Trao đổi - Phản biện » Tầm nhìn
Thứ sáu, 04/04/2025, 15:21:06 PM (GMT+7)
Mời báo chí ra khỏi phòng họp về ô nhiễm không khí
(23:01:00 PM 19/12/2019)(Tin Môi Trường) - Chiều 19.12, Bộ TN-MT họp với các Bộ, ngành, địa phương về giải pháp cấp bách kiểm soát chất lượng môi trường không khí. Nhưng chỉ sau khoảng 15 phút cuộc họp diễn ra, Bộ trưởng Trần Hồng Hà bất ngờ mời báo chí ra ngoài.
>> VACNE tiếp tục phát huy phương châm “Môi trường với Cộng đồng” >> Danh mục bí mật nhà nước lĩnh vực tài nguyên và môi trường >> VACNE tiếp tục đóng góp công tác bảo vệ môi trường Thủ đô Hà Nội >> "Bảo vệ môi trường chính là bảo vệ mái nhà chung của toàn nhân loại" >> SOS Môi trường và NACCET ký kết hợp tác trong lĩnh vực môi trường và ứng phó sự cố
Bộ trưởng Trần Hồng Hà mời báo chí ra khỏi cuộc họp vì lo ảnh hưởng đến tâm lý của các đại biểu -Ảnh Lê Quân
Mở đầu cuộc họp, Bộ trưởng Bộ Tài nguyên và Môi trường (Bộ TN-MT) Trần Hồng Hà cho biết, cuộc họp này diễn ra trong bối cảnh cuối năm chất lượng môi trường không khí ở 2 TP.Hà Nội và TP.Hồ Chí Minh có những thời điểm ô nhiễm, ảnh hưởng đến sức khoẻ con người, đã gây ra sự lo lắng chính đáng của người dân.
Cũng theo Bộ trưởng Trần Hồng Hà, chất lượng không khí, không khí bị ô nhiễm là vấn đề hết sức cấp bách, nghiêm trọng và rất nhạy cảm. Để đánh giá về chất lượng không khí có nhiều chỉ số nhưng riêng về bụi mịn, các chỉ số trong 5 năm vừa qua cho thấy, bụi mịn có xu hướng gia tăng. Đây là tác nhân trực tiếp ảnh hưởng đến sức khoẻ con người.
Theo đó, ông Hà nhấn mạnh, cuộc họp hôm nay tập trung đánh giá 3 nội dung nguyên nhân bụi mịn đến từ đâu; đánh giá mức độ ô nhiễm và giải pháp trước mắt, sẽ thực hiện ngay sau hội nghị này để bảo vệ sức khoẻ người dân.
Chất lượng không khí, giải pháp cải thiện chất lượng không khí đang là mối quan tâm hàng đầu của người dân nhưng khi cơ quan quản lý nhà nước họp lại hạn chế báo chí tham dự -Ảnh Lê Quân
Bộ trưởng Bộ TN-MT Trần Hồng Hà cũng bày tỏ bất ngờ khi có sự tham dự của rất đông phóng viên đến từ các cơ quan báo chí. Bộ trưởng Hà cho rằng, sự quan tâm đặc biệt của báo chí sẽ ảnh hưởng đến chất lượng chuyên môn của các ý kiến thảo luận. Ngay sau khi phát biển mở đầu, Bộ trưởng Trần Hồng Hà đã có lời mời hàng chục phóng viên báo chí ra khỏi cuộc họp.
“Tôi đề nghị cách làm việc thế này, nếu không sẽ rất khó làm việc, các đại biểu bị tâm lý khi phát biểu. Các cơ quan báo chí tác nghiệp đông quá, tôi rất sợ ảnh hưởng đến việc trao đổi, thảo luận. Tinh thần anh chị em dự phần đầu cuộc họp, trao đổi chung. Còn ngay sau cuộc họp, sẽ có ngay thông cáo báo chí về kết quả cuộc họp”, Bộ trưởng Hà nêu lý do.
Nhiều phóng viên báo chí bức xúc vì bị mời ra khỏi cuộc họp ngay khi bắt đầu được ít phút dù trước đó được mời đến tham dự -Ảnh Lê Quân
Trước đó, nhiều báo chí nhận được lời mời qua hòm thư điện tử đến tham dự cuộc họp giữa Bộ TN-MT với các Bộ, ngành, địa phương về giải pháp cấp bách kiểm soát chất lượng môi trường không khí tại các đô thị lớn diễn ra vào 14 giờ chiều nay.
Cuộc họp giữa Bộ TN-MT với các Bộ: Công thương, Nông nghiệp - Phát triển nông thôn, Xây dựng, Giao thông - Vận tải, Khoa học và Công nghệ, Giáo dục - Đào tạo, Tài chính, Kế hoạch - Đầu tư, Nội vụ, Thông tin - Truyền thông, Y tế và UBND TP.Hà Nội, UBND TP.Hồ Chí Minh cùng Sở Tài nguyên - Môi trường của 2 thành phố này tham dự cuộc họp bàn về các giải pháp cấp bách kiểm soát chất lượng môi trường không khí.
(Theo Thanh niên)
Bạn cũng có thể quan tâm:
-
Tâm sự của GS.TSKH Đặng Huy Huỳnh nhân 15 năm Sự kiện Bảo tồn Cây Di sản Việt Nam
-
Đổi mới nội dung và phương thức hoạt động là giải pháp quan trọng nâng cao chất lượng tổ chức hội đáp ứng yêu cầu quản lý mới
-
Lãnh đạo VACNE tham gia tọa đàm về luật thủ đô năm 2024
-
Lãnh đạo của Hội Bảo vệ Thiên nhiên và Môi trường Việt Nam tham gia Hội thảo về kinh nghiệm đọc sách khoa học
-
Cứu cây xanh
-
Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng luôn đề cao công tác bảo vệ môi trường cho thế hệ mai sau
-
Phát biểu của Hội Bảo vệ Thiên nhiên và Môi trường Việt Nam tại Lễ kỷ niệm Ngày Quốc tế Đa dạng sinh học năm 2024
-
Đồng bằng sông Cửu Long "thuận thiên" để phát triển bền vững
-
Có rừng là có tín chỉ carbon?
Bài viết mới:
- Sáu cây đầu tiên của tỉnh Kiên Giang được công nhận Cây Di sản Việt Nam (04/04/2025)
- Hoạt động bảo tồn Cây Di sản trở thành phong trào của cộng đồng nhờ sự hưởng ứng của người dân (20/03/2025)
- Hai cụ hoa Đại 1.000 năm tuổi báu vật xã Dân Quyền, huyện Tam Nông, Phú Thọ là Cây Di sản Việt Nam (20/03/2025)
- VACNE tiếp tục đóng góp công tác bảo vệ môi trường Thủ đô Hà Nội (20/03/2025)
- Thêm 4 cây cổ thụ của Hà Nội được vinh danh Cây Di sản Việt Nam (20/03/2025)
- VACNE cùng cộng đồng sôi nổi chuẩn bị kỷ niệm 15 Năm sự kiện Bảo tồn Cây Di sản Việt Nam (12/03/2025)
- Tâm sự của GS.TSKH Đặng Huy Huỳnh nhân 15 năm Sự kiện Bảo tồn Cây Di sản Việt Nam (12/03/2025)
- Những cây cổ thụ đầu tiên của huyện Sơn Dương, tỉnh Tuyên Quang được vinh danh cây Di sản Việt Nam (25/02/2025)
- Cây cổ thụ kỳ lạ vùng chân núi Tam Đảo được công nhận Cây Di sản Việt Nam (25/02/2025)
- Cây Rỏi mật đầu tiên ở nước ta được công nhận Cây Di sản Việt Nam (25/02/2025)

"Bảo vệ môi trường chính là bảo vệ mái nhà chung của toàn nhân loại"
(Tin Môi Trường) - Chiều 15/2, tại Khu di tích lịch sử quốc gia đặc biệt Am Chùa Ngọa Vân, TP Đông Triều (Quảng Ninh) đã diễn ra lễ phát động "Tết trồng cây đời đời nhớ ơn Bác Hồ" và tăng cường công tác bảo vệ môi trường, bảo vệ đa dạng sinh học năm 2025.

Có thể ”để dành” tín chỉ carbon để bán giá cao hơn?
(Tin Môi Trường) - Việt Nam đã thu được 1.250 tỉ đồng từ tín chỉ carbon. Với sự phát triển và yêu cầu hiện nay, tương lai chúng ta có đủ tín chỉ carbon để bù vào thâm hụt?

Chủ tịch thành phố Cam Ranh thua kiện người san ủi đất thuê
(Tin Môi Trường) - Người được thuê san ủi đất bị Chủ tịch thành phố Cam Ranh (tỉnh Khánh Hòa) ra quyết định xử phạt hành chính. Cho rằng lãnh đạo địa phương sai nên người này khiếu kiện và được tòa tuyên thắng.
.jpg)