Tài nguyên - Thiên nhiên » Năng lượng
'Ánh sáng xanh' nơi công cộng từ Biogas
(10:28:08 AM 15/04/2013)Hình ảnh minh họa
Hộ ông Nguyễn Đình Phú chăn nuôi 30 con lợn. Trước đây, chưa xây dựng hầm khí biogas, cơ sở chăn nuôi của ông Phú thường gây ô nhiễm với mùi hôi, chất thải ra môi trường xung quanh. Được sự hỗ trợ, ông Phú đã xây dựng hầm khí biogas nhằm giảm thiểu gây ô nhiễm và có chất đốt. Nhưng với quy mô chăn nuôi lớn, nhiều khi lại thừa khí biogas, nên phải xả thải ra ngoài vừa lãng phí, vừa gây ô nhiễm. Vì vậy, ông Phú đã phối hợp với chính quyền địa phương ứng dụng khí biogas để thắp đèn chiếu sáng tuyến đường trong khu dân cư. Ông Phú cho biết: đèn thắp sáng từ khí biogas cũng sáng tương đương với đèn điện cao áp. Do đó, vừa góp phần sử dụng khí biogas hiệu quả, vừa tiết kiệm điện, đảm bảo giao thông, an ninh trật tự… cho khu dân cư.
Xây dựng mô hình “Ứng dụng khí biogas để thắp sáng nơi công cộng” được phường Thủy Xuân thực hiện thí điểm từ năm 2011 với 9 hộ dân tham gia. Hiện nay, mô hình đã được 25 hộ dân chăn nuôi ở phường Thủy Xuân ứng dụng. Thời gian tới, việc “Ứng dụng khí biogas để thắp sáng nơi công cộng” sẽ được phường Thủy Xuân thực hiện ở 300 hộ chăn nuôi.
Ông Đồng Sĩ Toàn - Chủ tịch UBND phường Thủy Xuân cho biết: ở các thôn, xóm vùng gò đồi của phường không có điều kiện đầu tư đèn điện chiếu sáng. Việc ứng dụng khí biogas để thắp đèn chiếu sáng cho các tuyến đường đã giúp người dân đi lại thuận tiện hơn; an ninh trật tự được đảm bảo; ý thức bảo vệ môi trường và nhất là ý thức tiết kiệm điện năng được nâng cao.
Chi phí để ứng dụng khí biogas thắp sáng nơi công cộng cũng rất thấp so với sử dụng điện. Việc đầu tư cho mỗi bóng đèn, cột đèn, ống dẫn…để thắp sáng nơi công cộng bằng khí biogas chỉ khoảng 500.000 đồng. Đèn chiếu sáng bằng khí biogas cũng sáng tương đương với đèn điện cao áp, nhưng không tiêu hao điện năng. Đèn thắp sáng nơi công cộng bằng khí biogas vận hành cũng rất đơn giản, gồm: đường ống dẫn khí từ hầm khí biogas ra cột đèn; ống dẫn khí lên bóng đèn có van để tắt, mở đèn chiếu sáng; khi thắp sáng đèn chỉ cần mở van và dùng bật lửa nhóm là xong.
Theo ông Đồng Sĩ Toàn, ở vùng nông thôn có nhiều hộ dân chăn nuôi hoặc làng nghề tập trung nên xây dựng hầm khí biogas. Trong khi Nhà nước và địa phương không thể đầu tư thắp sáng nơi công cộng ở các tuyến đường thôn, xóm, mô hình ứng dụng khí biogas thắp sáng nơi công cộng mang lại nhiều lợi ích. Được biết, đã có tổ chức nước ngoài đến phường Thủy Xuân khảo sát để hỗ trợ, nhân rộng mô hình ra các địa bàn vùng ven thành phố.
Bạn cũng có thể quan tâm:
-
Phát hiện thiếu sót tại một số nhà máy điện gió nghìn tỷ ở Cà Mau
-
Tua bin điện gió ảnh hưởng gì đến cây trồng, vật nuôi?
-
Chưa nghiệm thu, hai nhà máy điện gió vẫn được cấp phép vận hành thương mại
-
Chuyển đổi năng lượng sạch, tiến tới mục tiêu phát thải ròng bằng 0
-
Đánh giá tác động của các dự án điện gió
-
Báo cáo Triển vọng Năng lượng Việt Nam đề xuất kịch bản phát triển để Việt Nam đạt mức phát thải ròng bằng không vào năm 2050
-
Phiên họp đầu tiên của Nhóm Công tác kỹ thuật về Thị trường năng lượng trong giai đoạn mới
-
Nhiều nhà đầu tư điện gió lo phá sản
-
Chuyển dịch năng lượng Việt Nam - cơ hội và thách thức
Bài viết mới:
- Sáu cây đầu tiên của tỉnh Kiên Giang được công nhận Cây Di sản Việt Nam (04/04/2025)
- Hoạt động bảo tồn Cây Di sản trở thành phong trào của cộng đồng nhờ sự hưởng ứng của người dân (20/03/2025)
- Hai cụ hoa Đại 1.000 năm tuổi báu vật xã Dân Quyền, huyện Tam Nông, Phú Thọ là Cây Di sản Việt Nam (20/03/2025)
- VACNE tiếp tục đóng góp công tác bảo vệ môi trường Thủ đô Hà Nội (20/03/2025)
- Thêm 4 cây cổ thụ của Hà Nội được vinh danh Cây Di sản Việt Nam (20/03/2025)
- VACNE cùng cộng đồng sôi nổi chuẩn bị kỷ niệm 15 Năm sự kiện Bảo tồn Cây Di sản Việt Nam (12/03/2025)
- Tâm sự của GS.TSKH Đặng Huy Huỳnh nhân 15 năm Sự kiện Bảo tồn Cây Di sản Việt Nam (12/03/2025)
- Những cây cổ thụ đầu tiên của huyện Sơn Dương, tỉnh Tuyên Quang được vinh danh cây Di sản Việt Nam (25/02/2025)
- Cây cổ thụ kỳ lạ vùng chân núi Tam Đảo được công nhận Cây Di sản Việt Nam (25/02/2025)
- Cây Rỏi mật đầu tiên ở nước ta được công nhận Cây Di sản Việt Nam (25/02/2025)

Quảng Nam:Huyện không thống nhất cấp phép thăm dò vàng Phước Sơn
(Tin Môi Trường) - Huyện Phước Sơn cho rằng đề nghị cấp phép thăm dò vàng có hiện trạng rừng tự nhiên chiếm phần lớn diện tích, gây ảnh hưởng hệ động, thực vật, mất rừng, môi trường nên không thống nhất.

Phát hiện loài sinh vật lạ trong Vườn Quốc gia Phong Nha - Kẻ Bàng
(Tin Môi Trường) - Nhóm thám hiểm tại Quảng Bình mới đây đã phát hiện một loài sinh vật lạ trong phân khu bảo vệ nghiêm ngặt của Vườn Quốc gia Phong Nha - Kẻ Bàng.
.jpg)
Sáu cây đầu tiên của tỉnh Kiên Giang được công nhận Cây Di sản Việt Nam
(Tin Môi Trường) - Sáu cây cổ thụ có tuổi đời 250 đến 800 năm tuổi ở Vườn quốc gia Phú Quốc được công nhận là cây di sản Việt Nam ngày hôm nay (28/3). Đây cũng là những cây đầu tiên của tỉnh Kiên Giang được công nhận là Cây Di sản Việt Nam
.jpg)