Sống khỏe
Hà Nam: Phát triển và khai thác hiệu quả vườn cây thuốc Nam 
(14:41:12 PM 11/06/2013)
Tuy nhiên do nhiều nguyên nhân, các địa phương trong tỉnh mới dừng lại ở việc vận động nhân dân gieo trồng một số loại cây thuốc chữa các bệnh thông thường, củng cố vườn thuốc hiện có tại các trạm y tế xã để bảo đảm tiêu chuẩn của trạm y tế xã đạt chuẩn quốc gia và chủ yếu phục vụ hoạt động trong điều trị đông y tại cơ sở. Nhiều địa phương vẫn chưa quan tâm đến việc quy hoạch, mở rộng diện tích trồng cây thuốc nam, trong khi đó, nhu cầu về nguồn nguyên liệu của các doanh nghiệp dược phẩm trên địa bàn là rất lớn.
Ông Vũ Văn Bằng, Giám đốc Công ty cổ phần Dược Hà Nam cho biết: Trước đây công ty đã ký kết với một số cơ sở của các huyện Thanh Liêm, Duy Tiên quy hoạch vùng sản xuất trồng các loại cây dược liệu phục vụ cho chế biến, các hộ tham gia dự án được bao tiêu toàn bộ sản phẩm. Do nhiều nguyên nhân, đến nay mô hình này không còn được duy trì, việc gieo trồng của các nông hộ đều tự phát, phân tán nên việc thu mua sản phẩm rất khó khăn. Trong khi đó, nhiều vùng núi của huyện Thanh Liêm, Kim Bảng, vùng đất bãi của huyện Duy Tiên, Lý Nhân có thể quy hoạch vùng sản xuất nhiều loại cây thuốc Nam giá trị cao như: Hoài sơn, Liên nhục, Bạch chỉ, Bồ công anh, Ngưu tất...
Ông Hoàng Xuân Tùng, Trạm trưởng Trạm y tế xã Thanh Hà (huyện Thanh Liêm) cho biết thêm: Trước đây tại địa phương cũng có một số hộ trồng cây thuốc nam. Vào thời vụ thu hoạch, trạm đã tiến hành thu mua nhưng do số lượng ít, không đủ để cung ứng cho doanh nghiệp, trạm buộc nhập kho. Tuy nhiên, do khâu bảo quản không tốt đã ảnh hưởng đến chất lượng và không tiêu thụ được. Chính vì vậy, nhiều năm nay, trạm không thể vận động được nhân dân mở rộng diện tích trồng cây thuốc Nam.
Theo ông Trần Đức Tuyết, Chủ tịch hội Đông y tỉnh Hà Nam, để phát triển và khai thác hiệu quả các vườn cây thuốc nam tại cơ sở, Hội Đông y Hà Nam đã chủ động phối hợp với ngành y tế, củng cố các vườn thuốc hiện có, vận động trồng thêm các vườn thuốc mới ở các gia đình theo phương châm "Thầy thuốc tại nhà, thuốc tại vườn". Bên cạnh đó, xây dựng vườn cây thuốc Nam tại các trường học bằng cách cung cấp cây giống tốt và tài liệu hướng dẫn học sinh và giáo viên về kỹ thuật trồng trọt, thu hái, chế biến sơ bộ, bảo vệ tái sinh nguồn dược liệu cũng như cách sử dụng thuốc nam đối với một số bệnh thường gặp. Cùng với việc tổ chức thẩm định đề án củng cố các loại thuốc di thực như: Hoài sơn, Bạch chỉ, Địa điền, Ngưu tất để nhân rộng và chủ động nguồn giống tại địa phương, Hội cũng phối hợp với Vụ Y học cổ truyền (Bộ Y tế) tiếp cận dự án mở rộng diện tích trồng cây dược liệu ở xã Nguyên Lý (huyện Lý Nhân) theo hướng "liên kết" tìm đầu ra cho việc trồng thuốc nam luân canh gối vụ trong sản xuất nông nghiệp.
Bạn cũng có thể quan tâm:
-
Kinh tế tuần hoàn trong quản lý rác thải ở Việt Nam
-
"Có hẹn cùng thanh xuân" - Chuyến tàu ngược thời gian cho người cao tuổi
-
Bệnh viện không tổ chức ngày kỷ niệm Thầy thuốc Việt Nam để chống dịch
-
Ý tưởng độc đáo từ tái chế khẩu trang đã qua sử dụng
-
Hà Lan tiêu diệt hàng nghìn con chồn để phòng lây nhiễm SARS-CoV-2
-
423 trường và nhóm trẻ tại Đà Nẵng được thụ hưởng chương trình sữa học đường
-
Cách rửa rau để loại bỏ thuốc trừ sâu gây hại
-
Gần 600 người đăng ký hiến mô, tạng cứu người và hiến xác cho khoa học
-
Tạm ngừng hoạt động triển lãm “Sự bí ẩn đặc biệt của cơ thể người”
Bài viết mới:
- Những cây đầu tiên của tỉnh Quảng Trị được công nhận Cây Di sản Việt Nam (19/04/2025)
- Hai cây muỗm gắn với truyền thuyết Miếu thờ Bà Chúa Liễu Hạnh được công nhận là Cây Di sản Việt Nam (17/04/2025)
- Cộng đồng dân cư phía Bắc Thủ đô long trọng tổ chức đón bằng công nhận Cây Di sản Việt Nam (10/04/2025)
- Gần 150 cây cổ thụ được công nhận là Cây Di sản Việt Nam (09/04/2025)
- Cây Găng néo đầu tiên được công nhận Cây di sản Việt Nam (08/04/2025)
- VACNE tiếp tục phát huy phương châm “Môi trường với Cộng đồng” (04/04/2025)
- Sáu cây đầu tiên của tỉnh Kiên Giang được công nhận Cây Di sản Việt Nam (04/04/2025)
- Hoạt động bảo tồn Cây Di sản trở thành phong trào của cộng đồng nhờ sự hưởng ứng của người dân (20/03/2025)
- Hai cụ hoa Đại 1.000 năm tuổi báu vật xã Dân Quyền, huyện Tam Nông, Phú Thọ là Cây Di sản Việt Nam (20/03/2025)
- VACNE tiếp tục đóng góp công tác bảo vệ môi trường Thủ đô Hà Nội (20/03/2025)

Ăn gì để giúp bạn sống lâu hơn và khỏe mạnh hơn?
(Tin Môi Trường) - Chế độ ăn tốt giúp sống lâu và khỏe mạnh là chế độ ăn bao gồm nhiều trái cây, các loại hạt và các loại đậu, rau, ngũ cốc nguyên hạt.

Găng néo – cây di sản cũng dùng làm thuốc
(Tin Môi Trường) - Ngày 6/4/2025 vừa qua, cây Găng néo cổ thụ gần 700 năm tuổi ở thôn Trà Tây, xã Tam Mỹ Đông, huyện Núi Thành, tỉnh Quảng Nam đã được công nhận là Cây Di Sản Việt Nam.

"Kết hợp chết người" nếu dùng Viagra và thứ này cùng lúc
(Tin Môi Trường) - Viagra và một số thuốc trị rối loạn cương dương cùng thành phần có thể gây nguy hiểm khi kết hợp với một loại thuốc dùng trong bệnh động mạch vành.

Vì sao Bệnh viện Chợ Rẫy, Từ Dũ "thoát" bị xử phạt vi phạm môi trường?
(Tin Môi Trường) - Thanh tra Bộ Tài nguyên và Môi trường vừa công khai 2 kết luận thanh tra việc chấp hành pháp luật về bảo vệ môi trường và tài nguyên nước tại Bệnh viện Từ Dũ và Bệnh viện Chợ Rẫy, TPHCM.
.jpg)