Trao đổi - Phản biện » Kinh tế
Quảng Bình: Nông dân thoải mái nuôi ba ba
(07:53:54 AM 17/08/2012)
Việc Chủ tịch UBND tỉnh Quảng Bình ra quyết định tịch thu hơn 600 con ba ba, xử phạt Công ty TNHH Tiền Hậu 250 triệu đồng và việc TAND tỉnh này tuyên bác đơn kiện của Công ty TNHH Tiền Hậu vì cho rằng ba ba trơn là động vật rừng đã làm dư luận hết sức chú ý trong thời gian qua.
Thậm chí, theo tìm hiểu của phóng viên NTNN, chính UBND tỉnh Quảng Bình đang khuyến khích nông dân nuôi ba ba trơn và nhiều hộ nông dân đã và đang nuôi loại động vật này mà chẳng thấy cơ quan kiểm lâm nào đến "hỏi thăm" vì nuôi "động vật rừng" cả.
Ảnh minh họa
Trong quyết định phê duyệt Chương trình phát triển thủy sản tỉnh Quảng Bình giai đoạn 2006-2010 do ông Nguyễn Hữu Hoài - Phó Chủ tịch UBND tỉnh ký năm 2006 nêu rõ: “Ba ba là đặc sản cần được chú trọng phát triển, chủ động liên doanh liên kết với các doanh nghiệp trong và ngoài tỉnh để cung cấp con giống và tiêu thụ sản phẩm". Trên thực tế, tiếp xúc với nhiều hộ nông dân đã và đang nuôi ba ba, họ đều khẳng định: "Xưa nay họ vẫn nuôi ba ba mà không thấy cán bộ kiểm lâm nào đến bắt họ đăng ký "nuôi động vật rừng" cả".
Bà Hoàng Thị Thuỷ - Chủ tịch Hội ND thị trấn Nông Trường Lệ Ninh (Lệ Thuỷ) - một trong những nơi có nhiều hộ dân nuôi ba ba, cho biết: Những năm 2000 - 2005, lợi dụng nguồn nước hồ Cẩm Ly, rất nhiều hộ nông dân ở đây đã phát triển mạnh nghề nuôi ba ba. Tuy nhiên, những năm gần đây, do lượng nuôi lớn, thị trường tiêu thụ không có và do bị lũ lụt cuốn trôi nên nghề nuôi ba ba mai một dần. Khi chúng tôi hỏi, ở thị trấn có nhiều hộ nuôi ba ba, thế có cần giấy phép kiểm lâm không, bà Thuỷ nói: " Không cần đâu. Ba ba chứ có phải rùa hay nhím… đâu mà cần giấy phép của kiểm lâm. Từ trước đến nay có thấy ai đến hỏi đâu?".
Bà Nguyễn Thị Xê - một hộ nông dân nuôi ba ba ở xã Sơn Thuỷ (Lệ Thuỷ) cho biết, gia đình bà nuôi ba ba từ 10 năm nay. Trước đây bà được vay vốn từ Quỹ Hỗ trợ nông dân (của Hội ND) để phát triển chăn nuôi và bà đã chọn con ba ba để nuôi. Mỗi năm gia đình bà nuôi từ 600 - 1.000 con ba ba. Từ việc phải mua con giống, hiện nay gia đình bà đã cho ba ba tự sinh sản nên lợi nhuận ngày càng cao. Tuy nuôi ba ba đã nổi tiếng từ 10 năm nay nhưng bà Xê cũng khẳng định chưa từng được kiểm lâm cấp giấy phép hay đến kiểm tra xử phạt gì vì nuôi ba ba cả.
Bạn cũng có thể quan tâm:
-
Có thể ”để dành” tín chỉ carbon để bán giá cao hơn?
-
Tín chỉ carbon trở thành ”tiền tươi thóc thật”
-
Việt Nam đã nhận 1.200 tỉ đồng từ bán tín chỉ carbon rừng
-
World Bank hủy tài trợ ở Nha Trang, nhiều hệ lụy
-
Chuyên gia lên tiếng về việc "xén" đất Vườn quốc gia Tam Đảo làm dự án
-
Công trình hơn 200 phòng khách sạn trong Vườn quốc gia Tam Đảo là rất lớn
-
Việt Nam thu nghìn tỷ đồng từ bán tín chỉ carbon
-
World Bank cảnh báo gì khi hủy tài trợ 10 triệu USD tại dự án ở Khánh Hòa?
-
World Bank hủy tài trợ 10 triệu USD dự án môi trường bền vững tại Nha Trang
Bài viết mới:
- Cộng đồng dân cư phía Bắc Thủ đô long trọng tổ chức đón bằng công nhận Cây Di sản Việt Nam (10/04/2025)
- Gần 150 cây cổ thụ được công nhận là Cây Di sản Việt Nam (09/04/2025)
- Cây Găng néo đầu tiên được công nhận Cây di sản Việt Nam (08/04/2025)
- Sáu cây đầu tiên của tỉnh Kiên Giang được công nhận Cây Di sản Việt Nam (04/04/2025)
- Hoạt động bảo tồn Cây Di sản trở thành phong trào của cộng đồng nhờ sự hưởng ứng của người dân (20/03/2025)
- Hai cụ hoa Đại 1.000 năm tuổi báu vật xã Dân Quyền, huyện Tam Nông, Phú Thọ là Cây Di sản Việt Nam (20/03/2025)
- VACNE tiếp tục đóng góp công tác bảo vệ môi trường Thủ đô Hà Nội (20/03/2025)
- Thêm 4 cây cổ thụ của Hà Nội được vinh danh Cây Di sản Việt Nam (20/03/2025)
- VACNE cùng cộng đồng sôi nổi chuẩn bị kỷ niệm 15 Năm sự kiện Bảo tồn Cây Di sản Việt Nam (12/03/2025)
- Tâm sự của GS.TSKH Đặng Huy Huỳnh nhân 15 năm Sự kiện Bảo tồn Cây Di sản Việt Nam (12/03/2025)
.jpg)
Tâm sự của GS.TSKH Đặng Huy Huỳnh nhân 15 năm Sự kiện Bảo tồn Cây Di sản Việt Nam
(Tin Môi Trường) - Nhân 15 năm Sự kiện Bảo tồn Cây Di sản Việt Nam (18/3/2010 - 18/3/2025), GS.TSKH. Anh hùng đa dạng sinh học ASEAN Đặng Huy Huỳnh, Chủ tịch Hội đồng Cây Di sản Việt Nam viết đôi dòng tâm sự gửi tới các tổ chức, cá nhân trên mọi miền đất nước. Xin đăng tải toàn văn bài viết của Giáo sư

"Bảo vệ môi trường chính là bảo vệ mái nhà chung của toàn nhân loại"
(Tin Môi Trường) - Chiều 15/2, tại Khu di tích lịch sử quốc gia đặc biệt Am Chùa Ngọa Vân, TP Đông Triều (Quảng Ninh) đã diễn ra lễ phát động "Tết trồng cây đời đời nhớ ơn Bác Hồ" và tăng cường công tác bảo vệ môi trường, bảo vệ đa dạng sinh học năm 2025.

Chủ tịch thành phố Cam Ranh thua kiện người san ủi đất thuê
(Tin Môi Trường) - Người được thuê san ủi đất bị Chủ tịch thành phố Cam Ranh (tỉnh Khánh Hòa) ra quyết định xử phạt hành chính. Cho rằng lãnh đạo địa phương sai nên người này khiếu kiện và được tòa tuyên thắng.
.jpg)