Sống khỏe
Cặp sách càng nặng, nguy cơ đau lưng càng cao
(15:11:56 PM 16/03/2012)BBC cho biết các nhà nghiên cứu đã tiến hành khảo sát 1.403 trẻ em ở hai bệnh viện Costa và bệnh viện Son Dureta (Tây Ban Nha). Đây là những học sinh từ 12 đến 17 tuổi học tại 11 trường học ở phía bắc Tây Ban Nha.
Các nhà nghiên cứu khuyến cáo trẻ em không nên mang những đồ nặng hơn 10% trọng lượng cơ thể.
Các tác giả nghiên cứu cho biết trẻ em không nên mang những đồ nặng hơn 10% trọng lượng cơ thể. Trong khi đó, nghiên cứu này phát hiện thấy gần 2/3 trong số này mang cặp sách nặng quá 10% trọng lượng cơ thể các em.
Sau đó, trọng lượng cặp sách của các em học sinh được phân tích trong mối liên quan đến bệnh đau lưng. Các học sinh được chia làm 4 nhóm dựa trên trọng lượng cặp sách của các em.
Theo đó, nguy cơ bị đau lưng ở những học sinh ở nhóm có cặp sách nặng nhất thì lớn hơn 50% so với những học sinh ở nhóm mang cặp sách nhẹ nhất.
Báo cáo trên nhấn mạnh rằng đau lưng là một vấn đề ngày càng lớn ở học sinh nữ và nguy cơ này tăng lên theo độ tuổi.
Các tác giả nghiên cứu cho rằng: "Kết quả thu được nói lên nhiều điều. Nhiều trẻ em đã mang cặp sách nặng quá mức, mức quá tải này thậm chí cũng không thể cho phép với những công nhân đi làm".
Sean McDougal ở Quỹ từ thiện Backcare cho biết: "Trung bình trẻ em ở Anh đang mang những chiếc cặp nặng 15-20% trọng lượng cơ thể các em. Các em cũng thường có thói quen mang cặp sách một bên vai". Sean McDougal khuyên các em chỉ nên mang đến trường những đồ cần thiết và đảm bảo rằng phải đeo cặp sách hay ba lô ở cả hai bên vai.
Bạn cũng có thể quan tâm:
-
Kinh tế tuần hoàn trong quản lý rác thải ở Việt Nam
-
"Có hẹn cùng thanh xuân" - Chuyến tàu ngược thời gian cho người cao tuổi
-
Bệnh viện không tổ chức ngày kỷ niệm Thầy thuốc Việt Nam để chống dịch
-
Ý tưởng độc đáo từ tái chế khẩu trang đã qua sử dụng
-
Hà Lan tiêu diệt hàng nghìn con chồn để phòng lây nhiễm SARS-CoV-2
-
423 trường và nhóm trẻ tại Đà Nẵng được thụ hưởng chương trình sữa học đường
-
Cách rửa rau để loại bỏ thuốc trừ sâu gây hại
-
Gần 600 người đăng ký hiến mô, tạng cứu người và hiến xác cho khoa học
-
Tạm ngừng hoạt động triển lãm “Sự bí ẩn đặc biệt của cơ thể người”
Bài viết mới:
- Những cây đầu tiên của tỉnh Quảng Trị được công nhận Cây Di sản Việt Nam (19/04/2025)
- Hai cây muỗm gắn với truyền thuyết Miếu thờ Bà Chúa Liễu Hạnh được công nhận là Cây Di sản Việt Nam (17/04/2025)
- Cộng đồng dân cư phía Bắc Thủ đô long trọng tổ chức đón bằng công nhận Cây Di sản Việt Nam (10/04/2025)
- Gần 150 cây cổ thụ được công nhận là Cây Di sản Việt Nam (09/04/2025)
- Cây Găng néo đầu tiên được công nhận Cây di sản Việt Nam (08/04/2025)
- VACNE tiếp tục phát huy phương châm “Môi trường với Cộng đồng” (04/04/2025)
- Sáu cây đầu tiên của tỉnh Kiên Giang được công nhận Cây Di sản Việt Nam (04/04/2025)
- Hoạt động bảo tồn Cây Di sản trở thành phong trào của cộng đồng nhờ sự hưởng ứng của người dân (20/03/2025)
- Hai cụ hoa Đại 1.000 năm tuổi báu vật xã Dân Quyền, huyện Tam Nông, Phú Thọ là Cây Di sản Việt Nam (20/03/2025)
- VACNE tiếp tục đóng góp công tác bảo vệ môi trường Thủ đô Hà Nội (20/03/2025)

Ăn gì để giúp bạn sống lâu hơn và khỏe mạnh hơn?
(Tin Môi Trường) - Chế độ ăn tốt giúp sống lâu và khỏe mạnh là chế độ ăn bao gồm nhiều trái cây, các loại hạt và các loại đậu, rau, ngũ cốc nguyên hạt.

Rỏi mật, cây Di sản cũng làm thuốc
(Tin Môi Trường) - Ngày 21/02/2025 vừa qua, Hội đồng Cây Di sản Việt Nam (VACNE) và UBND Tp. Tam Kỳ (Quảng Nam) đã tổ chức lễ công bố quyết định công nhận cây Rỏi mật nằm trong quần thể Địa đạo Kỳ Anh, thôn Thạch Tân, xã Tam Thăng, thành phố Tam Kỳ, tỉnh Quảng Nam là Cây Di Sản (CDS) đầu tiên ở nước ta.

"Kết hợp chết người" nếu dùng Viagra và thứ này cùng lúc
(Tin Môi Trường) - Viagra và một số thuốc trị rối loạn cương dương cùng thành phần có thể gây nguy hiểm khi kết hợp với một loại thuốc dùng trong bệnh động mạch vành.

Vì sao Bệnh viện Chợ Rẫy, Từ Dũ "thoát" bị xử phạt vi phạm môi trường?
(Tin Môi Trường) - Thanh tra Bộ Tài nguyên và Môi trường vừa công khai 2 kết luận thanh tra việc chấp hành pháp luật về bảo vệ môi trường và tài nguyên nước tại Bệnh viện Từ Dũ và Bệnh viện Chợ Rẫy, TPHCM.
.jpg)