Trao đổi - Phản biện » Tầm nhìn
Mời nhà thầu nước ngoài chống thấm thủy điện Sông Tranh 2
(21:09:15 PM 24/04/2012)Sẽ mời nhà thầu nước ngoài chống thấm thủy điện Sông Tranh 2 - Ảnh minh họa
Việc chống thấm đang triển khai theo hai giai đoạn: Ngay lập tức phải tiến hành thu nước các hành lang thân đập, giải quyết triệt để việc thấm nước ra mặt ngoài hạ lưu. Giai đoạn 2 tập trung xử lý chống thấm phía thượng lưu, hạn chế tối đa lượng nước thấm vào trong hành lang thân đập, đảm bảo yêu cầu thiết kế.
Theo HĐNTNN, hiện giai đoạn 1 đã thực hiện xong, nước đã được thu về hành lang và không còn chảy ra ngoài mặt đập hạ lưu. Tuy nhiên, lưu lượng thấm ở mực nước hồ 115m vẫn còn lớn. Vì vậy, EVN đã tích cực khảo sát khoanh vùng thấm, xác định nguyên nhân gây thấm chủ yếu để phương án xử lý thấm hiệu quả nhất. Qua khảo sát, HĐNTNN cũng thống nhất với đánh giá của EVN là nước thấm vào hành lang thân đập chủ yếu qua các khe nhiệt; trong đó, tập trung ở khu vực 10 khe nhiệt phân bố ở hai bên đập tràn, còn một phần nhỏ thấm qua bê tông đập.
Bởi vậy, HĐNTNN yêu cầu EVN tập trung vào một số giải pháp, trước mắt là xử lý 10 khe nhiệt có lưu lượng thấm lớn, ưu tiên xử lý theo phương án 1: dán khe nhiệt ở mặt thượng lưu đập bằng tấm SR kết hợp bơm keo Polyurethan (phương án do EVN đề xuất), sau đó xử lý ở các khe nhiệt còn lại và các vị trí khác ở bề mặt bê tông thượng lưu. HĐNTNN cũng yêu cầu EVN phải mời nhà thầu nước ngoài có kinh nghiệm để thực hiện việc chống thấm, đặc biệt là việc chống thấm dưới nước. Sau khi xử lý xong các khe nhiệt, công việc tiếp theo là xem xét tiếp tục xử lý ép nước ximăng từ các lỗ thu nước trong hành lang về phía thượng lưu, tạo màng chống thấm ở phần mặt trước bê tông thân đập. Việc chống thấm phải được tập trung ở phần ngập dưới nước trước để đánh giá được ngay hiệu quả của phương án xử lý, sau đó tiếp tục xử lý phần từ mặt nước trở lên.
HĐNTNN cũng yêu cầu EVN phải thẩm định và phê duyệt theo quy định phương án xử lý thấm đập thủy điện Sông Tranh 2; chỉ đạo tư vấn thiết kế lập chỉ dẫn kỹ thuật xử lý chống thấm và phê duyệt làm cơ sở cho việc thực hiện, kiểm tra, giám sát và nghiệm thu; lựa chọn đơn vị tư vấn giám sát độc lập, chuyên nghiệp, có kinh nghiệm...; sớm tổ chức thực hiện việc chống thấm theo đúng cam kết của EVN là từ đầu tháng 5/2012 và xong trước mùa mưa lũ năm 2012.
Liên quan đến vấn đề an toàn của đập thủy điện Sông Tranh 2, HĐNTNN cho rằng, việc quan trắc theo quy định cần phải có đơn vị chuyên nghiệp thực hiện. Cùng đó là phải khắc phục ngay một số thiết bị quan trắc bị hư hỏng, cập nhật, bổ sung, xử lý số liệu và đánh giá sự việc, mức độ an toàn của đập. HĐNTNN sẽ chỉ định đơn vị tư vấn nước ngoài thực hiện việc đánh giá an toàn của đập thủy điện Sông Tranh 2 để làm cơ sở báo cáo Thủ tướng Chính phủ.
Bạn cũng có thể quan tâm:
-
Tâm sự của GS.TSKH Đặng Huy Huỳnh nhân 15 năm Sự kiện Bảo tồn Cây Di sản Việt Nam
-
Đổi mới nội dung và phương thức hoạt động là giải pháp quan trọng nâng cao chất lượng tổ chức hội đáp ứng yêu cầu quản lý mới
-
Lãnh đạo VACNE tham gia tọa đàm về luật thủ đô năm 2024
-
Lãnh đạo của Hội Bảo vệ Thiên nhiên và Môi trường Việt Nam tham gia Hội thảo về kinh nghiệm đọc sách khoa học
-
Cứu cây xanh
-
Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng luôn đề cao công tác bảo vệ môi trường cho thế hệ mai sau
-
Phát biểu của Hội Bảo vệ Thiên nhiên và Môi trường Việt Nam tại Lễ kỷ niệm Ngày Quốc tế Đa dạng sinh học năm 2024
-
Đồng bằng sông Cửu Long "thuận thiên" để phát triển bền vững
-
Có rừng là có tín chỉ carbon?
Bài viết mới:
- Những cây đầu tiên của tỉnh Quảng Trị được công nhận Cây Di sản Việt Nam (19/04/2025)
- Hai cây muỗm gắn với truyền thuyết Miếu thờ Bà Chúa Liễu Hạnh được công nhận là Cây Di sản Việt Nam (17/04/2025)
- Cộng đồng dân cư phía Bắc Thủ đô long trọng tổ chức đón bằng công nhận Cây Di sản Việt Nam (10/04/2025)
- Gần 150 cây cổ thụ được công nhận là Cây Di sản Việt Nam (09/04/2025)
- Cây Găng néo đầu tiên được công nhận Cây di sản Việt Nam (08/04/2025)
- VACNE tiếp tục phát huy phương châm “Môi trường với Cộng đồng” (04/04/2025)
- Sáu cây đầu tiên của tỉnh Kiên Giang được công nhận Cây Di sản Việt Nam (04/04/2025)
- Hoạt động bảo tồn Cây Di sản trở thành phong trào của cộng đồng nhờ sự hưởng ứng của người dân (20/03/2025)
- Hai cụ hoa Đại 1.000 năm tuổi báu vật xã Dân Quyền, huyện Tam Nông, Phú Thọ là Cây Di sản Việt Nam (20/03/2025)
- VACNE tiếp tục đóng góp công tác bảo vệ môi trường Thủ đô Hà Nội (20/03/2025)

"Bảo vệ môi trường chính là bảo vệ mái nhà chung của toàn nhân loại"
(Tin Môi Trường) - Chiều 15/2, tại Khu di tích lịch sử quốc gia đặc biệt Am Chùa Ngọa Vân, TP Đông Triều (Quảng Ninh) đã diễn ra lễ phát động "Tết trồng cây đời đời nhớ ơn Bác Hồ" và tăng cường công tác bảo vệ môi trường, bảo vệ đa dạng sinh học năm 2025.

Có thể ”để dành” tín chỉ carbon để bán giá cao hơn?
(Tin Môi Trường) - Việt Nam đã thu được 1.250 tỉ đồng từ tín chỉ carbon. Với sự phát triển và yêu cầu hiện nay, tương lai chúng ta có đủ tín chỉ carbon để bù vào thâm hụt?

Chủ tịch thành phố Cam Ranh thua kiện người san ủi đất thuê
(Tin Môi Trường) - Người được thuê san ủi đất bị Chủ tịch thành phố Cam Ranh (tỉnh Khánh Hòa) ra quyết định xử phạt hành chính. Cho rằng lãnh đạo địa phương sai nên người này khiếu kiện và được tòa tuyên thắng.
.jpg)