Tài nguyên - Thiên nhiên
Hoàn thiện Quy hoạch tổng thể mạng lưới quan trắc tài nguyên và môi trường quốc gia đến năm 2025, tầm nhìn đến năm 2030
(17:01:34 PM 09/05/2015)Ảnh minh hoạ
Tuy vậy, do biến đổi khí hậu toàn cầu nên thiên tai, bão lũ gia tăng, cường độ tàn phá khốc liệt và khó dự báo. Nhu cầu của xã hội đối với công tác dự báo, cảnh báo phòng chống thiên tai đòi hỏi ngày càng cao. Trong khi kinh tế- xã hội phát triển thì nhu cầu sử dụng thông tin, dữ liệu về tài nguyên và môi trường ngày càng lớn. Phần lớn nguồn thông tin, dữ liệu về tài nguyên và môi trường được thu thập thông qua hoạt động điều tra cơ bản, trong đó có hệ thống các mạng lưới quan trắc tài nguyên và môi trường.
Do đó, v iệc xây dựng và đưa vào vận hành mạng lưới quan trắc hợp lý, hoạt động tương đối ổn định, lâu dài nhằm đáp ứng đầy đủ, kịp thời, chính xác và có hệ thống các dữ liệu thông tin về tài nguyên và môi trường cho các cấp, các ngành, các thành phần kinh tế , phục vụ công cuộc xây dựng bảo vệ đất nước luôn là nhiệm vụ rất quan trọng và cấp bách.
Theo nhận xét của Thứ trưởng Bộ Tài nguyên và Môi trường Chu Phạm Ngọc Hiển : Qua 7 năm thực hiện Quy hoạch tổng thể mạng lưới quan trắc tài nguyên và môi trường quốc gia đến năm 2020, do cả yếu tố chủ quan và khách quan, đến nay Quy hoạch này đã bộc lộ một số bất cập, nếu không khắc phục kịp thời sẽ làm giảm khả năng phục vụ của mạng lưới quan trắc tài nguyên và môi trường.
Đó là Quy hoạch chưa tính đến xu thế phát triển và quá trình đô thị hóa , dẫn tới các công trình xây dựng ảnh hưởng lớn đến tầm quan sát và chất lượng của số liệu quan trắc tại một số trạm quan trắc , chưa quy hoạch v iệc quan trắc để phục vụ cho mục đích ước lượng mưa, điều tiết hồ chứa, kiểm soát tài nguyên nước, nguồn nước xuyên biên giới...Chính vì vậy, Chính phủ đã giao cho Bộ Tài nguyên và Môi trường xây dựng “Quy hoạch tổng thể mạng lưới quan trắc tài nguyên và môi trường quốc gia đến năm 2025, tầm nhìn đến năm 2030”
Mục tiêu tổng quát của dự thảo Quy hoạch đưa ra là xây dựng hệ thống quan trắc tài nguyên và môi trường hợp lý, thống nhất, đồng bộ, hiện đại, đạt trình độ hàng đầu tại khu vực Châu Á, đáp ứng nhu cầu thông tin điều tra cơ bản phục vụ quản lý nhà nước về tài nguyên nước, tài nguyên đất, biển, hải đảo, khí tượng thủy văn, bảo vệ môi trường; phục vụ dự báo, cảnh báo, phòng, tránh, giảm nhẹ thiệt hại do thiên tai và ô nhiễm môi trường.
Theo đó, nội dung dự thảo Quy hoạch gồm 3 phần, bao gồm Hiện trạng và kết quả thực hiện quy hoạch mạng lưới quan trắc tài nguyên và môi trường quốc gia đến năm 2015; Quy hoạch mạng lưới quan trắc tài nguyên và môi trường quốc gia đến năm 2025, tầm nhìn 2030; Tổ chức thực hiện Quy hoạch.
Công tác xây dựng và giải pháp thực hiện Quy hoạch đã được các đơn vị chức năng của Bộ Tài nguyên và Môi trường cân nhắc trên cơ sở khoa học chuyên ngành, khoa học quản lý và kinh nghiệm thực tiễn về hoạt động của mạng lưới quan trắc những năm qua, về điều kiện kinh tế- xã hội của đất nước và xu hướng phát triển khoa học, công nghệ quan trắc tài nguyên và môi trường trên thế giới.
Trên cơ sở dự thảo lần 2 “Quy hoạch tổng thể mạng lưới quan trắc tài nguyên và môi trường quốc gia đến năm 2025, tầm nhìn đến năm 2030” , Bộ đang khẩn trương rà soát, sửa đổi, bổ sung dựa trên nguyên tắc lồng ghép tối đa, lấy hệ thống quan trắc của lĩnh vực khí tượng thủy văn làm nòng cốt. Kế thừa các công trình, điểm, trạm, mạng lưới quan trắc hiện có nhằm tăng hiệu quả kinh tế - kỹ thuật của hoạt động quan trắc...sớm hoàn thiện Quy hoạch trình Thủ tướng Chính phủ xem xét, phê duyệt.
Gửi ý kiến bạn đọc về: Hoàn thiện Quy hoạch tổng thể mạng lưới quan trắc tài nguyên và môi trường quốc gia đến năm 2025, tầm nhìn đến năm 2030
Bạn cũng có thể quan tâm:
-
Thái Bình giữ nguyên diện tích Khu bảo tồn thiên nhiên Tiền Hải
-
Tuyên truyền, vận động người dân sử dụng nước sạch, đảm bảo vệ sinh
-
Cần Giờ sắp trở thành khu Ramsar thế giới
-
Rừng phòng hộ huyện Cần Giờ được đề cử thành khu Ramsar
-
Hồ thủy điện Đồng Nai 4 tiếp tục bị xâm hại
-
Hiện trạng rừng Việt Nam năm 2022
-
COP 15 và tham vọng về bảo tồn đa dạng sinh học trong thập kỷ tới
-
Độc đáo rừng nguyên sinh Rú Lịnh
-
WWF tiếp tục đồng hành với Việt Nam trong thập kỷ cơ hội của đa dạng sinh học
Bài viết mới:
- Những cây đầu tiên của tỉnh Quảng Trị được công nhận Cây Di sản Việt Nam (19/04/2025)
- Hai cây muỗm gắn với truyền thuyết Miếu thờ Bà Chúa Liễu Hạnh được công nhận là Cây Di sản Việt Nam (17/04/2025)
- Cộng đồng dân cư phía Bắc Thủ đô long trọng tổ chức đón bằng công nhận Cây Di sản Việt Nam (10/04/2025)
- Gần 150 cây cổ thụ được công nhận là Cây Di sản Việt Nam (09/04/2025)
- Cây Găng néo đầu tiên được công nhận Cây di sản Việt Nam (08/04/2025)
- VACNE tiếp tục phát huy phương châm “Môi trường với Cộng đồng” (04/04/2025)
- Sáu cây đầu tiên của tỉnh Kiên Giang được công nhận Cây Di sản Việt Nam (04/04/2025)
- Hoạt động bảo tồn Cây Di sản trở thành phong trào của cộng đồng nhờ sự hưởng ứng của người dân (20/03/2025)
- Hai cụ hoa Đại 1.000 năm tuổi báu vật xã Dân Quyền, huyện Tam Nông, Phú Thọ là Cây Di sản Việt Nam (20/03/2025)
- VACNE tiếp tục đóng góp công tác bảo vệ môi trường Thủ đô Hà Nội (20/03/2025)
- Cây Ruối khổng lồ của tỉnh Hải Dương được vinh danh Cây Di sản Việt Nam
- Thêm 4 cây cổ thụ của Hà Nội được vinh danh Cây Di sản Việt Nam
- Sáu cây đầu tiên của tỉnh Kiên Giang được công nhận Cây Di sản Việt Nam
- Gần 150 cây cổ thụ được công nhận là Cây Di sản Việt Nam
- Những cây đầu tiên của tỉnh Quảng Trị được công nhận Cây Di sản Việt Nam
- Cây Ruối khổng lồ của tỉnh Hải Dương được vinh danh Cây Di sản Việt Nam
- Thêm 4 cây cổ thụ của Hà Nội được vinh danh Cây Di sản Việt Nam
- Sáu cây đầu tiên của tỉnh Kiên Giang được công nhận Cây Di sản Việt Nam
- Gần 150 cây cổ thụ được công nhận là Cây Di sản Việt Nam
- Những cây đầu tiên của tỉnh Quảng Trị được công nhận Cây Di sản Việt Nam

Quảng Nam:Huyện không thống nhất cấp phép thăm dò vàng Phước Sơn
(Tin Môi Trường) - Huyện Phước Sơn cho rằng đề nghị cấp phép thăm dò vàng có hiện trạng rừng tự nhiên chiếm phần lớn diện tích, gây ảnh hưởng hệ động, thực vật, mất rừng, môi trường nên không thống nhất.

Phát hiện thiếu sót tại một số nhà máy điện gió nghìn tỷ ở Cà Mau
(Tin Môi Trường) - Qua kiểm tra nhiều nhà máy điện gió đang vận hành ở Cà Mau, ngành chức năng đã phát hiện một số thiếu sót.

Phát hiện loài sinh vật lạ trong Vườn Quốc gia Phong Nha - Kẻ Bàng
(Tin Môi Trường) - Nhóm thám hiểm tại Quảng Bình mới đây đã phát hiện một loài sinh vật lạ trong phân khu bảo vệ nghiêm ngặt của Vườn Quốc gia Phong Nha - Kẻ Bàng.
.jpg)
Những cây đầu tiên của tỉnh Quảng Trị được công nhận Cây Di sản Việt Nam
(Tin Môi Trường) - Quần thể 17 cây thuộc 05 loài trên địa bàn huyện đảo Cồn Cỏ, tỉnh Quảng Trị được các cấp uỷ Đảng, chính quyền và nhân dân địa phương tổ chức Lễ công nhận và gắn bia Cây Di sản Việt Nam vào sáng ngày 18/4/2025.
.jpg)