Cơn lũ lịch sử "nhấn chìm" bộ chỉ huy hạt nhân Mỹ 
(17:01:06 PM 20/03/2019)
(Tin Môi Trường) - Cơn lũ lịch sử đang càn quét miền trung tây nước Mỹ cho thấy kẻ thù lớn nhất của quân đội Mỹ trong tương lai có thể chính là thiên nhiên chứ không phải một quốc gia cụ thể nào.
>> Cây Gạo huyền thoại thôn Tân Mỹ được vinh danh là Cây Di sản Việt Nam >> Cây Đa phường Phú Mỹ, thành phố Thủ Dầu Một được công nhận Cây Di sản Việt Nam >> Hoa Hậu Đỗ Hà cùng Model Kid Lisa Huyền My lan tỏa thông điệp môi trường >> Quảng Trị phê duyệt 720 ha diện tích khu vực ở biển để nhận chìm chất nạo vét >> Hồ thủy lợi sẽ "nhấn chìm" hàng trăm ha rừng ở Bình Thuận, trồng lại ra sao?
Khu vực nhà chứa máy bay E4-B tại căn cứ Offutt bị ngập trong nước - Ảnh: REUTERS
64 trong tổng số 93 hạt của bang Nebraska đã phải tuyên bố tình trạng khẩn cấp sau đợt lũ lụt mà thống đốc bang Nebraska Pete Ricketts mô tả là "tồi tệ nhất lịch sử". Ông Ricketts thông báo đã nhờ đến sự trợ giúp của Cơ quan quản lý tình trạng khẩn cấp liên bang và chính quyền Tổng thống Trump.
Tính đến ngày 18-3 (giờ Mỹ), ít nhất 3 người đã chết, 1 người mất tích, thiệt hại chưa thể ước tính nhưng tính sơ bộ ngành chăn nuôi bang Nebraska đã mất 400 triệu USD. Hàng ngàn căn nhà đã bị nước lũ nhấn chìm, bao gồm cả 30 tòa nhà trong căn cứ không quân Offutt, nơi đặt tổng hành dinh Bộ chỉ huy chiến lược Mỹ (USSTRATCOM).
Ryan Hanse, người phát ngôn không đoàn 55 - đơn vị có nhiệm vụ giám sát, cung cấp thông tin tình báo và hỗ trợ chiến đấu bảo vệ các lãnh đạo Mỹ - cho biết 8 máy bay của đơn vị đã phải rời căn cứ để chạy lũ.
Một trong số này là chiếc E4-B có vai trò như một trung tâm chỉ huy trên không trong các trường hợp nước Mỹ bị nguy khốn như các căn cứ mặt đất bị phá hủy hoặc bị tấn công hạt nhân. Không quân Mỹ hiện chỉ có 4 chiếc loại này còn hoạt động.
Hồi năm 2017, hai chiếc E4-B tại Offutt đã bị hư hại trong một đợt bão, Đài CNN cho biết vào thời điểm đó. Do được đặt trên đồi cao, tổng hành dinh của USSTRATCOM - đơn vị giám sát lực lượng hạt nhân của nước Mỹ - không bị ảnh hưởng.
Hiện vẫn chưa thể đánh giá thiệt hại cho toàn căn cứ bởi nhiều nhà chứa máy bay vẫn còn ngập trong nước.
Nước tràn vào cả doanh trại Ashland của Lực lượng vệ binh quốc gia - Ảnh: REUTERS
Cuộc "tấn công" của mẹ thiên nhiên vào Offutt là lời cảnh tỉnh cho những nhận định nói biến đổi khí hậu chỉ đe dọa các căn cứ quân sự ven biển của Mỹ, chẳng hạn căn cứ Norfolk ở Virginia.
Trong trận lũ lịch sử ở Nebraska, việc tuyết tan quá nhanh được cho là nguyên nhân khiến mực nước các con sông tăng nhanh bất ngờ. Ông Francesco Femia, đồng sáng lập Trung tâm an ninh và khí hậu (Mỹ), nhận định trận lũ ở Offutt chỉ là một minh chứng cho việc nói các thảm họa thiên nhiên có thể đe dọa đến an ninh quốc gia Mỹ và sẽ còn nhiều minh chứng như vậy trong tương lai.
Ông Femia kêu gọi đã tới lúc Nhà Trắng nên để quân đội tự đánh giá mức độ đe dọa của biến đổi khí hậu đến năng lực chiến đấu của nó.
Theo dự báo của Cơ quan quản lý tình trạng khẩn cấp Nebraska, mực nước trên sông Missouri - con sông dài nhất Bắc Mỹ, sẽ dâng lên mức 14,48m vào ngày 19-3 (giờ Mỹ), cao hơn mức lịch sử năm 2011.
Đường băng tại căn cứ Offutt chìm trong nước - Ảnh: REUTERS
Trại Ashland cũng chịu số phận tương tự - Ảnh: REUTERS
Một ngôi nhà của người dân ngập sâu trong nước lũ - Ảnh: REUTERS
Đường cao tốc bị phá hủy - Ảnh: REUTERS
Một con đập chỉ còn trơ khung sắt và bêtông trước sức mạnh của dòng lũ - Ảnh: REUTERS
Nhiều tuyến đường ở bang Nebraska bị sạt lở, hư hại nghiêm trọng - Ảnh: REUTERS
T.T
Bạn cũng có thể quan tâm:
-
Động đất có độ lớn 3.8 tại Kon Plông, Kon Tum
-
Tỉnh đầu tiên ở miền Tây công bố tình huống khẩn cấp về thiên tai xâm nhập mặn, thiếu nước
-
Bão Trà Mi tăng lên cấp 11, giật cấp 14 và đang tiến vào vùng biển nước ta
-
Quảng Ninh lo ngại nguy cơ cháy rừng sau bão Yagi
-
Bão Krathon dự báo vào Biển Đông nhưng đột ngột vòng lên phía Đài Loan
-
Ninh Thuận:Trẻ em bị nước cuốn trôi khi đi qua bờ tràn
-
Mực nước nhiều sông tại Hải Dương lên mức trên báo động 3
-
Bão Yagi khiến 14 người tử vong, 220 người bị thương, 7.390 nhà hư hỏng
-
Thanh Hóa: Bờ sông Chu sạt lở, người dân lo làng bị "nuốt"
Bài viết mới:
- Hoạt động bảo tồn Cây Di sản trở thành phong trào của cộng đồng nhờ sự hưởng ứng của người dân (20/03/2025)
- Hai cụ hoa Đại 1.000 năm tuổi báu vật xã Dân Quyền, huyện Tam Nông, Phú Thọ là Cây Di sản Việt Nam (20/03/2025)
- VACNE tiếp tục đóng góp công tác bảo vệ môi trường Thủ đô Hà Nội (20/03/2025)
- Thêm 4 cây cổ thụ của Hà Nội được vinh danh Cây Di sản Việt Nam (20/03/2025)
- VACNE cùng cộng đồng sôi nổi chuẩn bị kỷ niệm 15 Năm sự kiện Bảo tồn Cây Di sản Việt Nam (12/03/2025)
- Tâm sự của GS.TSKH Đặng Huy Huỳnh nhân 15 năm Sự kiện Bảo tồn Cây Di sản Việt Nam (12/03/2025)
- Những cây cổ thụ đầu tiên của huyện Sơn Dương, tỉnh Tuyên Quang được vinh danh cây Di sản Việt Nam (25/02/2025)
- Cây cổ thụ kỳ lạ vùng chân núi Tam Đảo được công nhận Cây Di sản Việt Nam (25/02/2025)
- Cây Rỏi mật đầu tiên ở nước ta được công nhận Cây Di sản Việt Nam (25/02/2025)
- Vận động ngư dân đưa rác về bờ và câu chuyện thay đổi hành vi ở tỉnh Phú Yên (20/02/2025)

Hà Nội sắp nắng nóng 33-35 độ C
(Tin Môi Trường) - Từ ngày 26 đến 28-3, khu vực Tây Bắc Bộ và từ Thanh Hóa đến Huế có khả năng nắng nóng diện rộng đầu tiên trong năm nay

Khôi phục tầng ozone, giảm thiểu biến đổi khí hậu
(Tin Môi Trường) - Ngày Quốc tế bảo vệ tầng ozone được tổ chức vào ngày 16/9 hằng năm nhằm tăng cường sự hiểu biết Nghị định thư Montreal về các chất làm suy giảm tầng ozone, nâng cao nhận thức, truyền tải các thông điệp bảo vệ tầng ozone tới cộng đồng.

Dự báo chỉ số cực đại bức xạ tia cực tím và tiềm năng nhiệt ngày 28/6/2023
(Tin Môi Trường) - Theo Trung tâm Dự báo khí tượng thủy văn quốc gia, ngày 28/6/2023, hầu hết các tỉnh thành trên cả nước đều có chỉ số UV ở mức nguy cơ gây hại cao đến rất cao (6.6 - 9.7), riêng thủ đô Hà Nội và Cần Thơ ở ngưỡng cao (6.2 - 7.4).
.jpg)