Khám phá » Thế giới muôn màu
Độc đáo loài sên biển tự biến thành cây 
(10:44:06 AM 04/10/2013)
Lần đầu tiên các nhà khoa học phát hiện một điều chưa từng thấy trong thiên nhiên: một loài sên biển vốn là động vật nhưng lại có khả năng tổng hợp diệp lục tố (clorophyl) – chức năng cơ bản của thực vật.
Loài sên biển độc đáo này có tên khoa học là Elysia Chlorotica, sống chủ yếu ở vùng đầm lầy nước mặn phía Đông Hoa Kỳ và Canada.
Những con sên biển màu xanh lá cây dường như đã lén lút đánh cắp gen tổng hợp diệp lục tố của rong biển mà chúng thường ăn.
Chúng có màu xanh đậm như lá cây và thường ăn một loại tảo có tên Vaucheria Litorea.
Với loại gen 'mượn tạm', chúng đã thực hiện được quá trình quang hợp mà cây cối dùng để biến ánh nắng mặt trời thành năng lượng.
Chúng có thể tạo ra những phân tử chứa năng lượng mà chẳng cần ăn bất cứ thứ gì. Đây là lần đầu tiên chúng ta phát hiện động vật đa bào có khả năng tiếp nhận và sử dụng được chất diệp lục.
Sên biển xanh sống trong những đầm lầy ngập mặn ở Mỹ và Canada. Ngoài việc đánh cắp những gene có khả năng tạo ra diệp lục tố, chúng còn lấy trộm cả lục lạp (nơi sản sinh diệp lục) để thực hiện quá trình quang hợp.
Các nhà nghiên cứu dùng chất đánh dấu phóng xạ để bảo đảm là những con sên này thực sự tạo ra được clorophyl chứ không phải 'đánh cắp' chất màu mà tảo đã 'làm sẵn' này.
Loài sên này có thể sống trong nhiều tháng mà không cần ăn, chỉ cần mỗi ngày có tia nắng mặt trời chiếu vào khoảng 12 tiếng.
Con của loài sên gian giảo này được truyền thụ lại khả năng tự tổng hợp clorophyl của bố mẹ, nhưng chưa thực hiện được quá trình quang hợp.
Đến khi những chú sên non ăn đủ một số lượng tảo để đánh cắp nốt chất lục lạp cần thiết thì chúng đủ khả năng tổng hợp thức ăn từ ánh sáng mặt trời.
Loài sên này quả là một kiệt tác khoa học về sự hợp nhất gen, song đến nay các nhà khoa học vẫn chưa thể hiểu được chúng hợp nhất các gen mà chúng cần bằng cách nào.
Cơ chế hấp thụ những đoạn gen quý giữa hai loài khác nhau còn nằm trong bí ẩn và sẽ là chìa khóa quan trọng tiết lộ bước nhảy vọt của sự tiến hóa.
Bạn cũng có thể quan tâm:
-
Phát hiện vỏ cây hấp thụ khí metan, có thể giúp chống biến đổi khí hậu
-
Loài cua khổng lồ nặng 4kg biết bóc tách vỏ dừa
-
Xuất hiện quái vật 80 triệu tuổi đầu cá sấu, mình cá heo
-
Loài "quái vật bay" chưa từng thấy ở Liêu Ninh - Trung Quốc
-
Côn Đảo là vùng bảo tồn rùa biển quan trọng của Việt Nam, khu vực và toàn cầu
-
Rùng mình với "sinh vật đến từ địa ngục" phát hiện ở Úc
-
Nguy cơ biến đổi khí hậu gây tê liệt kênh đào Panama
-
Những con chim ẩn mình… chờ sống
-
Cây mai vàng hơn 50 năm tuổi được chốt giá 6 tỉ đồng
Bài viết mới:
- Sáu cây đầu tiên của tỉnh Kiên Giang được công nhận Cây Di sản Việt Nam (04/04/2025)
- Hoạt động bảo tồn Cây Di sản trở thành phong trào của cộng đồng nhờ sự hưởng ứng của người dân (20/03/2025)
- Hai cụ hoa Đại 1.000 năm tuổi báu vật xã Dân Quyền, huyện Tam Nông, Phú Thọ là Cây Di sản Việt Nam (20/03/2025)
- VACNE tiếp tục đóng góp công tác bảo vệ môi trường Thủ đô Hà Nội (20/03/2025)
- Thêm 4 cây cổ thụ của Hà Nội được vinh danh Cây Di sản Việt Nam (20/03/2025)
- VACNE cùng cộng đồng sôi nổi chuẩn bị kỷ niệm 15 Năm sự kiện Bảo tồn Cây Di sản Việt Nam (12/03/2025)
- Tâm sự của GS.TSKH Đặng Huy Huỳnh nhân 15 năm Sự kiện Bảo tồn Cây Di sản Việt Nam (12/03/2025)
- Những cây cổ thụ đầu tiên của huyện Sơn Dương, tỉnh Tuyên Quang được vinh danh cây Di sản Việt Nam (25/02/2025)
- Cây cổ thụ kỳ lạ vùng chân núi Tam Đảo được công nhận Cây Di sản Việt Nam (25/02/2025)
- Cây Rỏi mật đầu tiên ở nước ta được công nhận Cây Di sản Việt Nam (25/02/2025)

Thu hồi chứng nhận kỷ lục của hồ Lắk
(Tin Môi Trường) - Viện Kỷ lục Việt Nam quyết định thu hồi chứng nhận kỷ lục "hồ nước ngọt tự nhiên trên Tây nguyên có diện tích lớn nhất Việt Nam" của hồ Lắk.

Vì sao 21/6/2024 là ngày đặc biệt nhất trong vòng 228 năm qua?
(Tin Môi Trường) - Chỉ ít giờ nữa, chúng ta sẽ chính thức bước sang ngày 21/6, nhưng ít ai biết được rằng 21/6 năm nay sẽ là ngày đặc biệt nhất trong vòng 228 năm qua.
.jpg)
Những cây cổ thụ đầu tiên của huyện Sơn Dương, tỉnh Tuyên Quang được vinh danh cây Di sản Việt Nam
(Tin Môi Trường) - 2 cây Đa và 1 cây Sanh hơn 300 năm ở xã Tân Trào được cộng đồng địa phương tổ chức đón Bằng công nhận Cây di sản Việt Nam vào ngày ngày 24/2/2025.
.jpg)