Khám phá » Thế giới muôn màu
Thứ ba, 01/04/2025, 20:13:38 PM (GMT+7)
Đêm trăng xanh, trăng máu và siêu trăng hiếm gặp trên thế giới 
(10:17:41 AM 01/02/2018)
(Tin Môi Trường) - Đêm 31/1 vừa qua, người dân khắp thế giới có dịp chứng kiến hiện tượng thiên văn hội tụ "3 trong 1" lần đầu tiên xảy ra sau 150 năm.
>> Lễ chào cờ mừng Đảng, mừng xuân Ất Tỵ trên đảo tiền tiêu Nhơn Châu-Bình Định >> Cây Đa Tía trên 120 tuổi được công nhận Cây Di sản Việt Nam ở Nam Định >> Diễn đàn về quản lý Khu dự trữ sinh quyển thế giới Kiên Giang >> Các nhà khoa học thế giới bàn về môi trường trái đất tại Quy Nhơn >> Sao chổi 80.000 năm mới 'hiện hình' xuất hiện trên bầu trời Việt Nam
Đêm nguyệt thực 31/1 tại London ở Anh. Mặt Trăng thường quay quanh Trái Đất trong 29,5 ngày. Tháng 1/2018 có 31 ngày, trong đó ngày rằm tháng 11 âm lịch rơi vào ngày 1/1, ngày rằm của tháng Chạp rơi vào ngày 31/1. Vì vậy, chúng ta có cơ hội được chứng kiến trăng tròn hai lần trong một tháng (trăng xanh). Ảnh: LNP.
Cũng vào ngày này, Mặt Trăng đồng thời đi vào vùng tối của Trái Đất, khiến hiện tượng nguyệt thực toàn phần diễn ra. Ảnh: LNP.
Nhà thờ St. Paul trên nền mặt trăng đêm 31/1 ở London. Cùng thời điểm này, Mặt Trăng ở quỹ đạo rất gần Trái Đất, giúp chúng ta có thể quan sát hành tinh này ở kích thước lớn hơn so với thông thường (siêu trăng). Việt Nam nằm trong khu vực có thể quan sát nguyệt thực toàn phần trong tối 31/1. Ảnh: Reuters.
Mặt Trăng mọc quan sát từ khu vực phía bắc London. Một số khu vực ở Nam Mỹ, Đông Bắc Mỹ, châu Phi và châu Âu sẽ không có cơ hội quan sát hiện tượng nguyệt thực vào ngày cuối cùng của tháng 1. Ảnh: Reuters.
Theo Cơ quan Hàng không và Vũ trụ Mỹ (NASA), siêu trăng sẽ trông lớn hơn 14% và sáng hơn 30% so với trăng tròn lúc đỉnh điểm thông thường. Ảnh: Reuters.
Bầu trời đêm ngày rằm ở vùng Longyearbyen, Na Uy, ngày 31/1. Mặt Trăng cũng có màu đỏ trong lúc diễn ra nguyệt thực bởi ảnh hưởng từ lượng ánh sáng Mặt Trời chiếu qua Trái Đất. Ảnh: AFP.
Trăng mọc ở vùng thành cổ Aizanoi, quận Cavdarhisar của Kutahya, Thổ Nhĩ Kỳ, ngày 31/1. Ảnh: Getty.
Đêm trăng rằm được chụp tại Myanmar. Khác với nhật thực, nguyệt thực hoàn toàn không có bất cứ mối đe dọa nào đến thị lực của người quan sát. Người ta chỉ cần đến một khu vực thông thoáng, quang mây, ít ánh đèn và hạn chế ô nhiễm để có thể quan sát nguyệt thực một cách rõ ràng và trọn vẹn nhất. Ảnh: AP.
Mặt Trăng “ba trong một” chụp từ một ngôi đền ở Bangkok, Thái Lan. Ảnh: Reuters.
Người dân quan sát hiện tượng thiên văn hiếm gặp sau 150 năm tại vùng Lancelin, Australia. Theo Forbes, tỷ lệ để cả ba hiện tượng này cùng lúc diễn ra là 0,042% lần trăng rằm, nghĩa là 2.380 lần trăng tròn, tương đương khoảng 265 năm mới có một sự kiện như thế này. Ảnh: Getty.
Mặt Trăng mọc đằng sau một ngôi chùa ở Kuma, cách thành phố Mandalay (Myanmar) khoảng 105 km. Ảnh: Getty.
Quang cảnh chiều tối trên sông nhìn từ Brooklyn, New York. Ảnh: Reuters.
Ảnh chụp cận Mặt Trăng trong bầu trời đêm 31/1 ở Los Angeles, bang California. Ảnh: AFP.
Sau đêm siêu trăng 31/1, nguyệt thực toàn phần sẽ quay trở lại vào ngày 27/7. Người dân ở Nam Mỹ, châu Âu, Australia, châu Phi và châu Á sẽ có cơ hội quan sát hiện tượng này. Ảnh: AP.
Người dân tập trung quanh bờ biển ở Napier, New Zealand, để quan sát đêm nguyệt thực. Ảnh: Getty.
Những người đam mê thiên văn học ở Bắc Kinh tề tựu quan sát và chụp ảnh hiện tượng siêu trăng đêm 31/1. Ảnh: Reuters.
(Theo Zing)
Bạn cũng có thể quan tâm:
-
Phát hiện vỏ cây hấp thụ khí metan, có thể giúp chống biến đổi khí hậu
-
Loài cua khổng lồ nặng 4kg biết bóc tách vỏ dừa
-
Xuất hiện quái vật 80 triệu tuổi đầu cá sấu, mình cá heo
-
Loài "quái vật bay" chưa từng thấy ở Liêu Ninh - Trung Quốc
-
Côn Đảo là vùng bảo tồn rùa biển quan trọng của Việt Nam, khu vực và toàn cầu
-
Rùng mình với "sinh vật đến từ địa ngục" phát hiện ở Úc
-
Nguy cơ biến đổi khí hậu gây tê liệt kênh đào Panama
-
Những con chim ẩn mình… chờ sống
-
Cây mai vàng hơn 50 năm tuổi được chốt giá 6 tỉ đồng
Bài viết mới:
- Hoạt động bảo tồn Cây Di sản trở thành phong trào của cộng đồng nhờ sự hưởng ứng của người dân (20/03/2025)
- Hai cụ hoa Đại 1.000 năm tuổi báu vật xã Dân Quyền, huyện Tam Nông, Phú Thọ là Cây Di sản Việt Nam (20/03/2025)
- VACNE tiếp tục đóng góp công tác bảo vệ môi trường Thủ đô Hà Nội (20/03/2025)
- Thêm 4 cây cổ thụ của Hà Nội được vinh danh Cây Di sản Việt Nam (20/03/2025)
- VACNE cùng cộng đồng sôi nổi chuẩn bị kỷ niệm 15 Năm sự kiện Bảo tồn Cây Di sản Việt Nam (12/03/2025)
- Tâm sự của GS.TSKH Đặng Huy Huỳnh nhân 15 năm Sự kiện Bảo tồn Cây Di sản Việt Nam (12/03/2025)
- Những cây cổ thụ đầu tiên của huyện Sơn Dương, tỉnh Tuyên Quang được vinh danh cây Di sản Việt Nam (25/02/2025)
- Cây cổ thụ kỳ lạ vùng chân núi Tam Đảo được công nhận Cây Di sản Việt Nam (25/02/2025)
- Cây Rỏi mật đầu tiên ở nước ta được công nhận Cây Di sản Việt Nam (25/02/2025)
- Vận động ngư dân đưa rác về bờ và câu chuyện thay đổi hành vi ở tỉnh Phú Yên (20/02/2025)

Thu hồi chứng nhận kỷ lục của hồ Lắk
(Tin Môi Trường) - Viện Kỷ lục Việt Nam quyết định thu hồi chứng nhận kỷ lục "hồ nước ngọt tự nhiên trên Tây nguyên có diện tích lớn nhất Việt Nam" của hồ Lắk.

Vì sao 21/6/2024 là ngày đặc biệt nhất trong vòng 228 năm qua?
(Tin Môi Trường) - Chỉ ít giờ nữa, chúng ta sẽ chính thức bước sang ngày 21/6, nhưng ít ai biết được rằng 21/6 năm nay sẽ là ngày đặc biệt nhất trong vòng 228 năm qua.
.jpg)
Những cây cổ thụ đầu tiên của huyện Sơn Dương, tỉnh Tuyên Quang được vinh danh cây Di sản Việt Nam
(Tin Môi Trường) - 2 cây Đa và 1 cây Sanh hơn 300 năm ở xã Tân Trào được cộng đồng địa phương tổ chức đón Bằng công nhận Cây di sản Việt Nam vào ngày ngày 24/2/2025.
.jpg)