New York và nỗi lo “cuộc xâm lăng của bầy chuột”
(08:13:33 AM 02/11/2012)(Tin Môi Trường) - Siêu bão Sandy ập tới New York kéo theo những cơn mưa lũ kinh hoàng, nhưng đáng sợ hơn nữa là mối lo về thảm họa chuột sẽ chui ra khỏi cống và “xâm lăng” mặt đất.
>> Đấu giá đất 2,4 tỷ/m2: Niềm vui tỷ USD hay nỗi lo đất đắt nhất thế giới >> Dưa chuột mọc sừng - loại quả như tới từ hành tinh khác >> Ấn tượng tranh chuột đón xuân Canh Tý của họa sĩ ba miền >> Đặc sản thịt chuột của Việt Nam lên tạp chí National Geographic >> Các nhà khoa học Trung Quốc tạo ra chuột con từ hai chuột cái
Người dân New York lo sợ thảm họa chuột sau bão
Ước tính có khoảng 28 triệu “dân cư” trong “cộng đồng chuột” sống tại các đưởng hầm tàu điện ngầm và cống ngầm ở New York. Theo nhà nghiên cứu Rick Ostfeld, thuộc Viện nghiên cứu hệ sinh thái Cary, cơn lũ sẽ buộc lũ chuột chui ra khỏi hang ổ và lên đường phố. Điều đó đồng nghĩa với thảm họa gia tăng các bệnh truyền nhiễm như khuẩn salmonela, trùng móc câu, sốt phát ban hay dịch hạch.
Ông Rick Ostfeld phát biểu: “Tôi cho rằng chỉ có một số lượng khá nhỏ đã bị chết trong đợt lụt vừa qua, bởi nước lũ dâng nhanh chừng nào thì lũ chuột cũng lên cao chừng đó. Chúng đủ sức bơi và leo trèo để vượt qua nguy hiểm”.
Tuy nhiên, theo một số nhà chức trách những lo ngại đó là vô căn cứ. Hiện nay chưa có dấu hiệu nào của việc chuột sẽ “xâm lăng” đường phố.
Một "gia đình chuột" chết đuối khi cố gắng "chạy lũ"
Theo một số nhà nghiên cứu, lũ tràn vào quá nhanh khiến những con chuột dù bơi rất giỏi cũng không dễ dàng thoát chết đuối được.
Ông Sam Miller - phát ngôn viên của Viện y tế NYC cho biết: “Không có dấu hiệu nào của sự gia tăng của bầy chuột trên đường phố. Có thể lũ lụt không đẩy những xác chuột lên đường phố thì chúng cũng đã chết trong hang và có thể trận lũ đã làm giảm đáng kể dân số đàn chuột”.
Chuyên gia Herwig Leirs - một nhà nghiên cứu khác ở trường đại học Antwerp khẳng định: “Hầu hết chuột sẽ chết. Chuột không đủ khỏe để bơi ra và ngoi lên mặt đất để thở. Chúng sẽ bị đẩy lên khỏi cống hoặc chết kẹt trong hang. Người dân New York đã có thể phần nào yên tâm rằng sẽ không có “cuộc xâm lăng nào của bầy chuột”.”
Linh San/NLD (Theo Daily Mail)
Bạn cũng có thể quan tâm:
-
Động đất có độ lớn 3.8 tại Kon Plông, Kon Tum
-
Tỉnh đầu tiên ở miền Tây công bố tình huống khẩn cấp về thiên tai xâm nhập mặn, thiếu nước
-
Bão Trà Mi tăng lên cấp 11, giật cấp 14 và đang tiến vào vùng biển nước ta
-
Quảng Ninh lo ngại nguy cơ cháy rừng sau bão Yagi
-
Bão Krathon dự báo vào Biển Đông nhưng đột ngột vòng lên phía Đài Loan
-
Ninh Thuận:Trẻ em bị nước cuốn trôi khi đi qua bờ tràn
-
Mực nước nhiều sông tại Hải Dương lên mức trên báo động 3
-
Bão Yagi khiến 14 người tử vong, 220 người bị thương, 7.390 nhà hư hỏng
-
Thanh Hóa: Bờ sông Chu sạt lở, người dân lo làng bị "nuốt"
Bài viết mới:
- Hoạt động bảo tồn Cây Di sản trở thành phong trào của cộng đồng nhờ sự hưởng ứng của người dân (20/03/2025)
- Hai cụ hoa Đại 1.000 năm tuổi báu vật xã Dân Quyền, huyện Tam Nông, Phú Thọ là Cây Di sản Việt Nam (20/03/2025)
- VACNE tiếp tục đóng góp công tác bảo vệ môi trường Thủ đô Hà Nội (20/03/2025)
- Thêm 4 cây cổ thụ của Hà Nội được vinh danh Cây Di sản Việt Nam (20/03/2025)
- VACNE cùng cộng đồng sôi nổi chuẩn bị kỷ niệm 15 Năm sự kiện Bảo tồn Cây Di sản Việt Nam (12/03/2025)
- Tâm sự của GS.TSKH Đặng Huy Huỳnh nhân 15 năm Sự kiện Bảo tồn Cây Di sản Việt Nam (12/03/2025)
- Những cây cổ thụ đầu tiên của huyện Sơn Dương, tỉnh Tuyên Quang được vinh danh cây Di sản Việt Nam (25/02/2025)
- Cây cổ thụ kỳ lạ vùng chân núi Tam Đảo được công nhận Cây Di sản Việt Nam (25/02/2025)
- Cây Rỏi mật đầu tiên ở nước ta được công nhận Cây Di sản Việt Nam (25/02/2025)
- Vận động ngư dân đưa rác về bờ và câu chuyện thay đổi hành vi ở tỉnh Phú Yên (20/02/2025)

Hà Nội sắp nắng nóng 33-35 độ C
(Tin Môi Trường) - Từ ngày 26 đến 28-3, khu vực Tây Bắc Bộ và từ Thanh Hóa đến Huế có khả năng nắng nóng diện rộng đầu tiên trong năm nay

Khôi phục tầng ozone, giảm thiểu biến đổi khí hậu
(Tin Môi Trường) - Ngày Quốc tế bảo vệ tầng ozone được tổ chức vào ngày 16/9 hằng năm nhằm tăng cường sự hiểu biết Nghị định thư Montreal về các chất làm suy giảm tầng ozone, nâng cao nhận thức, truyền tải các thông điệp bảo vệ tầng ozone tới cộng đồng.

Dự báo chỉ số cực đại bức xạ tia cực tím và tiềm năng nhiệt ngày 28/6/2023
(Tin Môi Trường) - Theo Trung tâm Dự báo khí tượng thủy văn quốc gia, ngày 28/6/2023, hầu hết các tỉnh thành trên cả nước đều có chỉ số UV ở mức nguy cơ gây hại cao đến rất cao (6.6 - 9.7), riêng thủ đô Hà Nội và Cần Thơ ở ngưỡng cao (6.2 - 7.4).
.jpg)