Trao đổi - Phản biện » Pháp lý
Ca sĩ Mỹ Linh bị phát hiện xây công trình trái phép trên đất rừng
(23:19:28 PM 06/05/2013)Nhiều sai phạm đã được thanh tra Sở Tài nguyên và Môi trường Hà Nội làm rõ như trường hợp xây dựng công trình trên đất rừng của vợ chồng nhạc sĩ Anh Quân và ca sĩ Mỹ Linh (tại xã Minh Phú, Sóc Sơn).
Năm 2001, vợ chồng ca sĩ này nhận chuyển nhượng diện tích 12.691m2 đất của ông Đỗ Xuân Lâm (nguyên công nhân lâm trường Sóc Sơn). Việc chuyển nhượng được UBND xã Minh Phú xác nhận. UBND huyện Sóc Sơn cấp giấy sử dụng đất ở là 600m2 trên tổng 12.691m2 đất rừng phòng hộ.
Theo kiểm tra thực tế của Đoàn Thanh tra, năm 2009, gia đình ca sĩ Mỹ Linh xây dựng 1 ngôi nhà (1 tầng) diện tích khoảng 300m2; 1 nhà thu âm diện tích khoảng 90m2; 1 bể bơi khoảng 60m2; diện tích trồng cỏ khoảng 300m2.
Toàn bộ khu nhà, đất có tường rào bao quanh kiên cố. Gia đình ca sĩ Mỹ Linh cho hay, việc xây dựng các công trình được UBND huyện Sóc Sơn cấp phép nhưng không cung cấp được giấy phép xây dựng các công trình cho Đoàn Thanh tra.
Trước đó, năm 2006, Thanh tra Chính phủ (TTCP) đã có kết luận về việc sai phạm xâm chiếm đất rừng khi xây dựng phủ Thành Chương (tại xã Hiền Ninh, Sóc Sơn). Theo kết luận 754/TTCP ngày 17.4.2006, phủ Thành Chương với diện tích khoảng 3.000 - 8.000m2 có nguồn gốc là đất rừng đặc dụng.
Ông Nguyễn Thành Chương đã xây dựng công trình kiên cố có kiến trúc khác nhau. Trong suốt quá trình xây dựng, chỉ một lần chính quyền xã phạt 10 triệu đồng, sau đó ông Chương tiếp tục xây dựng cho đến nay.
Theo Kết quả Thanh tra của Sở TNMT Hà Nội thì hiện ông Chương đã xây dựng nhiều công trình quy mô và kiên cố, đang hoạt động kinh doanh dịch vụ du lịch, tham quan, ăn uống. UBND xã Hiền Ninh đã nhiều lần báo cáo UBND huyện để có biện pháp xử lý dứt điểm nhưng đến nay, trường hợp này vẫn tiếp tục xây dựng công trình trên đất rừng đặc dụng.
Bạn cũng có thể quan tâm:
-
Chủ tịch thành phố Cam Ranh thua kiện người san ủi đất thuê
-
Vụ án làm giả báo cáo ĐTM: Cơ quan nào có thẩm quyền phê duyệt?
-
Đắk Lắk chưa báo cáo về các gói thầu liên quan đến Công ty Công Minh
-
Sau gần 8 tháng, Sở Xây dựng vẫn chưa báo cáo kết quả kiểm tra Đồi Cù Đà Lạt
-
Bộ Tài nguyên và Môi trường tiếp tục lên tiếng vụ san lấp vùng đệm vịnh Hạ Long
-
Quốc hội thông qua Luật Tài nguyên nước (sửa đổi): Nâng cao hiệu lực, hiệu quả trong công tác quản lý nhà nước về tài nguyên nước
-
Thái Bình giảm diện tích khu bảo tồn không đúng luật
-
Vì sao Bình Thuận chưa nộp báo cáo tác động môi trường dự án hồ Ka Pét?
-
Bí thư TP.HCM nói về vụ đấu giá đất Thủ Thiêm
Bài viết mới:
- Sáu cây đầu tiên của tỉnh Kiên Giang được công nhận Cây Di sản Việt Nam (04/04/2025)
- Hoạt động bảo tồn Cây Di sản trở thành phong trào của cộng đồng nhờ sự hưởng ứng của người dân (20/03/2025)
- Hai cụ hoa Đại 1.000 năm tuổi báu vật xã Dân Quyền, huyện Tam Nông, Phú Thọ là Cây Di sản Việt Nam (20/03/2025)
- VACNE tiếp tục đóng góp công tác bảo vệ môi trường Thủ đô Hà Nội (20/03/2025)
- Thêm 4 cây cổ thụ của Hà Nội được vinh danh Cây Di sản Việt Nam (20/03/2025)
- VACNE cùng cộng đồng sôi nổi chuẩn bị kỷ niệm 15 Năm sự kiện Bảo tồn Cây Di sản Việt Nam (12/03/2025)
- Tâm sự của GS.TSKH Đặng Huy Huỳnh nhân 15 năm Sự kiện Bảo tồn Cây Di sản Việt Nam (12/03/2025)
- Những cây cổ thụ đầu tiên của huyện Sơn Dương, tỉnh Tuyên Quang được vinh danh cây Di sản Việt Nam (25/02/2025)
- Cây cổ thụ kỳ lạ vùng chân núi Tam Đảo được công nhận Cây Di sản Việt Nam (25/02/2025)
- Cây Rỏi mật đầu tiên ở nước ta được công nhận Cây Di sản Việt Nam (25/02/2025)
.jpg)
Tâm sự của GS.TSKH Đặng Huy Huỳnh nhân 15 năm Sự kiện Bảo tồn Cây Di sản Việt Nam
(Tin Môi Trường) - Nhân 15 năm Sự kiện Bảo tồn Cây Di sản Việt Nam (18/3/2010 - 18/3/2025), GS.TSKH. Anh hùng đa dạng sinh học ASEAN Đặng Huy Huỳnh, Chủ tịch Hội đồng Cây Di sản Việt Nam viết đôi dòng tâm sự gửi tới các tổ chức, cá nhân trên mọi miền đất nước. Xin đăng tải toàn văn bài viết của Giáo sư

"Bảo vệ môi trường chính là bảo vệ mái nhà chung của toàn nhân loại"
(Tin Môi Trường) - Chiều 15/2, tại Khu di tích lịch sử quốc gia đặc biệt Am Chùa Ngọa Vân, TP Đông Triều (Quảng Ninh) đã diễn ra lễ phát động "Tết trồng cây đời đời nhớ ơn Bác Hồ" và tăng cường công tác bảo vệ môi trường, bảo vệ đa dạng sinh học năm 2025.

Có thể ”để dành” tín chỉ carbon để bán giá cao hơn?
(Tin Môi Trường) - Việt Nam đã thu được 1.250 tỉ đồng từ tín chỉ carbon. Với sự phát triển và yêu cầu hiện nay, tương lai chúng ta có đủ tín chỉ carbon để bù vào thâm hụt?
.jpg)