Môi trường » Nước
Lào Cai: Lúng túng trong quy hoạch, hơn ba ngàn hộ dân "khát" nước sạch
(07:53:30 AM 17/10/2011)
Ảnh minh họa
Năm 2006, Công ty Kinh doanh nước sạch Lào Cai đã tiến hành khảo sát nguồn nước thuộc bản Liên Hà 3 để chuẩn bị xây dựng bể chứa lớn ở đầu nguồn cung cấp nước sinh hoạt cho người dân khu vực. Tuy nhiên, quá trình triển khai dự án đã gặp phải khó khăn trong giải phóng mặt bằng, cũng như kinh phí xây dựng, do vậy, dự án vẫn chỉ nằm trên giấy. Năm 2010, UBND tỉnh đã giao cho Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn tiến hành khảo sát suối Ngòi Khôi (thuộc bản Liên Hà 2) nhằm xây dựng hệ thống đường ống dẫn nước về các bản. Nhưng, theo như ông Nguyễn Văn Chung, Chủ tịch Hội đồng nhân dân xã Bảo Hà thì dự án trên rất khó khả thi, vì vị trí của nguồn nước quá thấp so với mặt bằng các khu dân cư. Hậu quả là người dân vẫn thiếu nước sinh hoạt và phải sử dụng nước không đảm bảo vệ sinh, trong khi địa phương này đang phấn đấu xây dựng nông thôn mới và vươn lên thị tứ vào năm 2015.
Biết nước ô nhiễm, nhưng vẫn dùng !
Cách bờ sông Hồng chưa đầy 50m, hơn 100 hộ dân thôn Bảo Vinh (gần cổng đền Bảo Hà) nhiều năm nay vẫn sử dụng chung nguồn nước giếng làng mặc dù biết giếng này không đảm bảo vệ sinh do nhiễm gỉ sắt từ công trình kè sông. Sự ô nhiễm này được Sở Tài nguyên và Môi trường xác nhận thông qua việc xét nghiệm mẫu nước. Bằng chứng rõ ràng nhất là trên bề mặt thành giếng hay các ống dẫn nước của người dân luôn phủ kín một lớp gỉ sắt. Sở Tài nguyên và Môi trường đã ra thông báo khuyến cáo người dân không nên sử dụng nguồn nước trên. Thế nhưng, nguồn nước này vẫn được các hộ sử dụng trong sinh hoạt, mặc dù họ vẫn biết là nguồn nước trên bị ô nhiễm, có nguy cơ gây ảnh hưởng đến sức khỏe, nhưng không dùng thì không biết lấy đâu ra nguồn nước sạch để thay thế.
Tình trạng "khát" nước sạch cũng diễn ra tại thôn Bảo Vinh, Liên Hà 1, Liên Hà 2 của xã. Nơi đây có vài trăm hộ sinh sống, nhưng có tới 90% lâm vào tình cảnh thiếu nước sinh hoạt hợp vệ sinh. Các hộ tự đào giếng, nhưng nguồn nước có lượng đá vôi rất lớn, chỉ dám dùng vào việc tắm giặt hoặc phục vụ tưới cây và chăn nuôi. Cực chẳng đã, có hộ khá giả về kinh tế đã tự đầu tư hàng chục triệu đồng để xây dựng bể chứa nước từ các khe trên núi làm đường ống dẫn nước về nhà để dùng. Thế nhưng, ngay cả nguồn nước hiếm hoi này cũng đang có nguy cơ bị ô nhiễm nghiêm trọng, bởi tình trạng sử dụng thuốc bảo vệ thực vật tràn lan của một số hộ dân đang diễn ra ngay đầu nguồn nước. Tất cả quá trình pha chế thuốc bảo vệ thực vật và rửa bình phun được thực hiện ngay tại các đập gần đó. Bên cạnh đó, chất thải từ chăn thả gia súc tại đầu nguồn nước cũng là lí do khiến nhiều người dân không khỏi lo lắng. Thôn Liên Hà 2 còn có khu tập thể giáo viên với gần 30 thầy - cô giáo của Trường THPT số 2 Bảo Yên đang sinh sống. Ngay giữa khu tập thể, các thầy - cô tiến hành đào một giếng lớn, sâu 7 mét, nhưng cũng chỉ để tắm giặt vì lượng đá vôi quá lớn. Thành ra nước ăn hàng ngày, các cô vẫn phải đi mua cách đó gần 1km.
Muốn có nước sinh hoạt phải mua
Gần sông, suối nhưng người dân vẫn phải mua nước để sinh họat nấu ăn. Nguồn nước được cả xã mua là của bản Liên Hà 3, cách trung tâm xã khoảng 1000m. Đây là bản nằm dọc quốc lộ 279 dưới chân núi đá Mã yên Sơn. Theo quan sát, tại đây có hơn 10 mạch nước nhỏ chảy ra từ khe đá ra, được các hộ dân gia công, tạo máng hứng trực tiếp vào những chiếc can, rồi sau đó, dùng xe trâu kéo xuống chợ Bảo Hà bán và một phần lớn đem đến các địa chỉ quen thuộc là các gia đình, nhà hàng v.v... Với giá bán hiện nay dao động từ mức 3 - 4 nghìn đồng/can 20 lít, một ngày một người chỉ cần bán một xe nước chừng 50 can đã có thu nhập 150.000 đồng. Anh Hoàng Minh Chung, bản Liên Hà 3, xã Bảo Hà cho biết: Mỗi ngày, gia đình anh bán được khoảng 40 - 50 can nước, cho thu nhập từ 2 - 5 triệu đồng/tháng.
Tính trung bình, mỗi ngày, bản Liên Hà 3 cung ứng ra thị trường trên dưới 10 nghìn lít nước. Theo anh Chung, không phải hộ dân nào có nhu cầu đều có thể được dùng nguồn nước trên, vì lượng nước chảy ra tại các mạch nước này cũng chỉ đáp ứng một phần nhu cầu của thị trường; đặc biệt là vào mùa khô, nguồn nước mạch càng trở nên khan hiếm, chỉ đủ đáp ứng cho chính các hộ dân tại đây.
Lúng túng quy hoạch cung cấp nước
Trước thực trạng người dân thiếu nước sinh hoạt đảm bảo vệ sinh, nhiều dự án nước sạch được chính quyền xã Bảo Hà phối hợp các cơ quan chức năng tiến hành khảo sát địa điểm, triển khai xây dựng trạm bơm lọc nước. Tuy nhiên đến nay, vì nhiều lí do, nên những dự án đó vẫn chỉ là trên giấy tờ, chưa có tín hiệu khả quan. Năm 2006, Công ty Kinh doanh nước sạch Lào Cai cũng đã tiến hành khảo sát nguồn nước thuộc bản Liên Hà 3, trên cơ sở đó, đơn vị sẽ cho xây dựng bể chứa lớn ở đầu nguồn nhằm cung cấp nước sinh hoạt cho người dân khu vực trung tâm xã Bảo Hà, tuy nhiên quá trình triển khai dự án đã gặp phải khó khăn trong vấn đề giải phóng mặt bằng, cũng như kinh phí xây dựng. Năm 2010, UBND tỉnh đã giao cho Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn tiến hành khảo sát suối Ngòi Khôi (thuộc bản Liên Hà 2) nhằm xây dựng hệ thống đường ống dẫn nước về các bản định cư. Nhưng, theo ông lãnh đạo xã thì dự án trên rất khó khả thi, vì vị trí của nguồn nước lại quá thấp so với mặt bằng sinh sống của dân cư.
Theo lộ trình quy hoạch của tỉnh xây dựng nông thôn mới, xã Bảo Hà sẽ hoàn thành 15 tiêu chí quốc gia và trở thành thị tứ vào năm 2015. Nhưng nếu còn lúng túng trong mục tiêu cấp nước sạch sinh hoạt cho dân thì người dân xã Bảo Hà vẫn thiếu nước sinh hoạt, việc này ảnh hưởng đến tiến độ chung xây dựng nông thôn mới nếu trong thời gian tới, chính quyền huyện, xã và các ngành chức năng chưa có giải pháp hữu hiệu tìm ra giải pháp giải quyết vấn đề nước sinh hoạt cho người dân nơi đây.
Bạn cũng có thể quan tâm:
-
Thanh Hóa: Nước sông Mã bất ngờ đổi màu đen kịt
-
Cá chết nổi dày đặc hồ sinh thái Bàu Sen ở Bình Định
-
Vụ gần 200 tấn cá chết: Chuyện gì xảy ra ở hồ Sông Mây?
-
Thành phố Hồ Chí Minh vẫn loay hoay chống ngập
-
Công bố chương trình bảo tồn nguồn nước tại 3 lưu vực sông quan trọng
-
Công trình hồ chứa Sông Cái phát huy vai trò rất lớn trong quản lý tài nguyên nước tại NinhThuận
-
Ngày Nước Thế giới năm 2022 có chủ đề “Nước ngầm - Biến nguồn tài nguyên vô hình thành hữu hình”
-
Cảnh báo từ sông Mê Kông
-
Vĩnh Phúc: Ngang nhiên đổ đất, lấn chiếm hồ ở thành phố Phúc Yên
Bài viết mới:
- Những cây đầu tiên của tỉnh Quảng Trị được công nhận Cây Di sản Việt Nam (19/04/2025)
- Hai cây muỗm gắn với truyền thuyết Miếu thờ Bà Chúa Liễu Hạnh được công nhận là Cây Di sản Việt Nam (17/04/2025)
- Cộng đồng dân cư phía Bắc Thủ đô long trọng tổ chức đón bằng công nhận Cây Di sản Việt Nam (10/04/2025)
- Gần 150 cây cổ thụ được công nhận là Cây Di sản Việt Nam (09/04/2025)
- Cây Găng néo đầu tiên được công nhận Cây di sản Việt Nam (08/04/2025)
- VACNE tiếp tục phát huy phương châm “Môi trường với Cộng đồng” (04/04/2025)
- Sáu cây đầu tiên của tỉnh Kiên Giang được công nhận Cây Di sản Việt Nam (04/04/2025)
- Hoạt động bảo tồn Cây Di sản trở thành phong trào của cộng đồng nhờ sự hưởng ứng của người dân (20/03/2025)
- Hai cụ hoa Đại 1.000 năm tuổi báu vật xã Dân Quyền, huyện Tam Nông, Phú Thọ là Cây Di sản Việt Nam (20/03/2025)
- VACNE tiếp tục đóng góp công tác bảo vệ môi trường Thủ đô Hà Nội (20/03/2025)

Đồng Xoài treo thưởng cho người tìm ra thủ phạm phát tán mùi hôi trong không khí
(Tin Môi Trường) - Thành phố Đồng Xoài treo thưởng tiền cho người nào tìm, cung cấp thông tin xác định thủ phạm gây ra mùi hôi thời gian qua.

Ninh Thuận: Phát triển công nghệ tiền xử lý rác thải phù hợp với địa phương Việt Nam
(Tin Môi Trường) - “Phát triển công nghệ tiền xử lý rác thải phù hợp với địa phương Việt Nam” là một hợp phần thuộc "Dự án hỗ trợ thực nghiệm hóa công nghệ xanh tại nước ngoài năm 2024” trong khuôn khổ “Chương trình Giải pháp môi trường dẫn lối tương lai” của Viện Công nghệ Công nghiệp Môi trường Hàn Quốc (KEITI) - Bộ Môi trường Hàn Quốc. Công ty Cổ phần Kỹ thuật Tổng hợp Taesung – Hàn Quốc được KEITI lựa chọn là đơn vị thực hiện.
.jpg)
Việt Nam và Đan Mạch hợp tác thúc đẩy các nỗ lực sử dụng năng lượng tiết kiệm và hiệu quả
(Tin Môi Trường) - Bộ Công Thương Việt Nam mới đây đã ban hành Bộ tài liệu hướng dẫn lập Kế hoạch sử dụng năng lượng tiết kiệm và hiệu quả cho các tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương giai đoạn 2020-2025 (Kế hoạch TKNL cấp tỉnh). Bộ tài liệu hướng dẫn này được soạn thảo với sự hỗ trợ của Chương trình Hợp tác Đối tác Năng lượng Việt Nam – Đan Mạch, sẽ giúp cho toàn bộ 63 tỉnh thành của Việt Nam thống kê việc sử dụng năng lượng và xây dựng kế hoạch hành động của địa phương nhằm triển khai các hoạt động về sử dụng năng lượng tiết kiệm và hiệu quả.

Thêm 8 cây cổ thụ ở ngoại thành Hà Nội lọt vào danh sách Cây Di sản Việt Nam
(Tin Môi Trường) - Dưới sự chủ trì của GS.TSKH Đặng Huy Huỳnh, Hội đồng Cây Di sản Việt Nam vừa họp, xét công nhận thêm 8 cây cổ thụ vùng ven thành phố Hà Nội đủ tiêu chuẩn là Cây Di sản Việt Nam.
.jpg)