Khám phá » Thế giới muôn màu
Cùng khám phá 8 loài nhện có khả năng kỳ lạ 
(22:15:06 PM 20/12/2014)
Nhện công (Jumping Peacock Spider) có màu sắc sặc sỡ so với các loài nhện khác. Trong khi con cái chỉ có phần bụng và phần lưng màu nâu thì con đực lại sở hữu những màu sắc vô cùng nổi bật như màu cam, màu đỏ, màu xanh nước biển, xanh lá cây, vàng đen. Đây là một loài nhện khá nhỏ. Chúng phân bố ở Queensland và New South Wales.
Người ta gọi chúng là nhện công bởi khả năng nhảy múa điêu luyện của chúng. Khi con nhện công đực đánh hơi thấy con cái, nó sẽ bắt đầu nghi thức giao phối bằng cách nhấc cao các chân và thực hiện động tác xẹp và phồng phần bụng rất nhịp nhàng, giống như nhảy theo một điệu nhạc. Trong khi đó, những con cái sẽ xem xét màu sắc, chuyển động và động tác của con đực để quyết định giao phối hay không. Sau một cuộc ân ái, con đực sẽ tiếp tục điệu nhảy của nó với những con cái khác. Trên thực tế, chúng có thể tiếp cận nhiều bạn tình cùng một lúc.
Khi nói đến các loài nhện độc, người ta thường nhắc đến nhện nâu ẩn dật hay nhện lưng đỏ. Tuy nhiên, Chương trình Kỷ lục Guinness 2007 đánh giá loài nhện lang thang Brazil (Phoneutria) mới là loài nhện độc nhất thế giới. Người ta còn gọi chúng là nhện chuối bởi vì chúng thường sống trên các tán lá chuối. Trong khi những loài nhện khác giăng tơ để bẫy con mồi, loài nhện chuối săn mồi trên măt đất, tìm kiếm và tấn công con mồi trực tiếp. Chúng thường hoạt động vào ban đêm và rất hiếu chiến. Nọc độc của chúng tác động mạnh tới thần kinh, khiến cơ quan hô hấp tê liệt, gây ngạt thở và chết. Ngoài ra nọc độc của chúng có thể khiến nam giới bất lực.
Nhện phân chim (Celaenia excavata), là một trong những loài nhện có khả năng ngụy trang độc đáo và hiệu quả trong thế giới loài vật. Chúng ngụy trang bằng cách thu gọn cơ thể giống như một cục phân chim để thoát khỏi tầm ngắm của những kẻ săn mồi như chim, ong bắp cày. Những cục nhọn trên cơ thể nhện khiến chúng giống như cục phân chim khi chúng cuộn cơ thể. Ngoài ra, cơ thể chúng cũng tỏa ra mùi khó chịu.
Golden silk orb-weaver (Nephila clavipes), hay nhện khổng lồ, là loài nhện lớn thứ hai trên thế giới. Con cái có kích thước lớn hơn con đực. Chúng là loài nhện có nọc đôc và chân dài. Tuy nhiên, đặc điểm nổi bật của nhện Nephila là khả năng giăng những mạng rất dày và kiên cố để săn mồi. Chiều dài của mỗi mạng nhện có thể lên tới gần 2 m. Những con côn trùng nhỏ bé chắn chắn không thể thoát khỏi mạng nhện của chúng. Thậm chí những con rắn nhỏ hay chim cũng trở thành con mồi của chúng. Vì thế, người ta còn gọi chúng là loài nhện ăn rắn. Ngoài ra, những con nhện Nepila đực phải mát xa cho bạn đời khi chúng mệt mỏi bởi vì khi những con cái không giữ được bình tĩnh, chúng sẽ xé xác con đực ngay lập tức hoặc cuốn xác con đực để ăn.
Nhện Chilean rose tarantula (Grammostola rosea) là loài nhện phổ biến nhất trong họ nhện Tarantula. Chúng hiền lành và độc đáo nên thích hợp để làm vật nuôi. Loài này có rất nhiều lông, kích thước trung bình của chúng khoảng từ 14- 15 cm. Chúng có nguồn gốc ở vùng sa mạc ở Chile, Bolivia và Argentina.
Goliath birdeater tarantula (Theraphosa blondi) là loài nhện lớn nhất thế giới. Chúng thuộc họ Taranutla. Gần đây, một nhà khoa học Mỹ vừa phát hiện một con Goliath birdeater trong khu rừng ở Nam Mỹ. Ông cho biết con nhện Goliath có khối lượng khoảng 170 gram, với chiều dài chân lên tới 30 cm, chúng có kích thước tương đương chó con và những chiếc răng nanh rất lợi hại. Để tự bảo vệ bản thân, chúng phát ra tiếng rít rất khó chịu và phóng lông gai có nọc độc vào kẻ thù, gây đau đớn và ngứa. Là loài ăn tạp, chúng bắt côn trùng, rắn, thằn lằn.
Giant Huntsman spider (Heterpoda maxima), là một loài nhện có chân dài. Chúng thuộc nhóm những loài nhện lớn nhất thế giới. Cơ thể không lớn, nhưng chúng lại sở hữu 8 cái chân rất dài. Chiều dài mỗi chân lên tới 30 cm. Mỗi chân đều có gai nhọn. Bộ chân dài giúp chúng di chuyển nhanh chóng và bắt mồi dễ dàng.
Phidippus audax là loài nhện nhảy ở Bắc Mỹ, có khả năng nhảy từ cây này sang cây khác. Chúng là những kẻ săn mồi nguy hiểm với cặp mắt sáng và khả năng nhảy xa gấp 50 lần chiều dài cơ thể. Chiều dài trung bình của một con nhện trưởng thành từ 13 tới 30 mm. Chúng thích bò để săn mồi hơn là giăng tơ để phục kích con mồi. Những mạng nhện của chúng chỉ phục vụ cho việc đẻ trứng hoặc ẩn náu.
Bạn cũng có thể quan tâm:
-
Phát hiện vỏ cây hấp thụ khí metan, có thể giúp chống biến đổi khí hậu
-
Loài cua khổng lồ nặng 4kg biết bóc tách vỏ dừa
-
Xuất hiện quái vật 80 triệu tuổi đầu cá sấu, mình cá heo
-
Loài "quái vật bay" chưa từng thấy ở Liêu Ninh - Trung Quốc
-
Côn Đảo là vùng bảo tồn rùa biển quan trọng của Việt Nam, khu vực và toàn cầu
-
Rùng mình với "sinh vật đến từ địa ngục" phát hiện ở Úc
-
Nguy cơ biến đổi khí hậu gây tê liệt kênh đào Panama
-
Những con chim ẩn mình… chờ sống
-
Cây mai vàng hơn 50 năm tuổi được chốt giá 6 tỉ đồng
Bài viết mới:
- Hoạt động bảo tồn Cây Di sản trở thành phong trào của cộng đồng nhờ sự hưởng ứng của người dân (20/03/2025)
- Hai cụ hoa Đại 1.000 năm tuổi báu vật xã Dân Quyền, huyện Tam Nông, Phú Thọ là Cây Di sản Việt Nam (20/03/2025)
- VACNE tiếp tục đóng góp công tác bảo vệ môi trường Thủ đô Hà Nội (20/03/2025)
- Thêm 4 cây cổ thụ của Hà Nội được vinh danh Cây Di sản Việt Nam (20/03/2025)
- VACNE cùng cộng đồng sôi nổi chuẩn bị kỷ niệm 15 Năm sự kiện Bảo tồn Cây Di sản Việt Nam (12/03/2025)
- Tâm sự của GS.TSKH Đặng Huy Huỳnh nhân 15 năm Sự kiện Bảo tồn Cây Di sản Việt Nam (12/03/2025)
- Những cây cổ thụ đầu tiên của huyện Sơn Dương, tỉnh Tuyên Quang được vinh danh cây Di sản Việt Nam (25/02/2025)
- Cây cổ thụ kỳ lạ vùng chân núi Tam Đảo được công nhận Cây Di sản Việt Nam (25/02/2025)
- Cây Rỏi mật đầu tiên ở nước ta được công nhận Cây Di sản Việt Nam (25/02/2025)
- Vận động ngư dân đưa rác về bờ và câu chuyện thay đổi hành vi ở tỉnh Phú Yên (20/02/2025)

Thu hồi chứng nhận kỷ lục của hồ Lắk
(Tin Môi Trường) - Viện Kỷ lục Việt Nam quyết định thu hồi chứng nhận kỷ lục "hồ nước ngọt tự nhiên trên Tây nguyên có diện tích lớn nhất Việt Nam" của hồ Lắk.

Vì sao 21/6/2024 là ngày đặc biệt nhất trong vòng 228 năm qua?
(Tin Môi Trường) - Chỉ ít giờ nữa, chúng ta sẽ chính thức bước sang ngày 21/6, nhưng ít ai biết được rằng 21/6 năm nay sẽ là ngày đặc biệt nhất trong vòng 228 năm qua.
.jpg)
Những cây cổ thụ đầu tiên của huyện Sơn Dương, tỉnh Tuyên Quang được vinh danh cây Di sản Việt Nam
(Tin Môi Trường) - 2 cây Đa và 1 cây Sanh hơn 300 năm ở xã Tân Trào được cộng đồng địa phương tổ chức đón Bằng công nhận Cây di sản Việt Nam vào ngày ngày 24/2/2025.
.jpg)