10 sai lầm cơ bản khi dùng áo ngực
(12:14:27 PM 07/09/2013)Cup size được goi là cúp ngực còn band size là vòng sát chân ngực.
1. Chọn áo ngực dựa trên cup size
Để biết được kích thước áo ngực chính xác, bạn cần nắm rõ hai thông tin gồm band size (vòng sát chân ngực) là phần số và cup size (cúp ngực) là chữ cái. Bobbie Smith, chuyên gia một hãng đồ lót Mỹ, cho biết nhiều người chỉ nói với chủ cửa hàng cup size nên thường bị đưa cho các mẫu không vừa với cơ thể. Ông cho biết ngay cả khi có cùng cup size thì band size vẫn có thể khác nhau, ví dụ cỡ 32D có cup size nhỏ hơn loại 34D. Do đó, khi chọn áo ngực, bạn nên dựa vào band size bởi trong một khoảng giá trị nhất định của vòng chân ngực chỉ có một loại cup size duy nhất.
2. Mặc áo ngực quá chật
Bobbie Smith lấy ví dụ cỡ chuẩn của một người là 36C nhưng vì muốn vòng một trở nên nổi bật hơn nên họ "cắn răng" chọn loại có band size là 32, thành ra cuối cùng phải lấy cỡ 32E. Điều này đồng nghĩa với việc cup size của áo ngực lại lớn hơn bình thường, không ôm sát vòng một và khiến cho trang phục bên ngoài trở nên luộm thuộm.
3. Thắt chốt áo ở nấc chặt nhất
Khi chọn áo ngực dựa trên band size, hãy dựa vào nấc chốt rộng nhất bởi trong suốt quá trình sử dụng lâu dài, áo sẽ bị giãn ra gần 8 cm. Nếu thắt chốt chặt ngay từ đầu, bạn sẽ mất công đi thay chốt hoặc mua áo lót mới. Trong khi đó, nếu làm ngược lại thì tuổi thọ của chiếc áo sẽ được lâu hơn.
4. Để phần quai sau lưng cao hơn gọng phía trước
Bobbie Smith cho biết kiểu mặc này sẽ khiến người mặc bị khó chịu trong suốt quá trình vận động.
5. Chỉ mặc áo ngực có phần cúp 'nguyên khối'
Mặc áo ngực không phù hợp với cấu trúc cơ thể có thể gây ra một số hiện tượng mất thẩm mỹ.
Chuyên gia gợi ý phái đẹp khi chọn áo ngực nên dựa vào kết cấu vòng một. "Nếu sở hữu đôi gò bồng đào săn chắc và cao sẵn, bạn có thể mặc các loại áo nâng hay kiểu contour (cúp ngực "nguyên khối" có hình dạng cố định được may từ một mảnh vải duy nhất) thoải mái. Tuy vậy, đối với những người có vòng một mềm hơn khi dùng các loại này sẽ gặp rắc rối bởi ngực bị nằm ở đáy của cúp ngực và khiến phần trên bị trống gây mất thẩm mỹ". Trong khi đó, các loại áo ngực có phần cúp được may từ nhiều mảnh khác nhau (seamed bra) lại giúp cố định ngực tốt hơn cho những người có vòng một không quá săn chắc.
6. Mặc một loại áo ngực cho tất cả trang phục
Đây là sai lầm nhiều người mắc phải nhất. Trong khi các bộ váy cần những chiếc áo ngực cao thì áo sơ mi lại đòi hòi những mẫu làm vòng một của bạn thấp và phẳng hơn mới đảm bảo được tính thẩm mỹ.
7. Mặc một chiếc áo ngực liên tục trong hai ngày
"Hãy để cho áo được 'nghỉ ngơi' để độ co giãn được phục hồi", Bobbie Smith khuyên. Để giúp cho áo được bền hơn, chuyên gia cũng khuyên phái đẹp nên giặt trong nước lạnh.
Cần có sự đa dạng về áo ngực khi phối hợp cùng các loại trang phục khác nhau. Ảnh: Rsvlts.
8. Dùng chất làm mềm để giặt áo ngực
Nguyên nhân là bởi các chất làm mềm vải sẽ khiến cho độ co giãn của áo ngực yếu đi. Điều này đồng nghĩa với việc tuổi thọ của áo sẽ bị giảm sau mỗi lần giặt.
9. Mặc áo ngực trong thời gian quá lâu
Một chiếc áo lót khi được mặc liên tục và giữ gìn đúng cách sẽ giữ được trong khoảng 8 tháng. Sau thời gian đó, dây áo sẽ bị giãn và đó là lúc bạn cần thay áo mới. Vì vậy, hãy chuẩn bị ít nhất từ 6 đến 7 chiếc áo lót trong tủ để dùng xen kẽ và giúp cho thời gian dùng mỗi chiếc áo được lâu hơn.
10. Dễ dãi khi mua áo ngực 'tạm vừa'
Bobbie Smith cho biết có không ít chị em thường tỏ ra xuề xòa khi chọn áo ngực. Họ chỉ cần tìm những mẫu hơi vừa cơ thể là mua luôn chứ không cố gắng "lục lọi" mẫu vừa khít cơ thể. Những lựa chọn này sẽ khiến bạn không tận dụng hết được công dụng của sản phẩm.
Bạn cũng có thể quan tâm:
-
Vì sao Bệnh viện Chợ Rẫy, Từ Dũ "thoát" bị xử phạt vi phạm môi trường?
-
AstraZeneca thừa nhận vaccine Covid-19 của hãng gây đông máu
-
Thói quen của nhiều người Việt trong buổi tối làm tăng nguy cơ ung thư
-
Nắng nóng cháy da, làm sao để hồi phục?
-
Bạn có chắc sản phẩm Fucoidan Okinawa đang dùng là sản phẩm chính hãng?
-
Lễ dâng hương và an tượng Y tổ Hải Thượng Lãn Ông Lê Hữu Trác nhân kỷ niệm Ngày Thầy thuốc Việt Nam 27/2.
-
Lá ổi chứa chất chống ung thư
-
Công dụng chữa bệnh của lá ổi có thể bạn chưa biết
-
Ăn ổi, đừng bỏ phí vỏ, thậm chí lá vì công dụng kỳ diệu này
Bài viết mới:
- Những cây đầu tiên của tỉnh Quảng Trị được công nhận Cây Di sản Việt Nam (19/04/2025)
- Hai cây muỗm gắn với truyền thuyết Miếu thờ Bà Chúa Liễu Hạnh được công nhận là Cây Di sản Việt Nam (17/04/2025)
- Cộng đồng dân cư phía Bắc Thủ đô long trọng tổ chức đón bằng công nhận Cây Di sản Việt Nam (10/04/2025)
- Gần 150 cây cổ thụ được công nhận là Cây Di sản Việt Nam (09/04/2025)
- Cây Găng néo đầu tiên được công nhận Cây di sản Việt Nam (08/04/2025)
- VACNE tiếp tục phát huy phương châm “Môi trường với Cộng đồng” (04/04/2025)
- Sáu cây đầu tiên của tỉnh Kiên Giang được công nhận Cây Di sản Việt Nam (04/04/2025)
- Hoạt động bảo tồn Cây Di sản trở thành phong trào của cộng đồng nhờ sự hưởng ứng của người dân (20/03/2025)
- Hai cụ hoa Đại 1.000 năm tuổi báu vật xã Dân Quyền, huyện Tam Nông, Phú Thọ là Cây Di sản Việt Nam (20/03/2025)
- VACNE tiếp tục đóng góp công tác bảo vệ môi trường Thủ đô Hà Nội (20/03/2025)

Ăn gì để giúp bạn sống lâu hơn và khỏe mạnh hơn?
(Tin Môi Trường) - Chế độ ăn tốt giúp sống lâu và khỏe mạnh là chế độ ăn bao gồm nhiều trái cây, các loại hạt và các loại đậu, rau, ngũ cốc nguyên hạt.

Rỏi mật, cây Di sản cũng làm thuốc
(Tin Môi Trường) - Ngày 21/02/2025 vừa qua, Hội đồng Cây Di sản Việt Nam (VACNE) và UBND Tp. Tam Kỳ (Quảng Nam) đã tổ chức lễ công bố quyết định công nhận cây Rỏi mật nằm trong quần thể Địa đạo Kỳ Anh, thôn Thạch Tân, xã Tam Thăng, thành phố Tam Kỳ, tỉnh Quảng Nam là Cây Di Sản (CDS) đầu tiên ở nước ta.

"Kết hợp chết người" nếu dùng Viagra và thứ này cùng lúc
(Tin Môi Trường) - Viagra và một số thuốc trị rối loạn cương dương cùng thành phần có thể gây nguy hiểm khi kết hợp với một loại thuốc dùng trong bệnh động mạch vành.
.jpg)