Thời tiết ẩm thấp ảnh hưởng nghiêm trọng đến môi trường, sức khỏe
(14:51:15 PM 16/03/2015)Gần 1 tháng nay, người dân Hà Nội phải chịu cảnh mưa dầm, trời nồm khiến nhà cửa và đồ dùng ẩm thấp. Nồm là hiện tượng thời tiết chỉ xảy ra từ tháng 2-4 hằng năm. Mỗi đợt nồm kéo dài vài ngày đến hàng tuần lễ và chỉ kết thúc khi có gió lạnh, khô thổi về hoặc thời tiết chuyển ấm nóng hẳn do vùng nóng phía tây Bắc Bộ lấn át.
Chị Hiền, Hoàn Kiếm, Hà Nội cho hay: "Từ 2 tuần nay nhà tôi luôn sống trong môi trường ẩm mốc, tường còn có rêu. Tôi lo sợ cho sức khỏe của các thành viên trong gia đình, đặc biệt là con gái mới 3 tuổi của mình lắm. Cháu bị sụt sịt hơn 1 tuần nay rồi. Chẳng biết làm sao cho nhà bớt ẩm thấp, đồ đạc bớt mốc bây giờ".
Còn chị Vân, Hà Nội đã chia sẻ: "Thời tiết mà cứ thế này ngày nào phòng mình cũng tự sản xuất ra nước uống được, không khéo còn thừa để đóng chai nữa ý chứ đùa đâu" trên trang cá nhân của mình và kèm 1 bức ảnh chụp lượng nước của máy hút ẩm. Ngay sau khi chia sẻ, bạn bè chị có người ngạc nhiên "máy hút ẩm à chị? Một ngày mà hút được từng này thì kinh quá" và cũng có người "khoe" thêm rằng: "Nhà chị mỗi ngày 2 bình cơ".
Máy hút ẩm nhà chị Vân thu được lượng nước như này sau vài tiếng. Ảnh: Alex Hoàng
Còn chị Thịnh, Yên Viên, Hà Nội thì chia sẻ: "Tivi nhà tôi xem hằng ngày mà bỗng nhiên bị tắt ngấm. Tôi gọi thợ đến sửa thì thợ nói do trời nồm, ẩm thấp nên nó bị gỉ cái bọ phận gì ở đầu nguồn làm tivi bị hỏng. Không những thế, nhà tôi dù trải thảm mà đồ đạc vẫn ẩm mốc. Hơn thế, cầu thang và nền nhà rất trơn nên trẻ con rất dễ ngã. Từ hôm trời nồm đến giờ, con tôi bị ngã mấy lần rồi. Thật là tai hại với thời tiết này".
Dù trải thảm, nhà chị Thịnh vẫn bị ẩm mốc "tấn công". Ảnh: B.T
Bức xúc với trời nồm và mưa ẩm kéo dài, chị Hà (Hà Nội) nói: "Trời nồm lại còn mưa nhiều ngày, nhà tôi thì nền đá hoa nên trơn. Có con nhỏ và cả người già nên tôi phải trải thảm để tránh trơn trượt. Thế nhưng, trải thảm những ngày nồm này nó bốc lên mùi khó chịu lắm".
Có thể thấy, trời nồm không chỉ khiến người dân khó chịu mà còn ảnh hưởng đến sức khỏe. Bác sĩ Nguyễn Hữu Trường - Trung tâm dị ứng - miễn dịch, Bệnh viện Bạch Mai - cho biết, mấy ngày gần đây, số lượng bệnh nhân đến khám và điều trị tăng vọt, lượng người bệnh nặng cũng đông hơn hẳn. "Bình thường, trung tâm chúng tôi nhiều lắm chỉ có 70-75 bệnh nhân lưu, mấy ngày nay tăng gấp rưỡi, thậm chí có hôm lên tới 110-120 người, giường phải nằm ghép 4" - bác sĩ Trường nói.
Theo bác sĩ Trường, thời tiết bất thường là yếu tố kích thích khiến những bệnh dị ứng - miễn dịch tăng mạnh và trở nặng. Những bệnh nhân hen phế quản, dị ứng mề đay... dễ trở nặng khi điều kiện khí hậu thay đổi, độ ẩm cao. Bác sĩ khuyến cáo, để phòng tránh, mọi người cần tăng cường sức đề kháng bằng chế độ ăn cân bằng, giàu dinh dưỡng, những người có bệnh mạn tính cần kiểm soát bệnh tốt, sử dụng thuốc đều đặn theo đơn, tránh bị ảnh hưởng bởi tác nhân môi trường.
Cần chú ý:
Để khắc phục hiện tượng nồm, biện pháp tối ưu trong những ngày này là dùng khăn khô lau sàn nhà liên tục. Cùng đó, nên đóng kín cửa để hạn chế không khí ẩm vào nhà. Nhiều gia đình cho rằng, mở cửa cho thoáng và bật quạt gió sẽ làm nền nhà mau khô hơn. Tuy nhiên, trên thực tế mở cửa sẽ càng làm không khí ẩm vào nhà nhiều hơn, gió quạt càng làm luồng hơi ẩm bay khắp nơi, khiến trạng thái ẩm ướt, chảy nước trong nhà càng nặng nề.
Bạn cũng có thể quan tâm:
-
Vì sao Bệnh viện Chợ Rẫy, Từ Dũ "thoát" bị xử phạt vi phạm môi trường?
-
AstraZeneca thừa nhận vaccine Covid-19 của hãng gây đông máu
-
Thói quen của nhiều người Việt trong buổi tối làm tăng nguy cơ ung thư
-
Nắng nóng cháy da, làm sao để hồi phục?
-
Bạn có chắc sản phẩm Fucoidan Okinawa đang dùng là sản phẩm chính hãng?
-
Lễ dâng hương và an tượng Y tổ Hải Thượng Lãn Ông Lê Hữu Trác nhân kỷ niệm Ngày Thầy thuốc Việt Nam 27/2.
-
Lá ổi chứa chất chống ung thư
-
Công dụng chữa bệnh của lá ổi có thể bạn chưa biết
-
Ăn ổi, đừng bỏ phí vỏ, thậm chí lá vì công dụng kỳ diệu này
Bài viết mới:
- Những cây đầu tiên của tỉnh Quảng Trị được công nhận Cây Di sản Việt Nam (19/04/2025)
- Hai cây muỗm gắn với truyền thuyết Miếu thờ Bà Chúa Liễu Hạnh được công nhận là Cây Di sản Việt Nam (17/04/2025)
- Cộng đồng dân cư phía Bắc Thủ đô long trọng tổ chức đón bằng công nhận Cây Di sản Việt Nam (10/04/2025)
- Gần 150 cây cổ thụ được công nhận là Cây Di sản Việt Nam (09/04/2025)
- Cây Găng néo đầu tiên được công nhận Cây di sản Việt Nam (08/04/2025)
- VACNE tiếp tục phát huy phương châm “Môi trường với Cộng đồng” (04/04/2025)
- Sáu cây đầu tiên của tỉnh Kiên Giang được công nhận Cây Di sản Việt Nam (04/04/2025)
- Hoạt động bảo tồn Cây Di sản trở thành phong trào của cộng đồng nhờ sự hưởng ứng của người dân (20/03/2025)
- Hai cụ hoa Đại 1.000 năm tuổi báu vật xã Dân Quyền, huyện Tam Nông, Phú Thọ là Cây Di sản Việt Nam (20/03/2025)
- VACNE tiếp tục đóng góp công tác bảo vệ môi trường Thủ đô Hà Nội (20/03/2025)

Ăn gì để giúp bạn sống lâu hơn và khỏe mạnh hơn?
(Tin Môi Trường) - Chế độ ăn tốt giúp sống lâu và khỏe mạnh là chế độ ăn bao gồm nhiều trái cây, các loại hạt và các loại đậu, rau, ngũ cốc nguyên hạt.

Rỏi mật, cây Di sản cũng làm thuốc
(Tin Môi Trường) - Ngày 21/02/2025 vừa qua, Hội đồng Cây Di sản Việt Nam (VACNE) và UBND Tp. Tam Kỳ (Quảng Nam) đã tổ chức lễ công bố quyết định công nhận cây Rỏi mật nằm trong quần thể Địa đạo Kỳ Anh, thôn Thạch Tân, xã Tam Thăng, thành phố Tam Kỳ, tỉnh Quảng Nam là Cây Di Sản (CDS) đầu tiên ở nước ta.

"Kết hợp chết người" nếu dùng Viagra và thứ này cùng lúc
(Tin Môi Trường) - Viagra và một số thuốc trị rối loạn cương dương cùng thành phần có thể gây nguy hiểm khi kết hợp với một loại thuốc dùng trong bệnh động mạch vành.
.jpg)