Môi trường » Nước
Phú Yên: Nhịn cười vì... nước bẩn
(07:55:26 AM 21/04/2015)Tình cảnh trên xảy ra ở xóm Gò Mía, thôn Cẩm Thạch, xã Hòa Định Tây, huyện Phú Hòa, tỉnh Phú Yên.
Xóm Gò Mía nằm lọt thỏm giữa một bên là dòng sông Ba và một bên là cánh đồng “trời đánh” vì đã có nhiều người bị sét đánh chết. Chỉ cách Quốc lộ 25 chưa đến 1 km nhưng người trong xóm ít khi ra đường. Vào xóm, ít được người dân tiếp chuyện và càng hiếm nhận được những nụ cười rạng rỡ. “Nhiều người trong xóm bị hư răng nên ngại cười” - ông Trần Dư, Trưởng thôn Cẩm Thạch, giải thích.
Hệ thống nước sạch bị bỏ hoang, một đồng hồ nước chưa bị tháo dỡ
Nguyễn M.T, con trai của Bí thư Chi bộ thôn Cẩm Thạch Nguyễn Minh Hoàng, đến tuổi làm quen bạn gái nhưng em nói: “Ngại lắm, chẳng muốn đi chơi ở đâu. Mỗi khi cười sợ bạn trêu chọc”. Ông Nguyễn Minh Thành (43 tuổi) và bà Trương Thị Hai (41 tuổi) có 2 cô con gái đến tuổi cặp kê nhưng đều bị hư răng. Ông bà dành dụm được 6 triệu đồng đưa 2 con đến bác sĩ trám răng nhưng chưa được bao lâu thì bị bong tróc. “Gia đình đang tính mượn ít tiền để 2 con trồng răng giả” - bà Hai nói.
Theo những người dân nơi đây, trẻ em đến tuổi thay răng sữa thì hàm răng bắt đầu hư, ố vàng rồi đen xỉn, lâu ngày bị rụng dần. Bác sĩ Phạm Đình Huấn (chủ phòng mạch Nha Chín ở TP Tuy Hòa), người có nhiều thời gian tìm hiểu về tình trạng răng hư ở xóm Gò Mía, cho rằng nguồn nước ở đây chứa hàm lượng flour vượt ngưỡng cho phép nhiều lần làm ảnh hưởng đến men răng.
Theo ông Nguyễn Phi Hổ, Phó Chủ tịch UBND xã Hòa Định Tây, trước tình trạng người dân xóm Gò Mía bị hư răng do nguồn nước, xã đã đề nghị và được huyện đầu tư hơn 3 tỉ đồng để lắp đặt hệ thống nước sạch dài 7 km từ thị trấn Phú Hòa, huyện Phú Hòa về đây. Công trình do HTX Nông nghiệp Hòa Định Tây vận hành, kinh doanh bằng cách mua nước từ Nhà máy nước Phú Hòa (thuộc Công ty TNHH MTV Cấp thoát nước Phú Yên) rồi bán lại cho các hộ dân. Công trình đưa vào hoạt động từ năm 2009, đến năm 2011 thì tạm dừng do giá bán cao, người dân không sử dụng. Xã vận động mãi nhưng đến nay cũng chỉ có 3 hộ đồng ý sử dụng nước trở lại.
Theo ông Nguyễn Minh Hoàng, khi bắt nước từ hệ thống nước sạch này vào nhà dân, mỗi hộ phải bỏ ra từ 1-4 triệu đồng để mua ống, đồng hồ. “Tuy nhiên hiện nay, hầu hết các hộ dân đều tháo bỏ đồng hồ, đường ống” - ông Hoàng nói.
“Không mua thì đóng đồng hồ...”
Ông Nguyễn Tấn Thuần, Phó Giám đốc Công ty TNHH MTV Cấp thoát nước Phú Yên, cho rằng UBND tỉnh Phú Yên chỉ giao công ty đầu tư, quản lý Nhà máy nước Phú Hòa để cấp nước cho thị trấn Phú Hòa chứ không có xã nào ở đây. Còn hệ thống nước sạch này do UBND huyện Phú Hòa làm chủ đầu tư, xin công ty bán nước qua đồng hồ tổng. “Họ mua thì mình mở nước thu tiền, còn không mua thì mình đóng đồng hồ” - ông Thuần nói.
Bạn cũng có thể quan tâm:
-
Thanh Hóa: Nước sông Mã bất ngờ đổi màu đen kịt
-
Cá chết nổi dày đặc hồ sinh thái Bàu Sen ở Bình Định
-
Vụ gần 200 tấn cá chết: Chuyện gì xảy ra ở hồ Sông Mây?
-
Thành phố Hồ Chí Minh vẫn loay hoay chống ngập
-
Công bố chương trình bảo tồn nguồn nước tại 3 lưu vực sông quan trọng
-
Công trình hồ chứa Sông Cái phát huy vai trò rất lớn trong quản lý tài nguyên nước tại NinhThuận
-
Ngày Nước Thế giới năm 2022 có chủ đề “Nước ngầm - Biến nguồn tài nguyên vô hình thành hữu hình”
-
Cảnh báo từ sông Mê Kông
-
Vĩnh Phúc: Ngang nhiên đổ đất, lấn chiếm hồ ở thành phố Phúc Yên
Bài viết mới:
- Sáu cây đầu tiên của tỉnh Kiên Giang được công nhận Cây Di sản Việt Nam (04/04/2025)
- Hoạt động bảo tồn Cây Di sản trở thành phong trào của cộng đồng nhờ sự hưởng ứng của người dân (20/03/2025)
- Hai cụ hoa Đại 1.000 năm tuổi báu vật xã Dân Quyền, huyện Tam Nông, Phú Thọ là Cây Di sản Việt Nam (20/03/2025)
- VACNE tiếp tục đóng góp công tác bảo vệ môi trường Thủ đô Hà Nội (20/03/2025)
- Thêm 4 cây cổ thụ của Hà Nội được vinh danh Cây Di sản Việt Nam (20/03/2025)
- VACNE cùng cộng đồng sôi nổi chuẩn bị kỷ niệm 15 Năm sự kiện Bảo tồn Cây Di sản Việt Nam (12/03/2025)
- Tâm sự của GS.TSKH Đặng Huy Huỳnh nhân 15 năm Sự kiện Bảo tồn Cây Di sản Việt Nam (12/03/2025)
- Những cây cổ thụ đầu tiên của huyện Sơn Dương, tỉnh Tuyên Quang được vinh danh cây Di sản Việt Nam (25/02/2025)
- Cây cổ thụ kỳ lạ vùng chân núi Tam Đảo được công nhận Cây Di sản Việt Nam (25/02/2025)
- Cây Rỏi mật đầu tiên ở nước ta được công nhận Cây Di sản Việt Nam (25/02/2025)

Đồng Xoài treo thưởng cho người tìm ra thủ phạm phát tán mùi hôi trong không khí
(Tin Môi Trường) - Thành phố Đồng Xoài treo thưởng tiền cho người nào tìm, cung cấp thông tin xác định thủ phạm gây ra mùi hôi thời gian qua.

Ninh Thuận: Phát triển công nghệ tiền xử lý rác thải phù hợp với địa phương Việt Nam
(Tin Môi Trường) - “Phát triển công nghệ tiền xử lý rác thải phù hợp với địa phương Việt Nam” là một hợp phần thuộc "Dự án hỗ trợ thực nghiệm hóa công nghệ xanh tại nước ngoài năm 2024” trong khuôn khổ “Chương trình Giải pháp môi trường dẫn lối tương lai” của Viện Công nghệ Công nghiệp Môi trường Hàn Quốc (KEITI) - Bộ Môi trường Hàn Quốc. Công ty Cổ phần Kỹ thuật Tổng hợp Taesung – Hàn Quốc được KEITI lựa chọn là đơn vị thực hiện.
.jpg)
Việt Nam và Đan Mạch hợp tác thúc đẩy các nỗ lực sử dụng năng lượng tiết kiệm và hiệu quả
(Tin Môi Trường) - Bộ Công Thương Việt Nam mới đây đã ban hành Bộ tài liệu hướng dẫn lập Kế hoạch sử dụng năng lượng tiết kiệm và hiệu quả cho các tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương giai đoạn 2020-2025 (Kế hoạch TKNL cấp tỉnh). Bộ tài liệu hướng dẫn này được soạn thảo với sự hỗ trợ của Chương trình Hợp tác Đối tác Năng lượng Việt Nam – Đan Mạch, sẽ giúp cho toàn bộ 63 tỉnh thành của Việt Nam thống kê việc sử dụng năng lượng và xây dựng kế hoạch hành động của địa phương nhằm triển khai các hoạt động về sử dụng năng lượng tiết kiệm và hiệu quả.

Thêm 8 cây cổ thụ ở ngoại thành Hà Nội lọt vào danh sách Cây Di sản Việt Nam
(Tin Môi Trường) - Dưới sự chủ trì của GS.TSKH Đặng Huy Huỳnh, Hội đồng Cây Di sản Việt Nam vừa họp, xét công nhận thêm 8 cây cổ thụ vùng ven thành phố Hà Nội đủ tiêu chuẩn là Cây Di sản Việt Nam.
.jpg)