Trao đổi - Phản biện » Kinh tế
Ngân sách “tôm hùm”
(10:17:57 AM 17/10/2014)
Công trình nhà hát ba nón lá 220 tỉ đồng vẫn còn đang ngổn ngang - Ảnh: Tiến Long
Chuyện vô số công trình xây rồi bỏ không hoặc sử dụng kém hiệu quả được các cơ quan truyền thông phanh phui gần đây cho thấy sự lãng phí và kém hiệu quả trong đầu tư công ở nước ta. Nguyên nhân là do cơ chế phân bổ ngân sách làm tất cả đều chọn “tôm hùm” như câu chuyện dưới đây.
Câu chuyện được lưu truyền rất phổ biến trong giới học thuật Hoa Kỳ là tất cả sinh viên rủ nhau đi ăn nhà hàng đều chọn tôm hùm - món đắt tiền nhất. Chuyện xảy ra như vậy là do thỏa thuận chia đều chi phí thay vì ai ăn gì trả nấy như truyền thống của người Mỹ.
Nếu trả tiền theo lựa chọn cá nhân thì mỗi người sẽ chọn món phù hợp với sở thích và túi tiền của mình. Có thể phần lớn sẽ chọn bánh pizza với giá 5 USD.
Tuy nhiên, với thỏa thuận chia đều chi phí thì chẳng ai dại gì chọn pizza vì sẽ bị thiệt khi người bên cạnh gọi tôm hùm với giá 20 USD.
Tất cả đều chọn tôm hùm, cho dù có người thấy tôm hùm không ngon bằng pizza hay tiếc đứt ruột vì chi tiêu hoang phí trong khi còn bao nhiêu khoản khác cần phải chi của đời sống sinh viên khó khăn. Với lựa chọn này, phúc lợi chung của toàn xã hội không tối ưu, nguồn lực bị sử dụng lãng phí.
Đây cũng là vấn đề nghiêm trọng trong việc phân chia ngân sách ở Việt Nam. Các nơi được uống “bầu sữa ngân sách” đang thi nhau chọn “tôm hùm” trong bối cảnh bao nhiêu thứ khác đáng phải chi tiêu hơn. Đơn vị nào, địa phương nào cũng chỉ quan tâm đến mình được gì mất gì.
Giữa nhóm dự án mang lại lợi ích cho nhiều người và không một cá nhân hay nhóm người nào có quyền được hưởng lợi quá nhiều từ dự án đó với nhóm dự án mang lại lợi ích rất lớn cho một số ít người nhưng chi phí lại được chia đều cho tất cả người đóng thuế thì thường các dự án nhóm hai được chọn.
Lý do vì số đông “thiểu số” kia không phải là người ra quyết định, mà thực tế chính thiểu số “to lớn” nọ mới có quyền lựa chọn.
Những dự án càng khó xác định hiệu quả nhưng dễ thuyết phục vì những lý do nhạy cảm như: vì người nghèo, bảo tồn văn hóa truyền thống, đền ơn đáp nghĩa... càng được ưa thích.
Đơn giản vì chúng là các công trình chuyên biệt rất khó ước tính chi phí và lợi ích, cũng như không biết tốt xấu khi sử dụng nên tha hồ xà xẻo.
Ở khu vực công, những lời lẽ tốt đẹp như: vì cái chung, vì cộng đồng... thường được nhắc đến. Tuy nhiên, bản chất của con người là vị kỷ, làm việc gì cũng thường tính toán thiệt hơn cho mình trước chứ không phải vì cái chung.
Ngay cả ở những nước có trình độ phát triển cao và văn minh nhất thế giới như một số nước Bắc Âu chẳng hạn, hầu hết công chức đi làm cũng vì bản thân và gia đình họ chứ không phải vì người khác.
Do vậy, các chính sách cần được thiết kế theo nguyên tắc lợi ích chung phải cùng hướng với lợi ích riêng, nếu ngược lại thì phần thua thiệt thường thuộc về số đông.
Với triết lý đó, để việc sử dụng ngân sách mang lại lợi ích cho quảng đại người dân, Nhà nước cần phải có “khế ước” sao cho các nhóm đối tượng được thụ hưởng lợi ích từ dự án có quyền tham gia quá trình đánh giá, ra quyết định, triển khai và giám sát việc thực hiện các dự án đó một cách thực chất, đồng thời hạn chế quyền quyết định quá lớn vào một hoặc một số ít người.
Bạn cũng có thể quan tâm:
-
Có thể ”để dành” tín chỉ carbon để bán giá cao hơn?
-
Tín chỉ carbon trở thành ”tiền tươi thóc thật”
-
Việt Nam đã nhận 1.200 tỉ đồng từ bán tín chỉ carbon rừng
-
World Bank hủy tài trợ ở Nha Trang, nhiều hệ lụy
-
Chuyên gia lên tiếng về việc "xén" đất Vườn quốc gia Tam Đảo làm dự án
-
Công trình hơn 200 phòng khách sạn trong Vườn quốc gia Tam Đảo là rất lớn
-
Việt Nam thu nghìn tỷ đồng từ bán tín chỉ carbon
-
World Bank cảnh báo gì khi hủy tài trợ 10 triệu USD tại dự án ở Khánh Hòa?
-
World Bank hủy tài trợ 10 triệu USD dự án môi trường bền vững tại Nha Trang
Bài viết mới:
- Những cây đầu tiên của tỉnh Quảng Trị được công nhận Cây Di sản Việt Nam (19/04/2025)
- Hai cây muỗm gắn với truyền thuyết Miếu thờ Bà Chúa Liễu Hạnh được công nhận là Cây Di sản Việt Nam (17/04/2025)
- Cộng đồng dân cư phía Bắc Thủ đô long trọng tổ chức đón bằng công nhận Cây Di sản Việt Nam (10/04/2025)
- Gần 150 cây cổ thụ được công nhận là Cây Di sản Việt Nam (09/04/2025)
- Cây Găng néo đầu tiên được công nhận Cây di sản Việt Nam (08/04/2025)
- VACNE tiếp tục phát huy phương châm “Môi trường với Cộng đồng” (04/04/2025)
- Sáu cây đầu tiên của tỉnh Kiên Giang được công nhận Cây Di sản Việt Nam (04/04/2025)
- Hoạt động bảo tồn Cây Di sản trở thành phong trào của cộng đồng nhờ sự hưởng ứng của người dân (20/03/2025)
- Hai cụ hoa Đại 1.000 năm tuổi báu vật xã Dân Quyền, huyện Tam Nông, Phú Thọ là Cây Di sản Việt Nam (20/03/2025)
- VACNE tiếp tục đóng góp công tác bảo vệ môi trường Thủ đô Hà Nội (20/03/2025)
.jpg)
Tâm sự của GS.TSKH Đặng Huy Huỳnh nhân 15 năm Sự kiện Bảo tồn Cây Di sản Việt Nam
(Tin Môi Trường) - Nhân 15 năm Sự kiện Bảo tồn Cây Di sản Việt Nam (18/3/2010 - 18/3/2025), GS.TSKH. Anh hùng đa dạng sinh học ASEAN Đặng Huy Huỳnh, Chủ tịch Hội đồng Cây Di sản Việt Nam viết đôi dòng tâm sự gửi tới các tổ chức, cá nhân trên mọi miền đất nước. Xin đăng tải toàn văn bài viết của Giáo sư

"Bảo vệ môi trường chính là bảo vệ mái nhà chung của toàn nhân loại"
(Tin Môi Trường) - Chiều 15/2, tại Khu di tích lịch sử quốc gia đặc biệt Am Chùa Ngọa Vân, TP Đông Triều (Quảng Ninh) đã diễn ra lễ phát động "Tết trồng cây đời đời nhớ ơn Bác Hồ" và tăng cường công tác bảo vệ môi trường, bảo vệ đa dạng sinh học năm 2025.

Chủ tịch thành phố Cam Ranh thua kiện người san ủi đất thuê
(Tin Môi Trường) - Người được thuê san ủi đất bị Chủ tịch thành phố Cam Ranh (tỉnh Khánh Hòa) ra quyết định xử phạt hành chính. Cho rằng lãnh đạo địa phương sai nên người này khiếu kiện và được tòa tuyên thắng.
.jpg)