Trao đổi - Phản biện » Tầm nhìn
Bộ Giao thông - vận tải: Sân bay Long Thành là “lựa chọn hiệu quả”
(12:18:03 PM 19/08/2013)
Ảnh minh họa IE
Theo văn bản do Thứ trưởng Phạm Quý Tiêu ký gửi Thủ tướng, dự kiến năm 2013 lượng hành khách thông qua sân bay Tân Sơn Nhất khoảng 19 triệu lượt. Từ năm 2018 đến năm 2020 sẽ đạt công suất thiết kế là 20-25 triệu hành khách/năm và sẽ quá tải các năm sau đó. Tuy nhiên, việc mở rộng, nâng công suất Tân Sơn Nhất để đáp ứng nhu cầu khai thác là rất khó thực hiện được do Tân Sơn Nhất hiện có hai đường hạ cất cánh (đường băng) song song dạng đóng nên rất khó nâng công suất.
Nếu đầu tư thêm một đường băng về phía bắc của sân bay cũng không khả thi do Tân Sơn Nhất nằm trong khu vực dân cư dày đặc và các đường phố chính đã giới hạn khu vực này. Việc mở rộng sân bay sẽ dẫn đến ảnh hưởng môi trường dân sinh của khu vực trung tâm TP.HCM như tiếng ồn, khí thải vượt xa tiêu chuẩn cho phép.
Theo Bộ GTVT, việc chọn Long Thành được nghiên cứu từ những năm 1980 và đã dần hoàn thiện về một sân bay quốc tế trung chuyển lớn nhất toàn quốc, có khả năng phát triển thành một trung tâm trung chuyển hàng không và có khả năng cạnh tranh với các cảng hàng không trung chuyển trong khu vực và thế giới. Vị trí được chọn đã đảm bảo thỏa mãn các tiêu chí. Theo kinh nghiệm của các nước trên thế giới, các sân bay lớn trên thế giới nằm cách trung tâm thành phố 15-60km. Thời gian tiếp cận tối đa 40-50 phút.
Vị trí của sân bay Long Thành cũng đảm bảo đủ diện tích (5.000ha) để xây dựng một sân bay quốc tế mới, hiện đại có công suất 80-100 triệu hành khách/năm, sân bay cấp 4F, bốn đường cất hạ cánh. Vị trí của sân bay này đảm bảo yêu cầu khai thác an toàn và hiệu quả cho cảng hàng không có quy mô lớn, hiện đại, có đủ điều kiện để lắp đặt trang thiết bị hỗ trợ hạ cánh chính xác CAT III (máy bay được dẫn đường bằng thiết bị hạ cánh cho đến khi tiếp đất).
Về phân chia nhiệm vụ bay quốc tế hay quốc nội giữa Long Thành và Tân Sơn Nhất, Bộ GTVT cho biết Tân Sơn Nhất còn tiếp tục sử dụng sau khi Long Thành được đầu tư xây dựng và đưa vào khai thác. Căn cứ vào tốc độ tăng trưởng về hành khách, hàng hóa qua Tân Sơn Nhất trong các năm tới, Bộ GTVT sẽ xem xét, tính toán việc duy trì hoạt động bay quốc tế ở một mức độ hợp lý để đảm bảo khả năng khai thác giới hạn của Tân Sơn Nhất là 25 triệu hành khách/năm.
Bạn cũng có thể quan tâm:
-
Tâm sự của GS.TSKH Đặng Huy Huỳnh nhân 15 năm Sự kiện Bảo tồn Cây Di sản Việt Nam
-
Đổi mới nội dung và phương thức hoạt động là giải pháp quan trọng nâng cao chất lượng tổ chức hội đáp ứng yêu cầu quản lý mới
-
Lãnh đạo VACNE tham gia tọa đàm về luật thủ đô năm 2024
-
Lãnh đạo của Hội Bảo vệ Thiên nhiên và Môi trường Việt Nam tham gia Hội thảo về kinh nghiệm đọc sách khoa học
-
Cứu cây xanh
-
Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng luôn đề cao công tác bảo vệ môi trường cho thế hệ mai sau
-
Phát biểu của Hội Bảo vệ Thiên nhiên và Môi trường Việt Nam tại Lễ kỷ niệm Ngày Quốc tế Đa dạng sinh học năm 2024
-
Đồng bằng sông Cửu Long "thuận thiên" để phát triển bền vững
-
Có rừng là có tín chỉ carbon?
Bài viết mới:
- Những cây đầu tiên của tỉnh Quảng Trị được công nhận Cây Di sản Việt Nam (19/04/2025)
- Hai cây muỗm gắn với truyền thuyết Miếu thờ Bà Chúa Liễu Hạnh được công nhận là Cây Di sản Việt Nam (17/04/2025)
- Cộng đồng dân cư phía Bắc Thủ đô long trọng tổ chức đón bằng công nhận Cây Di sản Việt Nam (10/04/2025)
- Gần 150 cây cổ thụ được công nhận là Cây Di sản Việt Nam (09/04/2025)
- Cây Găng néo đầu tiên được công nhận Cây di sản Việt Nam (08/04/2025)
- VACNE tiếp tục phát huy phương châm “Môi trường với Cộng đồng” (04/04/2025)
- Sáu cây đầu tiên của tỉnh Kiên Giang được công nhận Cây Di sản Việt Nam (04/04/2025)
- Hoạt động bảo tồn Cây Di sản trở thành phong trào của cộng đồng nhờ sự hưởng ứng của người dân (20/03/2025)
- Hai cụ hoa Đại 1.000 năm tuổi báu vật xã Dân Quyền, huyện Tam Nông, Phú Thọ là Cây Di sản Việt Nam (20/03/2025)
- VACNE tiếp tục đóng góp công tác bảo vệ môi trường Thủ đô Hà Nội (20/03/2025)

"Bảo vệ môi trường chính là bảo vệ mái nhà chung của toàn nhân loại"
(Tin Môi Trường) - Chiều 15/2, tại Khu di tích lịch sử quốc gia đặc biệt Am Chùa Ngọa Vân, TP Đông Triều (Quảng Ninh) đã diễn ra lễ phát động "Tết trồng cây đời đời nhớ ơn Bác Hồ" và tăng cường công tác bảo vệ môi trường, bảo vệ đa dạng sinh học năm 2025.

Có thể ”để dành” tín chỉ carbon để bán giá cao hơn?
(Tin Môi Trường) - Việt Nam đã thu được 1.250 tỉ đồng từ tín chỉ carbon. Với sự phát triển và yêu cầu hiện nay, tương lai chúng ta có đủ tín chỉ carbon để bù vào thâm hụt?

Chủ tịch thành phố Cam Ranh thua kiện người san ủi đất thuê
(Tin Môi Trường) - Người được thuê san ủi đất bị Chủ tịch thành phố Cam Ranh (tỉnh Khánh Hòa) ra quyết định xử phạt hành chính. Cho rằng lãnh đạo địa phương sai nên người này khiếu kiện và được tòa tuyên thắng.
.jpg)