xuất làm đường sắt đi Cần Giờ 4 tỉ USD: TP.HCM rà soát quy hoạch để làm dự án sớm hơn >> Cuốn sách “Hiệu quả tài nguyên và sản xuất sạch hơn với phát triển công nghiệp bền vững” đã ra mắt bạn đọc >> Đổi mới nội dung và phương thức hoạt động là giải pháp quan trọng nâng cao chất lượng tổ chức hội đáp ứng yêu cầu quản lý mới >> Kết hợp chuyển đổi xanh, chuyển đổi số lĩnh vực môi trường để phát triển bền vững
Ảnh: IE
Chủ trì Hội thảo có: Phó Chủ tịch UBND tỉnh Quảng Nam Hồ Quang Bửu, Giám đốc Cơ quan Phát triển Pháp tại Việt Nam Hervé Conan và Trưởng đại diện Bộ phận Hợp tác Liên minh châu Âu Kristina Buende. Tham dự có hơn 20 chuyên gia trong nước và quốc tế cùng cộng đồng du lịch Hội An.
Phát biểu tại Hội thảo, Phó Chủ tịch UBND tỉnh Quảng Nam Hồ Quang Bửu nêu rõ, những năm gần đây, tình hình sạt lở bờ biển, bồi lấp cửa sông trên địa bàn tỉnh đã và đang diễn ra rất phức tạp, ảnh hưởng nghiêm trọng đến các khu đô thị, khu dân cư sinh sống tập trung, các công trình hạ tầng kỹ thuật và khu du lịch; ảnh hưởng nặng nề đến phát triển kinh tế - xã hội của địa phương và đời sống của nhân dân trong khu vực.
Tại thành phố Hội An, trước tình hình cấp thiết về bảo vệ bờ biển khỏi nguy cơ xâm thực ngày càng sâu vào đất liền, Quảng Nam đã có nhiều giải pháp, công trình khắc phục tình trạng xói lở, bước đầu đã phát huy được hiệu quả. Tuy nhiên, do nguồn kinh phí hạn hẹp, nên địa phương mới chỉ thực hiện giải pháp công trình được khoảng 1,7 km trên tổng số hơn 6 km bờ biển cần được bảo vệ trước nguy cơ xâm thực ngày càng nặng hơn. Các công trình bảo vệ bờ biển Hội An trong thời gian qua phần lớn mang tính tự phát, riêng lẻ và manh mún nên chưa hiệu quả và thiếu bền vững. Vấn đề cấp thiết đặt ra là cần có một chiến lược bảo vệ tổng hợp cùng cách thức quản lý vùng bờ phù hợp, hiệu quả.
Ông Denis Vasseur, Trưởng nhóm Dự án tại Cơ quan Phát triển Pháp chia sẻ, nhằm ứng phó với những tác động của xói lở và phục hồi bãi biển, các biện pháp công trình và phi công trình, cách tiếp cận quản lý tổng hợp vùng bờ, xây dựng và thực hiện kế hoạch quản lý tổng hợp bờ biển giúp giải quyết được nguyên nhân gốc rễ tình trạng mất cân bằng dòng vận chuyển bùn cát ven bờ. Từ đó, nâng cao được khả năng phục hồi tổng thể của toàn bộ dải bờ biển. Đây chính là nội dung chính được các chuyên gia tập trung thảo luận tại Hội thảo và đề xuất các giải pháp khả thi trong Chiến lược quản lý bền vững bờ biển Hội An.
Giáo sư, Tiến sĩ Nguyễn Trung Việt, Đại học Thủy lợi nhấn mạnh, Hội An là thành phố du lịch có bề dày lịch sử, nằm ở phía hạ lưu của sông Vũ Gia - Thu Bồn thuộc khu vực Bờ biển Trung Bộ, một trong 13 lưu vực sông lớn nhất của Việt Nam. Trong vòng mười năm qua, vùng ven biển của thành phố Hội An (bãi biển Cửa Đại) đã bị xói lở bờ biển nghiêm trọng, gây thiệt hại và tổn thất tài chính lớn cho địa phương nói riêng và tỉnh Quảng Nam nói chung. Điều này đang ảnh hưởng nghiêm trọng đến tiềm năng du lịch và kinh tế của Hội An - một di sản văn hóa thế giới được UNESCO công nhận. Mặc dù đã có các biện pháp công trình khẩn cấp để ngăn chặn sạt lở, xói lở ở một số phần quan trọng của bờ biển Cửa Đại, nhưng địa phương rất cần có một chiến lược bảo vệ tổng hợp theo các phương pháp quản lý khu vực ven biển tốt nhất, đảm bảo bảo vệ hiệu quả và bền vững lâu dài. Do đó, để quản lý bền vững bờ biển Hội An, cần phải có các giải pháp toàn diện để ngăn chặn xói lở, sạt lở; triển khai đồng thời các biện pháp công trình (kè chắn sóng, mỏ hàn và nuôi bãi) và phi công trình (Kế hoạch quản lý khu vực ven biển), nâng cao nhận thức của người dân về nguy cơ sạt lở ven biển và biến đổi khí hậu.
Ông Võ Văn Điềm, Giám đốc Ban Quản lý các dự án Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Quảng Nam kỳ vọng, qua Hội thảo, các bên liên quan sẽ nắm bắt được các kết quả nghiên cứu của đơn vị tư vấn, các chuyên gia cũng như các khuyến nghị về công tác chống xói lở bờ biển Hội An. Từ đó, cùng với tỉnh Quảng Nam và thành phố Hội An hướng tới cách tiếp cận mới trong ứng phó với biến đổi khí hậu để khắc phục tình trạng xói lở bờ biển, khôi phục lại bãi biển và quản lý bền vững bờ biển Hội An.
Đoàn Hữu Trung
Bạn cũng có thể quan tâm:
-
Động đất có độ lớn 3.8 tại Kon Plông, Kon Tum
-
Tỉnh đầu tiên ở miền Tây công bố tình huống khẩn cấp về thiên tai xâm nhập mặn, thiếu nước
-
Bão Trà Mi tăng lên cấp 11, giật cấp 14 và đang tiến vào vùng biển nước ta
-
Quảng Ninh lo ngại nguy cơ cháy rừng sau bão Yagi
-
Bão Krathon dự báo vào Biển Đông nhưng đột ngột vòng lên phía Đài Loan
-
Ninh Thuận:Trẻ em bị nước cuốn trôi khi đi qua bờ tràn
-
Mực nước nhiều sông tại Hải Dương lên mức trên báo động 3
-
Bão Yagi khiến 14 người tử vong, 220 người bị thương, 7.390 nhà hư hỏng
-
Thanh Hóa: Bờ sông Chu sạt lở, người dân lo làng bị "nuốt"
Bài viết mới:
- Hoạt động bảo tồn Cây Di sản trở thành phong trào của cộng đồng nhờ sự hưởng ứng của người dân (20/03/2025)
- Hai cụ hoa Đại 1.000 năm tuổi báu vật xã Dân Quyền, huyện Tam Nông, Phú Thọ là Cây Di sản Việt Nam (20/03/2025)
- VACNE tiếp tục đóng góp công tác bảo vệ môi trường Thủ đô Hà Nội (20/03/2025)
- Thêm 4 cây cổ thụ của Hà Nội được vinh danh Cây Di sản Việt Nam (20/03/2025)
- VACNE cùng cộng đồng sôi nổi chuẩn bị kỷ niệm 15 Năm sự kiện Bảo tồn Cây Di sản Việt Nam (12/03/2025)
- Tâm sự của GS.TSKH Đặng Huy Huỳnh nhân 15 năm Sự kiện Bảo tồn Cây Di sản Việt Nam (12/03/2025)
- Những cây cổ thụ đầu tiên của huyện Sơn Dương, tỉnh Tuyên Quang được vinh danh cây Di sản Việt Nam (25/02/2025)
- Cây cổ thụ kỳ lạ vùng chân núi Tam Đảo được công nhận Cây Di sản Việt Nam (25/02/2025)
- Cây Rỏi mật đầu tiên ở nước ta được công nhận Cây Di sản Việt Nam (25/02/2025)
- Vận động ngư dân đưa rác về bờ và câu chuyện thay đổi hành vi ở tỉnh Phú Yên (20/02/2025)

Hà Nội sắp nắng nóng 33-35 độ C
(Tin Môi Trường) - Từ ngày 26 đến 28-3, khu vực Tây Bắc Bộ và từ Thanh Hóa đến Huế có khả năng nắng nóng diện rộng đầu tiên trong năm nay

Khôi phục tầng ozone, giảm thiểu biến đổi khí hậu
(Tin Môi Trường) - Ngày Quốc tế bảo vệ tầng ozone được tổ chức vào ngày 16/9 hằng năm nhằm tăng cường sự hiểu biết Nghị định thư Montreal về các chất làm suy giảm tầng ozone, nâng cao nhận thức, truyền tải các thông điệp bảo vệ tầng ozone tới cộng đồng.

Dự báo chỉ số cực đại bức xạ tia cực tím và tiềm năng nhiệt ngày 28/6/2023
(Tin Môi Trường) - Theo Trung tâm Dự báo khí tượng thủy văn quốc gia, ngày 28/6/2023, hầu hết các tỉnh thành trên cả nước đều có chỉ số UV ở mức nguy cơ gây hại cao đến rất cao (6.6 - 9.7), riêng thủ đô Hà Nội và Cần Thơ ở ngưỡng cao (6.2 - 7.4).
.jpg)