Trao đổi - Phản biện » Tầm nhìn
Cà Mau đối mặt nguy cơ sạt lở nghiêm trọng bờ biển
(13:32:11 PM 21/09/2012)Ảnh minh họa. (Nguồn: hanoitv.vn)
Theo dự báo của các ngành chức năng tỉnh Cà Mau, trong thời gian tới, nếu thời tiết tiếp tục diễn biến xấu thì nguy cơ vỡ đê có thể xảy ra bất cứ lúc nào, ảnh hưởng đến đời sống, mùa màng của hàng ngàn hộ dân cư ngụ ven tuyến đê biển Đông và Tây.
Ông Nguyễn Long Hoai, Chi cục trưởng Chi cục Thủy lợi kiêm chánh văn phòng Ban Chỉ huy phòng chống lụt bão tỉnh Cà Mau cho biết kể từ năm 2010 đến nay, tỉnh Cà Mau đã thi công hoàn thành gần 1km kè cơ bản, kết cấu kè chắc chắn so với các loại kè xây dựng trước đây. Ưu điểm của kè cơ bản này chịu được áp lực sóng biển va đập mạnh, ngăn chặn sạt lở bờ biển và trồng rừng khôi phục lại diện tích đất, rừng đã mất. Đây là giải pháp bảo vệ an toàn cho đê biển.
Tuy nhiên, việc xây dựng hệ thống kè cơ bản phải đầu tư vốn lớn, mỗi mét kè tốn từ 30-100 triệu đồng. Tỉnh không thể kham nổi dự án xây dựng công trình kè cơ bản có vốn lớn hàng trăm, hàng ngàn tỷ đồng nên phải tranh thủ từ nguồn vốn đầu tư của Chính phủ.
Đến mùa mưa bão hàng năm, tỉnh Cà Mau phải ban bố tình trạng hộ đê khẩn cấp, huy động nhiều lực lượng sẵn sàng ứng phó, khắc phục hậu quả thiên tai.
Ông Hoai cho biết khoảng 2km bờ biển bị sạt lở rất nghiêm trọng cần đầu tư vốn xây dựng khẩn cấp kè cơ bản để phòng chống nạn vỡ đê trong mùa mưa bão năm nay./.
Bạn cũng có thể quan tâm:
-
Tâm sự của GS.TSKH Đặng Huy Huỳnh nhân 15 năm Sự kiện Bảo tồn Cây Di sản Việt Nam
-
Đổi mới nội dung và phương thức hoạt động là giải pháp quan trọng nâng cao chất lượng tổ chức hội đáp ứng yêu cầu quản lý mới
-
Lãnh đạo VACNE tham gia tọa đàm về luật thủ đô năm 2024
-
Lãnh đạo của Hội Bảo vệ Thiên nhiên và Môi trường Việt Nam tham gia Hội thảo về kinh nghiệm đọc sách khoa học
-
Cứu cây xanh
-
Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng luôn đề cao công tác bảo vệ môi trường cho thế hệ mai sau
-
Phát biểu của Hội Bảo vệ Thiên nhiên và Môi trường Việt Nam tại Lễ kỷ niệm Ngày Quốc tế Đa dạng sinh học năm 2024
-
Đồng bằng sông Cửu Long "thuận thiên" để phát triển bền vững
-
Có rừng là có tín chỉ carbon?
Bài viết mới:
- Những cây đầu tiên của tỉnh Quảng Trị được công nhận Cây Di sản Việt Nam (19/04/2025)
- Hai cây muỗm gắn với truyền thuyết Miếu thờ Bà Chúa Liễu Hạnh được công nhận là Cây Di sản Việt Nam (17/04/2025)
- Cộng đồng dân cư phía Bắc Thủ đô long trọng tổ chức đón bằng công nhận Cây Di sản Việt Nam (10/04/2025)
- Gần 150 cây cổ thụ được công nhận là Cây Di sản Việt Nam (09/04/2025)
- Cây Găng néo đầu tiên được công nhận Cây di sản Việt Nam (08/04/2025)
- VACNE tiếp tục phát huy phương châm “Môi trường với Cộng đồng” (04/04/2025)
- Sáu cây đầu tiên của tỉnh Kiên Giang được công nhận Cây Di sản Việt Nam (04/04/2025)
- Hoạt động bảo tồn Cây Di sản trở thành phong trào của cộng đồng nhờ sự hưởng ứng của người dân (20/03/2025)
- Hai cụ hoa Đại 1.000 năm tuổi báu vật xã Dân Quyền, huyện Tam Nông, Phú Thọ là Cây Di sản Việt Nam (20/03/2025)
- VACNE tiếp tục đóng góp công tác bảo vệ môi trường Thủ đô Hà Nội (20/03/2025)

"Bảo vệ môi trường chính là bảo vệ mái nhà chung của toàn nhân loại"
(Tin Môi Trường) - Chiều 15/2, tại Khu di tích lịch sử quốc gia đặc biệt Am Chùa Ngọa Vân, TP Đông Triều (Quảng Ninh) đã diễn ra lễ phát động "Tết trồng cây đời đời nhớ ơn Bác Hồ" và tăng cường công tác bảo vệ môi trường, bảo vệ đa dạng sinh học năm 2025.

Có thể ”để dành” tín chỉ carbon để bán giá cao hơn?
(Tin Môi Trường) - Việt Nam đã thu được 1.250 tỉ đồng từ tín chỉ carbon. Với sự phát triển và yêu cầu hiện nay, tương lai chúng ta có đủ tín chỉ carbon để bù vào thâm hụt?

Chủ tịch thành phố Cam Ranh thua kiện người san ủi đất thuê
(Tin Môi Trường) - Người được thuê san ủi đất bị Chủ tịch thành phố Cam Ranh (tỉnh Khánh Hòa) ra quyết định xử phạt hành chính. Cho rằng lãnh đạo địa phương sai nên người này khiếu kiện và được tòa tuyên thắng.
.jpg)