Trái ngô đồng có chất gì khiến người ăn bị ngộ độc?
(14:15:05 PM 21/04/2017)(Tin Môi Trường) - Chỉ trong tháng 4 mà có tới hai vụ ngộ độc trái ngô đồng khiến 63 học sinh ở Hà Tĩnh và Nghệ An phải vào bệnh viện cấp cứu.
>> Cuốn sách “Hiệu quả tài nguyên và sản xuất sạch hơn với phát triển công nghiệp bền vững” đã ra mắt bạn đọc >> Thêm 8 cây cổ thụ ở ngoại thành Hà Nội lọt vào danh sách Cây Di sản Việt Nam >> Hoạt động bảo tồn Cây Di sản trở thành phong trào của cộng đồng nhờ sự hưởng ứng của người dân >> VACNE tiếp tục đóng góp công tác bảo vệ môi trường Thủ đô Hà Nội >> Thêm 4 cây cổ thụ của Hà Nội được vinh danh Cây Di sản Việt Nam
Vụ ngộ độc liên quan tới trái ngô đồng gần đây nhất xảy ra vào ngày 20-4 tại Trường Tiểu học Nghi Hòa (Cửa Lò, Nghệ An) khiến 50 học sinh lớp 2 và lớp 3 bị ngộ độc phải vào bệnh viện cấp cứu. Các học sinh này cho biết cứ tưởng trái ngô đồng là quả óc chó nên đã rủ nhau ăn cho... thông minh.
Trước đó, ngày 10-4, 13 học sinh Trường Tiểu học Tân Giang (TP Hà Tĩnh) cũng phải nhập viện cấp cứu với các triệu chứng như vã mồ hôi, đau đầu, đau bụng, nôn ói... do ăn hạt của trái ngô đồng. Rất may mắn, cả hai vụ ngộ độc trái ngô đồng nói trên đều không có trường hợp nào tử vong.
Theo ThS-BS Nguyễn Trương Minh Thế, giảng viên khoa Y học cổ truyền, ĐH Y Dược TP.HCM, loại trái mà người dân hai địa phương trên gọi là ngô đồng thật ra có tên là ba đậu tây hoặc vông đồng, tên khoa học là Hura crepitans, thuộc họ thầu dầu Euphorbiaceae.
Cây ba đậu tây to, thân có gai, lá hình tim hơi ba cạnh, mép có răng cưa. Nhựa và hạt của cây chứa chất dầu, có độc, có thể gây chết người. Ở Việt Nam, loại này ít được dùng làm thuốc, chỉ thấy dùng ở châu Phi và Indonesia nhưng cũng hạn chế do có tính tẩy xổ mạnh, gây tiêu chảy, nôn mửa, thậm chí tử vong.
Ngoài hạt có chứa độc, nhựa cây ba đậu tây cũng có thể làm sưng đỏ mắt nếu vô ý để nhựa bắn vào mắt.
(Theo PLO)
Bạn cũng có thể quan tâm:
-
Vì sao Bệnh viện Chợ Rẫy, Từ Dũ "thoát" bị xử phạt vi phạm môi trường?
-
AstraZeneca thừa nhận vaccine Covid-19 của hãng gây đông máu
-
Thói quen của nhiều người Việt trong buổi tối làm tăng nguy cơ ung thư
-
Nắng nóng cháy da, làm sao để hồi phục?
-
Bạn có chắc sản phẩm Fucoidan Okinawa đang dùng là sản phẩm chính hãng?
-
Lễ dâng hương và an tượng Y tổ Hải Thượng Lãn Ông Lê Hữu Trác nhân kỷ niệm Ngày Thầy thuốc Việt Nam 27/2.
-
Lá ổi chứa chất chống ung thư
-
Công dụng chữa bệnh của lá ổi có thể bạn chưa biết
-
Ăn ổi, đừng bỏ phí vỏ, thậm chí lá vì công dụng kỳ diệu này
Bài viết mới:
- Hoạt động bảo tồn Cây Di sản trở thành phong trào của cộng đồng nhờ sự hưởng ứng của người dân (20/03/2025)
- Hai cụ hoa Đại 1.000 năm tuổi báu vật xã Dân Quyền, huyện Tam Nông, Phú Thọ là Cây Di sản Việt Nam (20/03/2025)
- VACNE tiếp tục đóng góp công tác bảo vệ môi trường Thủ đô Hà Nội (20/03/2025)
- Thêm 4 cây cổ thụ của Hà Nội được vinh danh Cây Di sản Việt Nam (20/03/2025)
- VACNE cùng cộng đồng sôi nổi chuẩn bị kỷ niệm 15 Năm sự kiện Bảo tồn Cây Di sản Việt Nam (12/03/2025)
- Tâm sự của GS.TSKH Đặng Huy Huỳnh nhân 15 năm Sự kiện Bảo tồn Cây Di sản Việt Nam (12/03/2025)
- Những cây cổ thụ đầu tiên của huyện Sơn Dương, tỉnh Tuyên Quang được vinh danh cây Di sản Việt Nam (25/02/2025)
- Cây cổ thụ kỳ lạ vùng chân núi Tam Đảo được công nhận Cây Di sản Việt Nam (25/02/2025)
- Cây Rỏi mật đầu tiên ở nước ta được công nhận Cây Di sản Việt Nam (25/02/2025)
- Vận động ngư dân đưa rác về bờ và câu chuyện thay đổi hành vi ở tỉnh Phú Yên (20/02/2025)

Ăn gì để giúp bạn sống lâu hơn và khỏe mạnh hơn?
(Tin Môi Trường) - Chế độ ăn tốt giúp sống lâu và khỏe mạnh là chế độ ăn bao gồm nhiều trái cây, các loại hạt và các loại đậu, rau, ngũ cốc nguyên hạt.

Rỏi mật, cây Di sản cũng làm thuốc
(Tin Môi Trường) - Ngày 21/02/2025 vừa qua, Hội đồng Cây Di sản Việt Nam (VACNE) và UBND Tp. Tam Kỳ (Quảng Nam) đã tổ chức lễ công bố quyết định công nhận cây Rỏi mật nằm trong quần thể Địa đạo Kỳ Anh, thôn Thạch Tân, xã Tam Thăng, thành phố Tam Kỳ, tỉnh Quảng Nam là Cây Di Sản (CDS) đầu tiên ở nước ta.

"Kết hợp chết người" nếu dùng Viagra và thứ này cùng lúc
(Tin Môi Trường) - Viagra và một số thuốc trị rối loạn cương dương cùng thành phần có thể gây nguy hiểm khi kết hợp với một loại thuốc dùng trong bệnh động mạch vành.
.jpg)