Trao đổi - Phản biện » Pháp lý
Long An: Doanh nghiệp nhà nước “ém” 300 sổ đỏ của dân
(18:37:32 PM 16/01/2015)Ông Trần Văn Sơn và căn nhà xây dựng trên miếng đất không giấy tờ.
Mấy năm nay, hơn 300 hộ dân sống tại KDC Long Hậu (xã Long Hậu, huyện Cần Giuộc, tỉnh Long An) liên tục khiếu nại việc IPC giao đất nền cho họ nhưng lại không giao giấy CNQSDĐ. Chính quyền cấp huyện, cấp tỉnh cũng liên tục đôn đốc nhắc nhở, nhưng không có kết quả. Cụ thể, năm 2003, IPC được UBND tỉnh Long An chấp thuận đầu tư dự án KDC Long Hậu diện tích 30ha, mục đích tái định cư cho 304 hộ dân đã giao đất cho KCN Long Hậu (cũng thuộc IPC). Đến nay, đã có 144 căn nhà mọc lên, nhưng giấy tờ không hoàn chỉnh, không có sổ đỏ nên người dân vô cùng khốn khổ. Một lãnh đạo xã Long Hậu (xin giấu tên) bức xúc: “IPC là doanh nghiệp rất giàu, lại thuộc Nhà nước (DN nhà nước) nhưng không hiểu vì lý do gì lại chây ỳ việc giao sổ đỏ cho dân. Giấy đỏ không có, điện thì hạ áp nhưng không hạ thế nên dân phải xài điện “câu đuôi” với giá cao, mỗi tháng bị mất điện 20 - 30 lần; đường sá trong khu tái định cư cũng chưa hoàn chỉnh nên dân kêu ca không ngớt”.
Ông Huỳnh Trung Nghĩa - Phó Chủ tịch UBND huyện Cần Giuộc - cho biết: “Các sở, ngành của tỉnh cùng địa phương đã tổ chức nhiều cuộc họp nhằm đôn đốc IPC thực hiện thủ tục cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất cho người dân, nhưng đến nay IPC không thực hiện. Cục Thuế tỉnh thông báo IPC nợ tiền sử dụng đất khoảng 64 tỉ đồng nhưng IPC không chịu nộp tiền. Hiện HĐND tỉnh Long An đã có đề nghị xem xét xử phạt hành chính đối với IPC do chậm cấp giấy cho người dân”.
Nhiều người dân KDC Long Hậu cho biết, do cất nhà nhưng không có sổ đỏ nên không ai được vay vốn ngân hàng. Nhiều thủ tục khác như xin cấp phép xây dựng cũng hết sức khó khăn. Ông Võ Thanh Tâm - người dân sống trong KDC Long Hậu - nói: “Vợ tôi bị bệnh, tôi muốn thế chấp cái nhà để vay tiền chữa trị cho vợ nhưng đất không có giấy tờ nên ngân hàng không cho vay. Hiện tôi phải vay tiền xã hội đen, trả lãi rất cao. Nhiều lần chúng tôi khiếu nại, nhưng IPC không thèm trả lời”. Ông Trần Văn Sơn - hộ dân bị phạt 20 triệu đồng vì xây dựng không đúng quy định - bức xúc: “Tôi đầu tư gần 2 tỉ đồng để xây nhà, nhưng chẳng khác nào ở “lậu” vì đất không có giấy đỏ. Chúng tôi đã mất đất sản xuất để IPC làm khu công nghiệp, giờ muốn một chỗ an cư cũng không được là chuyện hết sức bất công”.
Bạn cũng có thể quan tâm:
-
Chủ tịch thành phố Cam Ranh thua kiện người san ủi đất thuê
-
Vụ án làm giả báo cáo ĐTM: Cơ quan nào có thẩm quyền phê duyệt?
-
Đắk Lắk chưa báo cáo về các gói thầu liên quan đến Công ty Công Minh
-
Sau gần 8 tháng, Sở Xây dựng vẫn chưa báo cáo kết quả kiểm tra Đồi Cù Đà Lạt
-
Bộ Tài nguyên và Môi trường tiếp tục lên tiếng vụ san lấp vùng đệm vịnh Hạ Long
-
Quốc hội thông qua Luật Tài nguyên nước (sửa đổi): Nâng cao hiệu lực, hiệu quả trong công tác quản lý nhà nước về tài nguyên nước
-
Thái Bình giảm diện tích khu bảo tồn không đúng luật
-
Vì sao Bình Thuận chưa nộp báo cáo tác động môi trường dự án hồ Ka Pét?
-
Bí thư TP.HCM nói về vụ đấu giá đất Thủ Thiêm
Bài viết mới:
- Những cây đầu tiên của tỉnh Quảng Trị được công nhận Cây Di sản Việt Nam (19/04/2025)
- Hai cây muỗm gắn với truyền thuyết Miếu thờ Bà Chúa Liễu Hạnh được công nhận là Cây Di sản Việt Nam (17/04/2025)
- Cộng đồng dân cư phía Bắc Thủ đô long trọng tổ chức đón bằng công nhận Cây Di sản Việt Nam (10/04/2025)
- Gần 150 cây cổ thụ được công nhận là Cây Di sản Việt Nam (09/04/2025)
- Cây Găng néo đầu tiên được công nhận Cây di sản Việt Nam (08/04/2025)
- VACNE tiếp tục phát huy phương châm “Môi trường với Cộng đồng” (04/04/2025)
- Sáu cây đầu tiên của tỉnh Kiên Giang được công nhận Cây Di sản Việt Nam (04/04/2025)
- Hoạt động bảo tồn Cây Di sản trở thành phong trào của cộng đồng nhờ sự hưởng ứng của người dân (20/03/2025)
- Hai cụ hoa Đại 1.000 năm tuổi báu vật xã Dân Quyền, huyện Tam Nông, Phú Thọ là Cây Di sản Việt Nam (20/03/2025)
- VACNE tiếp tục đóng góp công tác bảo vệ môi trường Thủ đô Hà Nội (20/03/2025)
.jpg)
Tâm sự của GS.TSKH Đặng Huy Huỳnh nhân 15 năm Sự kiện Bảo tồn Cây Di sản Việt Nam
(Tin Môi Trường) - Nhân 15 năm Sự kiện Bảo tồn Cây Di sản Việt Nam (18/3/2010 - 18/3/2025), GS.TSKH. Anh hùng đa dạng sinh học ASEAN Đặng Huy Huỳnh, Chủ tịch Hội đồng Cây Di sản Việt Nam viết đôi dòng tâm sự gửi tới các tổ chức, cá nhân trên mọi miền đất nước. Xin đăng tải toàn văn bài viết của Giáo sư

"Bảo vệ môi trường chính là bảo vệ mái nhà chung của toàn nhân loại"
(Tin Môi Trường) - Chiều 15/2, tại Khu di tích lịch sử quốc gia đặc biệt Am Chùa Ngọa Vân, TP Đông Triều (Quảng Ninh) đã diễn ra lễ phát động "Tết trồng cây đời đời nhớ ơn Bác Hồ" và tăng cường công tác bảo vệ môi trường, bảo vệ đa dạng sinh học năm 2025.

Có thể ”để dành” tín chỉ carbon để bán giá cao hơn?
(Tin Môi Trường) - Việt Nam đã thu được 1.250 tỉ đồng từ tín chỉ carbon. Với sự phát triển và yêu cầu hiện nay, tương lai chúng ta có đủ tín chỉ carbon để bù vào thâm hụt?
.jpg)