Sống khỏe
Rốn người chứa hàng trăm sinh vật
(10:07:46 AM 04/08/2011)“Có đến hơn 1400 loại vi sinh vật sinh sống trên rốn người nói chung. Trung bình rốn một người bình thường chứa khoảng 60 đến 70 các loài vi sinh vật khác nhau”, thành viên nhóm nghiên cứu, giáo sư dự khuyết Rob Dunn, công tác tại Khoa Sinh học, Đại học Bắc Carolina, Mỹ cho biết trên Discovery News.
Để đi đến kết luận trên, Dunn và các đồng nghiệp đã tiến hành thu thập vi khuẩn trên rốn 391 tình nguyện viên khắp nước Mỹ, bao gồm nam, nữ ở những lứa tuổi và dân tộc khác nhau, và thậm chí có thói quen vệ sinh thân thể khác nhau.
Kết quả cho thấy số lượng các vi sinh vật trên mỗi người tùy thuộc tường người và mỗi cá nhân chúng ta có một ‘ổ’ các loại vi sinh vật khác hoàn toàn người khác. “Và chúng tôi vẫn chưa giải thích được tại sao lại như thế”, ông Dunn nói.
Tuy vậy, các nhà nghiên cứu khẳng định, tất cả mọi người đều có một nhóm chung nhất định gồm rất ít các loài vi khuẩn. Có lẽ chính các tập hợp vi khuẩn khác nhau trên mỗi cơ thể là cách để xác định hoàn cảnh sống của mỗi người.
Thực ra, cộng đồng vi sinh gồm vi khuẩn, nấm và nấm men có mặt trên nách, bàn tay, và toàn bộ bề mặt da. Cũng có rất nhiều loài vi sinh vật sống bên trong cơ thể chúng ta, đặc biệt là ở ruột, một xứ sở thần tiên của các dạng sống đơn bào.
Lý do các nhà khoa học nghiên cứu ‘đa dạng sinh học’ trên rốn người là do đây thường là nơi trú ngụ của rất nhiều loài sinh vật vốn thường không bị ảnh hưởng bởi các chất tẩy rửa, kem dưỡng da, hay tia cực tím.
Cộng đồng vi sinh trên da rất quan trọng đối với sức khỏe. “Chúng là một hàng rào chống lại các mầm bệnh đậu vào cơ thể, một kiểu quân đội tí hon trên da giúp tấn công và diệt trừ các loại mầm bệnh mới”, giáo sư Dunn giải thích, “Vì vậy nếu kỳ cọ hết tất cả vi trùng vi khuẩn trên cơ thể sẽ dễ dấn đến viêm da cấp tính”.
Những phân tích về các loại vi sinh trên cơ thể người và động vật của Elizabeth Archie và Kevin Theis thuộc Đại học Notre Dame đã chỉ ra các vi khuẩn thậm chí có thể làm thay đổi hành vi của người hoặc vật chủ.
Các steroid và những hóa chất tự nhiên dưới nách người là một ví dụ. Những hợp chất này là sản phẩm của vi khuẩn trao đổi chất. Chính chúng phát ra những loại mùi nách mỗi người khác nhau, và do đó tác động đến cách chúng ta ‘tương tác’ với nhau.
Theo tạp chí Animal Behaviour, có rất nhiều bằng chứng chỉ ra vi khuẩn sản sinh ra các loại mùi nách rất rõ rệt, và các loại mùi ở nách là dấu hiệu để nhận biết mỗi cá nhân. Những loại mùi này giúp chúng ta phân biệt người nọ và người kia. Ví dụ, các bà mẹ chỉ cần ngửi nách con mình là có thể nhận ra được chúng.
Bạn cũng có thể quan tâm:
-
Kinh tế tuần hoàn trong quản lý rác thải ở Việt Nam
-
"Có hẹn cùng thanh xuân" - Chuyến tàu ngược thời gian cho người cao tuổi
-
Bệnh viện không tổ chức ngày kỷ niệm Thầy thuốc Việt Nam để chống dịch
-
Ý tưởng độc đáo từ tái chế khẩu trang đã qua sử dụng
-
Hà Lan tiêu diệt hàng nghìn con chồn để phòng lây nhiễm SARS-CoV-2
-
423 trường và nhóm trẻ tại Đà Nẵng được thụ hưởng chương trình sữa học đường
-
Cách rửa rau để loại bỏ thuốc trừ sâu gây hại
-
Gần 600 người đăng ký hiến mô, tạng cứu người và hiến xác cho khoa học
-
Tạm ngừng hoạt động triển lãm “Sự bí ẩn đặc biệt của cơ thể người”
Bài viết mới:
- Hoạt động bảo tồn Cây Di sản trở thành phong trào của cộng đồng nhờ sự hưởng ứng của người dân (20/03/2025)
- Hai cụ hoa Đại 1.000 năm tuổi báu vật xã Dân Quyền, huyện Tam Nông, Phú Thọ là Cây Di sản Việt Nam (20/03/2025)
- VACNE tiếp tục đóng góp công tác bảo vệ môi trường Thủ đô Hà Nội (20/03/2025)
- Thêm 4 cây cổ thụ của Hà Nội được vinh danh Cây Di sản Việt Nam (20/03/2025)
- VACNE cùng cộng đồng sôi nổi chuẩn bị kỷ niệm 15 Năm sự kiện Bảo tồn Cây Di sản Việt Nam (12/03/2025)
- Tâm sự của GS.TSKH Đặng Huy Huỳnh nhân 15 năm Sự kiện Bảo tồn Cây Di sản Việt Nam (12/03/2025)
- Những cây cổ thụ đầu tiên của huyện Sơn Dương, tỉnh Tuyên Quang được vinh danh cây Di sản Việt Nam (25/02/2025)
- Cây cổ thụ kỳ lạ vùng chân núi Tam Đảo được công nhận Cây Di sản Việt Nam (25/02/2025)
- Cây Rỏi mật đầu tiên ở nước ta được công nhận Cây Di sản Việt Nam (25/02/2025)
- Vận động ngư dân đưa rác về bờ và câu chuyện thay đổi hành vi ở tỉnh Phú Yên (20/02/2025)

Ăn gì để giúp bạn sống lâu hơn và khỏe mạnh hơn?
(Tin Môi Trường) - Chế độ ăn tốt giúp sống lâu và khỏe mạnh là chế độ ăn bao gồm nhiều trái cây, các loại hạt và các loại đậu, rau, ngũ cốc nguyên hạt.

Rỏi mật, cây Di sản cũng làm thuốc
(Tin Môi Trường) - Ngày 21/02/2025 vừa qua, Hội đồng Cây Di sản Việt Nam (VACNE) và UBND Tp. Tam Kỳ (Quảng Nam) đã tổ chức lễ công bố quyết định công nhận cây Rỏi mật nằm trong quần thể Địa đạo Kỳ Anh, thôn Thạch Tân, xã Tam Thăng, thành phố Tam Kỳ, tỉnh Quảng Nam là Cây Di Sản (CDS) đầu tiên ở nước ta.

"Kết hợp chết người" nếu dùng Viagra và thứ này cùng lúc
(Tin Môi Trường) - Viagra và một số thuốc trị rối loạn cương dương cùng thành phần có thể gây nguy hiểm khi kết hợp với một loại thuốc dùng trong bệnh động mạch vành.

Vì sao Bệnh viện Chợ Rẫy, Từ Dũ "thoát" bị xử phạt vi phạm môi trường?
(Tin Môi Trường) - Thanh tra Bộ Tài nguyên và Môi trường vừa công khai 2 kết luận thanh tra việc chấp hành pháp luật về bảo vệ môi trường và tài nguyên nước tại Bệnh viện Từ Dũ và Bệnh viện Chợ Rẫy, TPHCM.
.jpg)