Trao đổi - Phản biện » Kinh tế
Lối thoát từ những vụ quất trái mùa
(11:06:13 AM 01/03/2013)Trong tâm sự sâu thẳm của mình, anh Nghiệp cho biết: Sau khi hoàn thành xuất sắc nhiệm vụ bảo vệ Tổ quốc tại một chốt canh giữ tại thôn Bản Chang, xã Quang Trung, huyện Trà Lĩnh, tỉnh Cao Bằng trong những lần tử thủ bảo vệ từng mét đất thiêng liêng trong những trận chiến ác liệt tháng 2/1979, đến tháng 10/1983 anh chuyển công tác về trường ĐH Nông nghiệp 3 Thái Nguyên làm bộ phận hành chính. Nhưng suốt 7 năm ở trường, cuộc sống vô cùng khó khăn, miếng ăn chẳng đủ no, đến năm 1990 anh quyết tâm xin nghỉ theo Quyết định 176 để có cơ hội về nhà làm vườn, nấu rượu, chăn nuôi.
Với mô hình nấu rượu nuôi lợn, chăn gà đẻ trứng đã giúp cho gia đình anh có đủ gạo ăn quanh năm, cắt đứt những tháng ngày ăn đong từng bữa. Sau mấy năm chăm chỉ làm ăn và tích lũy, đầu năm 1997, trong một lần vào quán ăn bát phở, mới phát hiện những quả quất xanh nhỏ như ngón tay được bày đặt trên bàn ăn, anh lân la hỏi chuyện chủ quán, mới phát hiện giá trị của loại quả này, nhất là lúc trái vụ có thể tới vài chục ngàn 1 kg.
Về nhà, anh bắt tay ngay vào chăm bẵm, nghiên cứu luôn gốc quất cảnh đang trồng ngoài vườn, đồng thời bỏ ra 140.000 đồng mua 70 bầu quất giống về trồng, chiết cành để nhân rộng, mỗi năm diện tích quất tăng lên, chỉ sau 3 năm lấp kín 4.000 m2 trồng quất.
Theo anh, ưu điểm của loại quất là ngay từ lúc trồng xuống đã được thu hoạch, cứ tưới nước phân lợn thì quả trĩu cành. Gốc quất càng lâu năm, càng cho nhiều quả. Đặc biệt là rất ít sâu bệnh, nên chẳng mất tiền mua thuốc trừ sâu như lúa và các loại rau. Do quất dễ chăm sóc, anh chỉ dùng máy bơm nước từ ao cá lên tưới hàng ngày, nước phân lợn gánh đổ vào từng gốc, cứ thế quất xum xuê quả. Anh thu hoạch bán cho các lái buôn với giá trung bình 12.000 đ/kg.
Năm nào cũng vậy, vào các tháng 6, 7 anh cất công bứt sạch quả non của nửa vườn, vì thời điểm đó giá quất thường rẻ nhất trong năm (bởi đang mùa chanh) để đến các tháng 8, 9 quất sẽ nở hoa sớm hơn, sau Tết Nguyên đán (quả chanh đang còn nhỏ), quất rất đắt đỏ, gọi là quất trái vụ, chỉ việc hái sắp sẵn vào bao tải, chờ thương lái đến mua, giá thường từ 35.000 - 50.000 đ/kg, tùy theo từng năm. Riêng năm 2012 có lúc lên đến 60.000 đ/kg vẫn không có mà bán.
Thấy trồng quất lấy quả dễ làm, vốn đầu tư ít, phù hợp với tư duy cũng như đồng vốn eo hẹp của người nghèo, người lao động cứ chịu khó chăm bón thì có thu hoạch quanh năm. Khi xác định hiệu quả của nó, anh Nghiệp đã vận động bà con cùng làm, giúp mọi người “lập nghiêp” với nghề trồng quất. Anh sẵn sàng giúp đỡ về cây giống, cho họ chiết cành, phổ biến kỹ thuật thu hái và chăm sóc.
Chính sự tận tụy của anh, đã góp phần tạo lên một nhóm hộ chuyên trồng quất lấy quả, cung cấp cho người tiêu dùng trong thành phố, đem lại thu nhập cao; điển hình là hộ anh Phạm Hồng Thái, Nguyễn Văn Hạ, Nguyễn Văn Phương, Giáp Văn Quỳnh, Giáp Văn Phong, Nguyễn Văn Tý…
Hăng say lao động, nhiệt thành trong công tác hội và giúp nhau xóa đói, giảm nghèo, anh Nghiệp luôn được các cấp hội của phường Tân lập và Hội Nông dân TP Thái Nguyên biểu dương là mô hình kinh tế tiêu biểu, giới thiệu mọi người đến tham quan, học hỏi.
Ý kiến bạn đọc về: Lối thoát từ những vụ quất trái mùa
-
trang (09:34:13 AM 02/03/2013)Lối thoát từ những vụ quất trái mùa
Nhờ kinh qua nhiều công việc,chịu khó tìm hiểu thực tế mà anh Nghiệp đã tìm ra lối thoát từ những vụ quất trái mùa đáng để mọi người học tập.
Bạn cũng có thể quan tâm:
-
Có thể ”để dành” tín chỉ carbon để bán giá cao hơn?
-
Tín chỉ carbon trở thành ”tiền tươi thóc thật”
-
Việt Nam đã nhận 1.200 tỉ đồng từ bán tín chỉ carbon rừng
-
World Bank hủy tài trợ ở Nha Trang, nhiều hệ lụy
-
Chuyên gia lên tiếng về việc "xén" đất Vườn quốc gia Tam Đảo làm dự án
-
Công trình hơn 200 phòng khách sạn trong Vườn quốc gia Tam Đảo là rất lớn
-
Việt Nam thu nghìn tỷ đồng từ bán tín chỉ carbon
-
World Bank cảnh báo gì khi hủy tài trợ 10 triệu USD tại dự án ở Khánh Hòa?
-
World Bank hủy tài trợ 10 triệu USD dự án môi trường bền vững tại Nha Trang
Bài viết mới:
- Những cây đầu tiên của tỉnh Quảng Trị được công nhận Cây Di sản Việt Nam (19/04/2025)
- Hai cây muỗm gắn với truyền thuyết Miếu thờ Bà Chúa Liễu Hạnh được công nhận là Cây Di sản Việt Nam (17/04/2025)
- Cộng đồng dân cư phía Bắc Thủ đô long trọng tổ chức đón bằng công nhận Cây Di sản Việt Nam (10/04/2025)
- Gần 150 cây cổ thụ được công nhận là Cây Di sản Việt Nam (09/04/2025)
- Cây Găng néo đầu tiên được công nhận Cây di sản Việt Nam (08/04/2025)
- VACNE tiếp tục phát huy phương châm “Môi trường với Cộng đồng” (04/04/2025)
- Sáu cây đầu tiên của tỉnh Kiên Giang được công nhận Cây Di sản Việt Nam (04/04/2025)
- Hoạt động bảo tồn Cây Di sản trở thành phong trào của cộng đồng nhờ sự hưởng ứng của người dân (20/03/2025)
- Hai cụ hoa Đại 1.000 năm tuổi báu vật xã Dân Quyền, huyện Tam Nông, Phú Thọ là Cây Di sản Việt Nam (20/03/2025)
- VACNE tiếp tục đóng góp công tác bảo vệ môi trường Thủ đô Hà Nội (20/03/2025)
.jpg)
Tâm sự của GS.TSKH Đặng Huy Huỳnh nhân 15 năm Sự kiện Bảo tồn Cây Di sản Việt Nam
(Tin Môi Trường) - Nhân 15 năm Sự kiện Bảo tồn Cây Di sản Việt Nam (18/3/2010 - 18/3/2025), GS.TSKH. Anh hùng đa dạng sinh học ASEAN Đặng Huy Huỳnh, Chủ tịch Hội đồng Cây Di sản Việt Nam viết đôi dòng tâm sự gửi tới các tổ chức, cá nhân trên mọi miền đất nước. Xin đăng tải toàn văn bài viết của Giáo sư

"Bảo vệ môi trường chính là bảo vệ mái nhà chung của toàn nhân loại"
(Tin Môi Trường) - Chiều 15/2, tại Khu di tích lịch sử quốc gia đặc biệt Am Chùa Ngọa Vân, TP Đông Triều (Quảng Ninh) đã diễn ra lễ phát động "Tết trồng cây đời đời nhớ ơn Bác Hồ" và tăng cường công tác bảo vệ môi trường, bảo vệ đa dạng sinh học năm 2025.

Chủ tịch thành phố Cam Ranh thua kiện người san ủi đất thuê
(Tin Môi Trường) - Người được thuê san ủi đất bị Chủ tịch thành phố Cam Ranh (tỉnh Khánh Hòa) ra quyết định xử phạt hành chính. Cho rằng lãnh đạo địa phương sai nên người này khiếu kiện và được tòa tuyên thắng.
.jpg)