Mối nguy hiểm khi tái sử dụng chai nhựa
(09:25:31 AM 16/06/2015)Hầu hết chai nhựa có sẵn trên thị trường được sản xuất để sử dụng một lần. Chất liệu của hầu hết các loại chai soda, nước khoáng hiện nay là polyethylene terephthalate (viết tắt là PET hay PETE) - một loại nguyên liệu nhẹ, xốp, giá rẻ và dễ tái chế. Loại nhựa này khá an toàn, tuy nhiên, với bề mặt xốp có thể cho phép vi khuẩn và mùi vị tích tụ lại. Do đó, các chuyên gia khuyên người tiêu dùng chỉ sử dụng chai nhựa một lần.
Tuy nhiên, nhiều người có thói quen tái sử dụng chai nhựa để đựng nước. Các hợp chất trong thành phần PET có thể rò rỉ và gây các vấn đề sức khỏe nghiêm trọng.
Thói quen tái sử dụng chai nhựa nhiều lần có thể gây ảnh hưởng nghiêm trọng tới sức khỏe. Ảnh: Boldsky.
1. Ảnh hưởng đến khả năng sinh sản
Các nhà khoa học đã chứng minh, chất BPA trong nhựa có thể gây ra các biến chứng về nhiễm sắc thể đối với thai nhi và dẫn đến các khuyết tật bẩm sinh.
Ngoài ra, các chất hóa học trong nhựa có thể rối loạn các hormone giới tính như estrogen, dẫn đến hiện tượng dậy thì sớm ở trẻ. Nhiều nghiên cứu cho thấy, những người sử dụng nước đóng chai chất lượng thấp có thể tăng nguy cơ ung thư tiền liệt tuyến, ung thư vú và ảnh hưởng tới khả năng sinh sản.
2. Nhiễm trùng
Thực tế cho thấy, nước đóng chai không hoàn toàn đảm bảo vệ sinh. Vi khuẩn có thể xâm nhập nếu quy trình tiệt trùng và đóng chai không đảm bảo. Thiết kế của vỏ chai cũng đóng vai trò quan trọng. Những loại chai có thiết kế cầu kỳ thường rất khó để làm sạch. Bạn nên chú ý các đặc điểm của chai nhựa khi quyết định sử dụng nước uống đóng chai thường xuyên trong gia đình.
3. Tăng nguy cơ gây ung thư
Các chuyên gia khuyên bạn nên tránh sử dụng chai nhựa để lưu trữ nước ấm. Nhiệt độ cao có thể xúc tác cho phản ứng hóa học giữa nước và các thành phần của vỏ chai, tạo ra các hợp chất gây ung thư. Bạn nên sử dụng chai thủy tinh hoặc chai kim loại chất lượng tốt để lưu trữ nước uống.
Bạn cũng có thể quan tâm:
-
Vì sao Bệnh viện Chợ Rẫy, Từ Dũ "thoát" bị xử phạt vi phạm môi trường?
-
AstraZeneca thừa nhận vaccine Covid-19 của hãng gây đông máu
-
Thói quen của nhiều người Việt trong buổi tối làm tăng nguy cơ ung thư
-
Nắng nóng cháy da, làm sao để hồi phục?
-
Bạn có chắc sản phẩm Fucoidan Okinawa đang dùng là sản phẩm chính hãng?
-
Lễ dâng hương và an tượng Y tổ Hải Thượng Lãn Ông Lê Hữu Trác nhân kỷ niệm Ngày Thầy thuốc Việt Nam 27/2.
-
Lá ổi chứa chất chống ung thư
-
Công dụng chữa bệnh của lá ổi có thể bạn chưa biết
-
Ăn ổi, đừng bỏ phí vỏ, thậm chí lá vì công dụng kỳ diệu này
Bài viết mới:
- Những cây đầu tiên của tỉnh Quảng Trị được công nhận Cây Di sản Việt Nam (19/04/2025)
- Hai cây muỗm gắn với truyền thuyết Miếu thờ Bà Chúa Liễu Hạnh được công nhận là Cây Di sản Việt Nam (17/04/2025)
- Cộng đồng dân cư phía Bắc Thủ đô long trọng tổ chức đón bằng công nhận Cây Di sản Việt Nam (10/04/2025)
- Gần 150 cây cổ thụ được công nhận là Cây Di sản Việt Nam (09/04/2025)
- Cây Găng néo đầu tiên được công nhận Cây di sản Việt Nam (08/04/2025)
- VACNE tiếp tục phát huy phương châm “Môi trường với Cộng đồng” (04/04/2025)
- Sáu cây đầu tiên của tỉnh Kiên Giang được công nhận Cây Di sản Việt Nam (04/04/2025)
- Hoạt động bảo tồn Cây Di sản trở thành phong trào của cộng đồng nhờ sự hưởng ứng của người dân (20/03/2025)
- Hai cụ hoa Đại 1.000 năm tuổi báu vật xã Dân Quyền, huyện Tam Nông, Phú Thọ là Cây Di sản Việt Nam (20/03/2025)
- VACNE tiếp tục đóng góp công tác bảo vệ môi trường Thủ đô Hà Nội (20/03/2025)

Ăn gì để giúp bạn sống lâu hơn và khỏe mạnh hơn?
(Tin Môi Trường) - Chế độ ăn tốt giúp sống lâu và khỏe mạnh là chế độ ăn bao gồm nhiều trái cây, các loại hạt và các loại đậu, rau, ngũ cốc nguyên hạt.

Rỏi mật, cây Di sản cũng làm thuốc
(Tin Môi Trường) - Ngày 21/02/2025 vừa qua, Hội đồng Cây Di sản Việt Nam (VACNE) và UBND Tp. Tam Kỳ (Quảng Nam) đã tổ chức lễ công bố quyết định công nhận cây Rỏi mật nằm trong quần thể Địa đạo Kỳ Anh, thôn Thạch Tân, xã Tam Thăng, thành phố Tam Kỳ, tỉnh Quảng Nam là Cây Di Sản (CDS) đầu tiên ở nước ta.

"Kết hợp chết người" nếu dùng Viagra và thứ này cùng lúc
(Tin Môi Trường) - Viagra và một số thuốc trị rối loạn cương dương cùng thành phần có thể gây nguy hiểm khi kết hợp với một loại thuốc dùng trong bệnh động mạch vành.
.jpg)