7 căn nhà ở Nhà Bè sắp bị lọt xuống sông
(22:28:31 PM 31/05/2017)(Tin Môi Trường) - Hàng chục người dân sống trong 7 căn nhà ở hẻm 1740 ven rạch Tôm (xã Nhơn Đức, huyện Nhà Bè, TP HCM) có thể bị kéo xuống rạch Tôm bất cứ lúc nào.
>> Sinh viên Nhân văn làm sống dậy kịch hình thể với “Mắt Rừng” >> Ăn gì để giúp bạn sống lâu hơn và khỏe mạnh hơn? >> Cây thị 700 năm tuổi được bảo vệ nghiêm ngặt ở Thanh Hóa >> Huyện A Lưới (Thừa Thiên Huế):Thực hành truyền thông giảm nhựa, xây dựng hành trình sống xanh >> Mực nước nhiều sông tại Hải Dương lên mức trên báo động 3
Mặt đường bị xé toạc, xuất hiện các vết nứt lớn kéo dài hàng chục mét là hình ảnh phóng viên ghi nhận tại đoạn cuối hẻm 1740 vào chiều 31-5.
Vết nứt kéo dài theo rạch Tôm, có đoạn hở rộng hơn 10 cm và đang có nguy cơ tiếp tục lan qua khu vực xung quanh.
Chị Nguyễn Thị Diệu Hiền, ngụ số 1740/37, kể mặt đường trước nhà chị bắt đầu xuất hiện tình trạng nứt nhẹ vào sáng 30-5 nhưng sau đó nhanh chóng lan rộng.
Sau cơn mưa lớn đổ xuống vào chiều cùng ngày, phạm vi vết nứt càng lớn hơn và hở rộng, phía dưới khoét hàm ếch nham nhở.
Chị Hiền cho biết chính quyền địa phương sau đó đã đến kiểm tra và lên phương án di dời một số hộ dân ở khu vực này nhằm đảm bảo an toàn trước khi khắc phục. Tuy nhiên, gia đình chị chưa nhận được thông tin này nên vẫn đang thấp thỏm lo.
Trong khi đó, chị Trần Kim Hương (ngụ sát nhà chị Hiền) cho biết gia đình chị đã phải sơ tán từ đêm qua do sợ bị sạt lở.
"Tôi cùng chồng đi làm ban đêm nên phải gửi 2 đứa nhỏ đến nhà người thân từ đêm qua. Chính quyền địa phương có thông tin di dời gia đình tôi cùng một số hộ khác đến một truòng học gần trụ sở UBND xã Nhơn Đức nhưng do khá đột ngột nên cảm thấy bất tiện và không an tâm. Chỉ mong đoạn bờ rạch nhanh chóng được khắc phục để sinh sống ổn định trở lại" - chị Hương nói.
Theo ghi nhận của phóng viên, chiều 31-5, chính quyền địa phương đã đến hiện trường làm rào chắn quanh đoạn mặt đường bị nứt để hạn chế các phương tiện qua lại. Khu Quản lý đường thuỷ nội địa - Sở GTVT TP cũng đã phối hợp với các đơn vị liên quan đến khảo sát, cắm mốc cảnh báo nguy hiểm trước khi lên phương án khắc phục triệt để.
Theo Khu Quản lý đường thủy nội địa, nếu sạt lở xảy ra sẽ làm ảnh hưởng trực tiếp đến hệ thống hạ tầng và các hộ dân đang sinh sống tại khu vực. Cụ thể diện tích ảnh hưởng khoảng 500 – 600 m2, với 7 đến 8 căn nhà bị ảnh hưởng; ngoài ra còn có phần mặt đường, 2 trụ điện, hệ thống cấp nước và 1 cầu dân sinh ở phía cuối hẻm.
Khu cũng đã đề nghị UBND xã Nhơn Đức và huyện Nhà Bè vận động người dân di dời tài sản và bố trí nơi tạm trú an toàn cho các hộ sống trong nguy cơ sạt lở; báo cáo lên Sở GTVT để tìm phương án xử lý.
Trước mắt, Sở GTVT sẽ chủ trì việc phối hợp với các đơn vị có liên quan để kiểm tra thực tế, đánh giá tổng thể về nguy cơ sạt lở để có giải pháp đói phó; lắp đặt biển báo hiệu khu vực sạt lở, theo dõi diễn biến sạt lở. Về lâu dài, Khu Quản lý đường thủy nội địa kiến nghị Sở GTVT đề xuất UBND TP chấp thuận chủ trương cho tạm ứng 300 triệu đồng từ nguồn vốn ngân sách thành phố để Khu Quản lý đường thủy nội địa thực hiện ngay công tác chuẩn bị đầu tư, để đảm bảo sớm khởi công xây dựng công trình nhằm ngăn chặn kịp thời hiện tượng sạt lở tại khu vực, sớm ổn đinh đời sống của người dân; song song đó, Khu sẽ thực hiện các nội dung có liên quan để hoàn thiện thủ tục theo quy định của pháp luật về đầu tư công.
Một số hình ảnh tại hiện trường:
7 căn nhà ở Nhà Bè sắp bị lọt xuống sông
Gia Minh - Sỹ Đông/Người lao động
Bạn cũng có thể quan tâm:
-
Động đất có độ lớn 3.8 tại Kon Plông, Kon Tum
-
Tỉnh đầu tiên ở miền Tây công bố tình huống khẩn cấp về thiên tai xâm nhập mặn, thiếu nước
-
Bão Trà Mi tăng lên cấp 11, giật cấp 14 và đang tiến vào vùng biển nước ta
-
Quảng Ninh lo ngại nguy cơ cháy rừng sau bão Yagi
-
Bão Krathon dự báo vào Biển Đông nhưng đột ngột vòng lên phía Đài Loan
-
Ninh Thuận:Trẻ em bị nước cuốn trôi khi đi qua bờ tràn
-
Mực nước nhiều sông tại Hải Dương lên mức trên báo động 3
-
Bão Yagi khiến 14 người tử vong, 220 người bị thương, 7.390 nhà hư hỏng
-
Thanh Hóa: Bờ sông Chu sạt lở, người dân lo làng bị "nuốt"
Bài viết mới:
- Cộng đồng dân cư phía Bắc Thủ đô long trọng tổ chức đón bằng công nhận Cây Di sản Việt Nam (10/04/2025)
- Gần 150 cây cổ thụ được công nhận là Cây Di sản Việt Nam (09/04/2025)
- Cây Găng néo đầu tiên được công nhận Cây di sản Việt Nam (08/04/2025)
- Sáu cây đầu tiên của tỉnh Kiên Giang được công nhận Cây Di sản Việt Nam (04/04/2025)
- Hoạt động bảo tồn Cây Di sản trở thành phong trào của cộng đồng nhờ sự hưởng ứng của người dân (20/03/2025)
- Hai cụ hoa Đại 1.000 năm tuổi báu vật xã Dân Quyền, huyện Tam Nông, Phú Thọ là Cây Di sản Việt Nam (20/03/2025)
- VACNE tiếp tục đóng góp công tác bảo vệ môi trường Thủ đô Hà Nội (20/03/2025)
- Thêm 4 cây cổ thụ của Hà Nội được vinh danh Cây Di sản Việt Nam (20/03/2025)
- VACNE cùng cộng đồng sôi nổi chuẩn bị kỷ niệm 15 Năm sự kiện Bảo tồn Cây Di sản Việt Nam (12/03/2025)
- Tâm sự của GS.TSKH Đặng Huy Huỳnh nhân 15 năm Sự kiện Bảo tồn Cây Di sản Việt Nam (12/03/2025)

Hà Nội sắp nắng nóng 33-35 độ C
(Tin Môi Trường) - Từ ngày 26 đến 28-3, khu vực Tây Bắc Bộ và từ Thanh Hóa đến Huế có khả năng nắng nóng diện rộng đầu tiên trong năm nay

Khôi phục tầng ozone, giảm thiểu biến đổi khí hậu
(Tin Môi Trường) - Ngày Quốc tế bảo vệ tầng ozone được tổ chức vào ngày 16/9 hằng năm nhằm tăng cường sự hiểu biết Nghị định thư Montreal về các chất làm suy giảm tầng ozone, nâng cao nhận thức, truyền tải các thông điệp bảo vệ tầng ozone tới cộng đồng.

Dự báo chỉ số cực đại bức xạ tia cực tím và tiềm năng nhiệt ngày 28/6/2023
(Tin Môi Trường) - Theo Trung tâm Dự báo khí tượng thủy văn quốc gia, ngày 28/6/2023, hầu hết các tỉnh thành trên cả nước đều có chỉ số UV ở mức nguy cơ gây hại cao đến rất cao (6.6 - 9.7), riêng thủ đô Hà Nội và Cần Thơ ở ngưỡng cao (6.2 - 7.4).
.jpg)