Khám phá » Thế giới muôn màu
“Bức tranh” chim hồng hạc đẹp bậc nhất thế giới 
(11:15:56 AM 10/11/2012)
Sự phong phú của các loại tảo đã thu hút nhiều loại chim quý hiếm đến với hồ, chúng xếp thành từng hàng đông đứng trên bờ hồ tạo ra một khung cảnh khá đẹp mắt. Thực tế, hồ Nakuru đơn giản chỉ là một điểm kiếm ăn lý tưởng cho các chú chim hồng hạc từ khắp mọi nơi tụ tập về đây, đồng thời hồ Nakuru cũng là nơi trú ngụ chính của các loại Bồ nông trắng. Các nhà nghiên cứu về chim đã nhận định Nakuru sở hữu khung cảnh chim chóc đẹp vào hàng bậc nhất trên thế giới.
Những chú chim hồng hạc nhỏ ở đây có thể được phân biệt với các loại khác bởi bộ lông màu hồng và phần mỏ màu đỏ son, không giống như các con chim hồng hạc lớn- loại này thường có mỏ màu đen ở phần chóp. Những chú chim hồng hạc nhỏ là loại thường được ghi hình và chụp ảnh, và chủ yếu xuất hiện trong các bộ phim tài liệu bởi chúng có số lượng nhiều hơn chim hồng hạc lớn.
Những con chim hồng hạc chủ yếu ăn tảo. Các nhà khoa học ước tính, số chim hồng hạc ở hồ Nakuru là hơn 1 triệu con, thậm chí có khi hơn 2 triệu con.
Gần đây, số lượng chim hồng hạc đã giảm xuống đáng kể, nguyên nhân chính có lẽ là do có quá nhiều khách du lịch tới thưởng ngoạn cảnh đẹp ở đây. Nguyên nhân khác cũng là do ô nhiễm nước thải từ các nhà máy công nghiệp gần đó thải ra hồ, điều này làm cho chất lượng nước hồ thay đổi. Thông thường, mực nước hồ giảm xuống vào mùa khô, nhưng đến mùa mưa lại gây nên tình trạng lụt lội.
Ô nhiễm môi trường và lụt lội đã phá hủy không gian sống cũng như nguồn thức ăn của loài chim hồng hạc, các loại khuẩn tảo lục (Cyanobacteria) và tảo xanh đã trôi đi nơi khác dẫn đến tình trạng thiếu thức ăn, do đó số lượng chim hồng hạc di chuyển về đây ngày càng giảm đi.
Mời các bạn cùng chiêm ngưỡng một số hình ảnh đẹp mắt về loài chim hồng hạc ở hồ Nakuru:
Bạn cũng có thể quan tâm:
-
Phát hiện vỏ cây hấp thụ khí metan, có thể giúp chống biến đổi khí hậu
-
Loài cua khổng lồ nặng 4kg biết bóc tách vỏ dừa
-
Xuất hiện quái vật 80 triệu tuổi đầu cá sấu, mình cá heo
-
Loài "quái vật bay" chưa từng thấy ở Liêu Ninh - Trung Quốc
-
Côn Đảo là vùng bảo tồn rùa biển quan trọng của Việt Nam, khu vực và toàn cầu
-
Rùng mình với "sinh vật đến từ địa ngục" phát hiện ở Úc
-
Nguy cơ biến đổi khí hậu gây tê liệt kênh đào Panama
-
Những con chim ẩn mình… chờ sống
-
Cây mai vàng hơn 50 năm tuổi được chốt giá 6 tỉ đồng
Bài viết mới:
- Hai cây muỗm gắn với truyền thuyết Miếu thờ Bà Chúa Liễu Hạnh được công nhận là Cây Di sản Việt Nam (17/04/2025)
- Cộng đồng dân cư phía Bắc Thủ đô long trọng tổ chức đón bằng công nhận Cây Di sản Việt Nam (10/04/2025)
- Gần 150 cây cổ thụ được công nhận là Cây Di sản Việt Nam (09/04/2025)
- Cây Găng néo đầu tiên được công nhận Cây di sản Việt Nam (08/04/2025)
- VACNE tiếp tục phát huy phương châm “Môi trường với Cộng đồng” (04/04/2025)
- Sáu cây đầu tiên của tỉnh Kiên Giang được công nhận Cây Di sản Việt Nam (04/04/2025)
- Hoạt động bảo tồn Cây Di sản trở thành phong trào của cộng đồng nhờ sự hưởng ứng của người dân (20/03/2025)
- Hai cụ hoa Đại 1.000 năm tuổi báu vật xã Dân Quyền, huyện Tam Nông, Phú Thọ là Cây Di sản Việt Nam (20/03/2025)
- VACNE tiếp tục đóng góp công tác bảo vệ môi trường Thủ đô Hà Nội (20/03/2025)
- Thêm 4 cây cổ thụ của Hà Nội được vinh danh Cây Di sản Việt Nam (20/03/2025)

Thu hồi chứng nhận kỷ lục của hồ Lắk
(Tin Môi Trường) - Viện Kỷ lục Việt Nam quyết định thu hồi chứng nhận kỷ lục "hồ nước ngọt tự nhiên trên Tây nguyên có diện tích lớn nhất Việt Nam" của hồ Lắk.

Vì sao 21/6/2024 là ngày đặc biệt nhất trong vòng 228 năm qua?
(Tin Môi Trường) - Chỉ ít giờ nữa, chúng ta sẽ chính thức bước sang ngày 21/6, nhưng ít ai biết được rằng 21/6 năm nay sẽ là ngày đặc biệt nhất trong vòng 228 năm qua.
.jpg)
Những cây cổ thụ đầu tiên của huyện Sơn Dương, tỉnh Tuyên Quang được vinh danh cây Di sản Việt Nam
(Tin Môi Trường) - 2 cây Đa và 1 cây Sanh hơn 300 năm ở xã Tân Trào được cộng đồng địa phương tổ chức đón Bằng công nhận Cây di sản Việt Nam vào ngày ngày 24/2/2025.
.jpg)