Trao đổi - Phản biện » Kinh tế
Đăk Nông: Phát triển cây cao su tràn lan không theo quy hoạch 
(20:45:19 PM 25/05/2013)
Tỉnh Đăk Nông hiện phát triển trên 29.500 ha cao su, trong đó có gần 7.200 ha đưa vào khai thác mủ, năng suất vườn cây đưa vào kinh doanh đạt trên 1 tấn mủ khô/ha. Các huyện Đăk Rlấp, Krông Nô, Tuy Đức và Cư Jut là những địa phương trồng nhiều cao su với diện tích đạt từ 5.000 đến 9.200 ha cao su. Phát triển cao su ở Đăk Nông dưới các hình thức: chủ sở hữu cao su quốc doanh, doanh nghiệp tư nhân và nông hộ.
Các đơn vị sản xuất quốc doanh trồng cao su trên những đất tương đối bằng hoặc ít dốc, nguồn cây giống được chọn lọc và việc đầu tư chăm bón đầy đủ, chất lượng vườn cây tương đối tốt. Còn các hộ nông dân chỉ trồng cao su trên nương rẫy với quy mô từ vài ha đến trên chục ha. Trong đó, nhiều hộ trồng cây cao su trên vùng đất dốc, đất cát pha tầng canh tác mỏng; có hộ trồng cao su trên cả vùng đất trũng, dễ bị úng nước trong mùa mưa. Phần lớn các hộ nông dân sử dụng cây giống cao su mua trôi nổi trên thị trường không rõ nguồn gốc hoặc tự ươm và ghép cây giống nên chất lượng không bảo đảm. Đối với những vùng đất có tầng canh tác mỏng, trong vài năm đầu cây cao su chăm bón đầy đủ, cây phát triển xanh tốt. Nhưng từ năm thứ 3 trở đi, rễ cây cao su bị xoắn lại hoặc gặp đá bàn, vườn cây kém phát triển, lá vàng và dễ rụng. Một số ít hộ dân, ở các huyện Đăk Song, Krông Nô, Đăk Glong, Cư Jut trồng cao su sau 4-5 năm trên vùng đất không phù hợp, vườn cây kém phát triển, nay phải chặt bỏ để chuyển sang trồng cây hoa màu hoặc trồng rừng nguyên liệu, gây nên sự lãng phí công sức và tiền của.
Hiện nhiều vườn cao su của các hộ nông dân trồng trên vùng đất bazan màu mỡ, lại được chăm bón đầy đủ nên vườn cây phát triển khá tốt. Nhưng do nguồn giống trồng mua trôi nổi trên thị trường, chất lượng không bảo đảm nên đến thời kỳ kinh doanh, cạo mủ cho lượng sản phẩm ít. Điều đáng lo ngại là nhiều vườn cao su đang thời kỳ kiến thiết cơ bản, cây phát triển khá tốt, nhưng vì nguồn giống trước đây đưa vào trồng không rõ nguồn gốc nên khó đánh giá hiệu quả kinh tế về sau. Như vậy, bà con đã đổ ra nhiều công sức, tiền của để phát triển vườn cao su nhưng không thể biết được hiệu quả kinh tế sau khi đưa vào khai thác mủ. Do đó, điều đặt ra đối với ngành nông nghiệp, nhất là với cơ quan khuyến nông là cần kiểm soát chặt chẽ việc phát triển cao su trên các vùng đất tại địa phương; kiểm soát nguồn cung cấp cây giống để hướng cho nông dân và các doanh nghiệp phát triển cây cao su trên vùng đất thích hợp, nhằm bảo đảm phát triển sản xuất bền vững và có hiệu quả kinh tế.
Bạn cũng có thể quan tâm:
-
Có thể ”để dành” tín chỉ carbon để bán giá cao hơn?
-
Tín chỉ carbon trở thành ”tiền tươi thóc thật”
-
Việt Nam đã nhận 1.200 tỉ đồng từ bán tín chỉ carbon rừng
-
World Bank hủy tài trợ ở Nha Trang, nhiều hệ lụy
-
Chuyên gia lên tiếng về việc "xén" đất Vườn quốc gia Tam Đảo làm dự án
-
Công trình hơn 200 phòng khách sạn trong Vườn quốc gia Tam Đảo là rất lớn
-
Việt Nam thu nghìn tỷ đồng từ bán tín chỉ carbon
-
World Bank cảnh báo gì khi hủy tài trợ 10 triệu USD tại dự án ở Khánh Hòa?
-
World Bank hủy tài trợ 10 triệu USD dự án môi trường bền vững tại Nha Trang
Bài viết mới:
- Những cây đầu tiên của tỉnh Quảng Trị được công nhận Cây Di sản Việt Nam (19/04/2025)
- Hai cây muỗm gắn với truyền thuyết Miếu thờ Bà Chúa Liễu Hạnh được công nhận là Cây Di sản Việt Nam (17/04/2025)
- Cộng đồng dân cư phía Bắc Thủ đô long trọng tổ chức đón bằng công nhận Cây Di sản Việt Nam (10/04/2025)
- Gần 150 cây cổ thụ được công nhận là Cây Di sản Việt Nam (09/04/2025)
- Cây Găng néo đầu tiên được công nhận Cây di sản Việt Nam (08/04/2025)
- VACNE tiếp tục phát huy phương châm “Môi trường với Cộng đồng” (04/04/2025)
- Sáu cây đầu tiên của tỉnh Kiên Giang được công nhận Cây Di sản Việt Nam (04/04/2025)
- Hoạt động bảo tồn Cây Di sản trở thành phong trào của cộng đồng nhờ sự hưởng ứng của người dân (20/03/2025)
- Hai cụ hoa Đại 1.000 năm tuổi báu vật xã Dân Quyền, huyện Tam Nông, Phú Thọ là Cây Di sản Việt Nam (20/03/2025)
- VACNE tiếp tục đóng góp công tác bảo vệ môi trường Thủ đô Hà Nội (20/03/2025)
.jpg)
Tâm sự của GS.TSKH Đặng Huy Huỳnh nhân 15 năm Sự kiện Bảo tồn Cây Di sản Việt Nam
(Tin Môi Trường) - Nhân 15 năm Sự kiện Bảo tồn Cây Di sản Việt Nam (18/3/2010 - 18/3/2025), GS.TSKH. Anh hùng đa dạng sinh học ASEAN Đặng Huy Huỳnh, Chủ tịch Hội đồng Cây Di sản Việt Nam viết đôi dòng tâm sự gửi tới các tổ chức, cá nhân trên mọi miền đất nước. Xin đăng tải toàn văn bài viết của Giáo sư

"Bảo vệ môi trường chính là bảo vệ mái nhà chung của toàn nhân loại"
(Tin Môi Trường) - Chiều 15/2, tại Khu di tích lịch sử quốc gia đặc biệt Am Chùa Ngọa Vân, TP Đông Triều (Quảng Ninh) đã diễn ra lễ phát động "Tết trồng cây đời đời nhớ ơn Bác Hồ" và tăng cường công tác bảo vệ môi trường, bảo vệ đa dạng sinh học năm 2025.

Chủ tịch thành phố Cam Ranh thua kiện người san ủi đất thuê
(Tin Môi Trường) - Người được thuê san ủi đất bị Chủ tịch thành phố Cam Ranh (tỉnh Khánh Hòa) ra quyết định xử phạt hành chính. Cho rằng lãnh đạo địa phương sai nên người này khiếu kiện và được tòa tuyên thắng.
.jpg)