Khám phá » Thế giới muôn màu
Đảo trên Thái Bình Dương "hồi sinh" sau 100 năm biến mất
(11:45:18 AM 26/02/2014)
Nadikdik Atoll, hay còn gọi là Knox Atoll, là một đảo san hô không có người ở của 18 hòn đảo ở Thái Bình Dương.
Tiến sĩ Murray Ford và giáo sư Paul Kench của Đại học Auckland nghiên cứu hình ảnh trên không của các hòn đảo từ những năm 1945-2010 và đã phát hiện ra một hòn đảo mới đã hình thành trên nền tảng một phần của đảo Marshall trước kia.
Đó là đảo san hô có tên Nadikdik, còn được gọi là đảo san hô Knox, là đảo san hô vòng thuộc cực Nam của quần đảo Ratak Chain của quốc đảo Marshall.
Được biết, năm 1905, một cơn bão lớn đã cuốn trôi đi hầu hết cư dân sống trên đảo Nadikdik và xóa sổ hầu hết hòn đảo này trên bản đồ. Chỉ có hai người sống sót sau trận bão.
Chỉ trong vòng hơn 60 năm từ khi cơn bão khủng khiếp đi qua, hòn đảo này đã phát triển trở lại thành hòn đảo san hô với thảm thực vật đã hình thành lại được khoảng 25%.
Các nhà nghiên cứu cho rằng sự tái sinh nhanh chóng này có thể là do xung quanh chúng có những mỏ cát và lượng trầm tích rất lớn, đồng thời cơn bão trước đã đẩy một lượng rất nhiều san hô lên trên đảo này. Chính điều đó đã giúp cho Nadikdik hồi sinh.
Tiến sĩ Ford là người đã sống ở Quốc đảo Marshall trong ba năm. Ông cho biết sự thay đổi này diễn ra vô cùng nhanh chóng: “Bằng chứng cho thấy rằng sự điều chỉnh địa mạo vẫn đang diễn ra”.
Phát hiện này cho chúng ta thấy một điều rằng, một hiện tượng bất kỳ có cường độ và sức công phá lớn sẽ đồng thời vừa nhấn chìm hòn đảo vừa thiết lập một loạt các quá trình tự nhiên khiến cho hòn đảo quay trở lại.
Từ đó, các nhà nghiên cứu hy vọng việc nghiên cứu các hòn đảo nhỏ sẽ giúp các nhà khoa học hiểu rõ hơn về hòn đảo mới được tạo ra và đáp ứng được mối quan tâm, lo lắng về việc các hòn đảo nhỏ sẽ dễ dàng biến mất dưới mực nước biển dâng – hậu quả của sự nóng lên toàn cầu.
Bạn cũng có thể quan tâm:
-
Phát hiện vỏ cây hấp thụ khí metan, có thể giúp chống biến đổi khí hậu
-
Loài cua khổng lồ nặng 4kg biết bóc tách vỏ dừa
-
Xuất hiện quái vật 80 triệu tuổi đầu cá sấu, mình cá heo
-
Loài "quái vật bay" chưa từng thấy ở Liêu Ninh - Trung Quốc
-
Côn Đảo là vùng bảo tồn rùa biển quan trọng của Việt Nam, khu vực và toàn cầu
-
Rùng mình với "sinh vật đến từ địa ngục" phát hiện ở Úc
-
Nguy cơ biến đổi khí hậu gây tê liệt kênh đào Panama
-
Những con chim ẩn mình… chờ sống
-
Cây mai vàng hơn 50 năm tuổi được chốt giá 6 tỉ đồng
Bài viết mới:
- Sáu cây đầu tiên của tỉnh Kiên Giang được công nhận Cây Di sản Việt Nam (04/04/2025)
- Hoạt động bảo tồn Cây Di sản trở thành phong trào của cộng đồng nhờ sự hưởng ứng của người dân (20/03/2025)
- Hai cụ hoa Đại 1.000 năm tuổi báu vật xã Dân Quyền, huyện Tam Nông, Phú Thọ là Cây Di sản Việt Nam (20/03/2025)
- VACNE tiếp tục đóng góp công tác bảo vệ môi trường Thủ đô Hà Nội (20/03/2025)
- Thêm 4 cây cổ thụ của Hà Nội được vinh danh Cây Di sản Việt Nam (20/03/2025)
- VACNE cùng cộng đồng sôi nổi chuẩn bị kỷ niệm 15 Năm sự kiện Bảo tồn Cây Di sản Việt Nam (12/03/2025)
- Tâm sự của GS.TSKH Đặng Huy Huỳnh nhân 15 năm Sự kiện Bảo tồn Cây Di sản Việt Nam (12/03/2025)
- Những cây cổ thụ đầu tiên của huyện Sơn Dương, tỉnh Tuyên Quang được vinh danh cây Di sản Việt Nam (25/02/2025)
- Cây cổ thụ kỳ lạ vùng chân núi Tam Đảo được công nhận Cây Di sản Việt Nam (25/02/2025)
- Cây Rỏi mật đầu tiên ở nước ta được công nhận Cây Di sản Việt Nam (25/02/2025)

Thu hồi chứng nhận kỷ lục của hồ Lắk
(Tin Môi Trường) - Viện Kỷ lục Việt Nam quyết định thu hồi chứng nhận kỷ lục "hồ nước ngọt tự nhiên trên Tây nguyên có diện tích lớn nhất Việt Nam" của hồ Lắk.

Vì sao 21/6/2024 là ngày đặc biệt nhất trong vòng 228 năm qua?
(Tin Môi Trường) - Chỉ ít giờ nữa, chúng ta sẽ chính thức bước sang ngày 21/6, nhưng ít ai biết được rằng 21/6 năm nay sẽ là ngày đặc biệt nhất trong vòng 228 năm qua.
.jpg)
Những cây cổ thụ đầu tiên của huyện Sơn Dương, tỉnh Tuyên Quang được vinh danh cây Di sản Việt Nam
(Tin Môi Trường) - 2 cây Đa và 1 cây Sanh hơn 300 năm ở xã Tân Trào được cộng đồng địa phương tổ chức đón Bằng công nhận Cây di sản Việt Nam vào ngày ngày 24/2/2025.
.jpg)